Tấm lòng từ miền Nam
Những ngày qua, cả đất nước như cùng hoà chung một nhịp đập yêu thương. Hàng triệu trái tim đồng lòng hướng về miền Bắc, nơi đồng bào đang oằn mình chống chọi với thiên tai, bão lũ.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Những khoảng trống này là gì? Cần những giải pháp gì để ngăn ngừa những vụ tai nạn lao động đáng tiếc có thể xảy ra?
PV VOV Giao thông đối thoại với ông Đinh Mạnh Thắng, chuyên gia cao cấp, Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC), Đại học Bách khoa Hà Nội xung quanh nội dung này:
PV: Tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng về an toàn lao động, ông thấy mức độ quan tâm đến an toàn lao động của chủ doanh nghiệp và người lao động đối với vấn đề an toàn lao động đang ở mức độ như thế nào?
Ông Đinh Mạnh Thắng: Đối với doanh nghiệp lớn có yếu tố đầu tư nước ngoài (như Nhật Bản, Hàn Quốc) họ rất quan tâm vấn đề an toàn lao động cũng như phòng tránh để đảm bảo tránh xảy ra tai nạn trong quá trình sản xuất.
Nhưng các doanh nghiệp VN, đặc biệt doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ hầu như chủ doanh nghiệp thường chỉ quan tâm vấn đề lợi nhuận. Họ không quan tâm hoặc rất ít quan tâm đến vấn đề an toàn lao động, rồi bảo dưỡng công nghiệp, trang thiết bị của họ đều rất kém, máy móc kém hoặc quá cũ, dễ dàng sinh ra cháy nổ hoặc mất an toàn.
Đặc biệt gần đây nhất là vụ nổ lò hơi, tôi nghĩ lò hơi nổ, nó rất cũ rồi sử dụng phá cặn hóa chất nhiều lần, dần dần nó mỏng, trong khi đó van an toàn chắc là bị hỏng /hoặc bị kẹt (do không kiểm tra /bảo dưỡng) nên khi lò hơi bị sự cố áp suất quá cao thì nó không nổ van an toàn, mà nổ thiết bị.
PV: Trong vụ tai nạn lao động xảy ra gần nhất chúng ta đã có khá nhiều quy chuẩn an toàn về điện, tuy nhiên các vụ tai nạn lao động về điện vẫn xảy ra liên tiếp. Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
Ông Đinh Mạnh Thắng: Quy định của nhà nước thì có, đầy đủ hết, an toàn về điện, an toàn cơ, an toàn nhiệt... nhưng trong doanh nghiệp người ta bỏ lơ yếu tố an toàn này. Trong vấn đề cụ thể vừa rồi, thực ra công nhân làm việc họ chủ quan, lẽ ra làm việc phải cô lập điện, phải cắt điện.
Tuy nhiên ở đây có vấn đề là họ có ý định cắt điện, nhưng họ không dập được cầu dao do bị dính kẹt nên không cắt đươc điện, lại kèm một anh chủ quan, thay vì cắt cầu dao, anh lại lấy một cái gì đó chọc vào mạng lưới làm thông mạch và máy bị khởi động ngoài ý muốn.
PV: Vậy theo ông, để đảm bảo an toàn lao động, theo ông cần chú trọng vào lĩnh vực nào?
Ông Đinh Mạnh Thắng: Cái này phải có nhiều cơ quan khác nhau.
Đầu tiên cần phải tăng cường công tác quản lý nhà nước, thông qua việc tuyên truyền giáo dục, rồi thanh kiểm tra, đặc biệt là phải phạt rất nặng nếu phát hiện những doanh nghiệp có nguy cơ mất an toàn lao động.
Đối với doanh nghiệp thì ban lãnh đạo doanh nghiệp đầu tiên phải có nhận thức về an toàn lao động và đó là một trong những cái giảm thiểu chi phí của công ty, vì một khi xảy ra mất an toàn thì chi phí rất lớn, không những về con người, sức khỏe, về chi phí dừng sản xuất...
Đồng thời lãnh đạo doanh nghiệp cần phải có những quy định về an toàn lao động và phải có giám sát, kiểm tra, phân công những người chịu trách nhiệm kiểm tra thường ngày về an toàn lao động.
Phải tạo ra môi trường lao động phù hợp, ví dụ có đầy đủ hướng dẫn sử dụng máy và biển cảnh báo nguy hiểm, ánh sáng đầy đủ, rồi phải có chế độ bảo dưỡng máy móc, thiết bị, phải có che chắn các bộ phận chuyển động, bọc bảo ôn các bề mặt nóng....
Đặc biệt chủ doanh nghiệp phải có chiến lược đầu tư trang thiết bị, vừa tiêu thụ ít tài nguyên, tạo năng suất cao, vừa an toàn, đồng thời phải thường xuyên đào tạo công nhân về kỹ năng nghề nghiệp cũng như an toàn lao động. Rồi điện cũng phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng để tránh chuyện lâu ngày quá hệ thống điện bị rò rỉ, quá tải, mô-ve gây ra cháy nổ.
Người lao động thì cái đầu tiên anh phải được đào tạo về kỹ năng, anh có kỹ năng tốt sẽ hiểu được những nguy cơ có thể xảy ra đối với môi trường lao động của mình. Họ cần phải được nâng cao nhận thức rằng một khi mất an toàn lao động xảy ra thì họ là người đầu tiên gánh hậu quả, cho nên tính tự giác của họ phải rất cao.
Chứ người lao động của mình chủ quan lắm, đặc biệt làm việc với môi trường điện, rồi nhiệt, toàn tay không, không có găng tay, không có kính bảo hiểm hoặc không có mặt nạ phòng độc nều trong trường hợp làm việc trong môi trường mạ điện, hóa chất.
Tôi đi thực tế tại doanh nghiệp gặp không ít những trường hợp khu vực gas luôn luôn có nguy cơ cháy nổ rất cao, nhưng đối tác, người vận chuyển, dọn rác ngồi hút thuốc thản nhiên gần đó. Tôi nhìn hoảng hồn luôn!
PV: Xin cảm ơn ông.
Những ngày qua, cả đất nước như cùng hoà chung một nhịp đập yêu thương. Hàng triệu trái tim đồng lòng hướng về miền Bắc, nơi đồng bào đang oằn mình chống chọi với thiên tai, bão lũ.
Sau cơn bão số 3, nhu cầu thi công mái tôn tăng cao, nhiều đơn vị sửa chữa và lắp đặt mái tôn đã có những khuyến mại, giảm giá nhằm phần nào hỗ trợ người dân khắc phục những hậu quả nặng nề do bão số 3 gây ra.
Khi tôi đang loay hoay với đống máy ảnh giữa cơn mưa tầm tã trên đầu và dưới chân nước ngập đến ngang đùi, bỗng thấy một bóng người lờ mờ phía xa ngoắc tay lia lịa, ban đầu cứ tưởng gọi ai, quay tứ phía thì chỉ có mình, nên đoán người ta gọi mình.
Hiện nay trên tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai vẫn còn 20 điểm ngập sâu, trên 45 điểm sạt lở nền đường và nhiều vị trí cây xanh, cột tín hiệu, cột điện đổ vào đường sắt, khiến cho tuyến đường sắt này hoàn toàn tê liệt.
Những ngày qua mưa lớn sau bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, đặc biệt trên tuyến QL70 đoạn đi qua địa bàn tỉnh Lào Cai hiện có hơn 20 điểm sạt lở, gây ùn ắc, ngập lụt và đứt gãy giao thông.
Năm nào cũng vậy, Trung thu tới mang theo bầu không khí nhộn nhịp khắp phố phường Hà Nội, con phố Hàng Mã rực rỡ và lung linh từ rất sớm.
Nhiều năm qua, trường khuyết tật tình thương Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang giống như một ngôi nhà thứ hai của các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn và kém may mắn trong cuộc sống.