Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Hè tới, chỉ mong ngành điện vận hành “xuôi chèo mát mái”

Xuân Tú: Thứ năm 09/05/2024, 06:11 (GMT+7)

Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm lớn của cả xã hội khi mùa hè tới đó chính là công tác cung ứng điện, đặc biệt trong bối cảnh mùa hè ngày càng nóng hơn qua từng năm.

UBND TP.Hà Nội mới đây cũng đã yêu cầu Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội bằng mọi biện pháp phải đảm bảo cấp điện cho Thủ đô trong cao điểm 2024 và các năm tiếp theo.

Trao đổi cùng PV VOV Giao thông, ông Phạm Duy Huấn, Trưởng ban Kỹ thuật, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội đã có những chia sẻ về vấn đề này.

Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Công thương

Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Công thương

PV: Xin ông chia sẻ về kế hoạch của EVN Hà Nội trong công tác đảm bảo cung ứng điện ổn định mùa hè 2024?

Ông Phạm Duy Huấn: Nhiệm vụ về việc đảm bảo cung ứng điện ổn định cho thành phố Hà Nội là nhiệm vụ rất quan trọng đối với Tổng công ty Điện lực TP.Hà Nội. Hàng năm, Tổng công ty cũng luôn xây dựng kế hoạch để cung ứng điện cho những năm sau và năm sau nữa.

Về kế hoạch của năm 2024, chúng tôi cũng đã triển khai từ tháng 8 của năm 2023 và đến nay cơ bản các công việc đã hoàn tất, chuẩn bị cho việc cung cấp điện của năm 2024. Trong phương án, kịch bản chúng tôi đưa ra thì chúng tôi đã rà soát lại toàn bộ từ lưới điện 110, lưới điện trung áp đến lưới điện hạ thế và đến nay, tất cả các khiếm khuyết của lưới điện cũng đã được khắc phục để phục vụ cho việc cấp điện hè 2024.

Ngoài ra, EVN Hà Nội cũng đã trình thành phố Hà Nội kịch bản cung ứng điện của năm 2024 và đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và hiện nay chúng tôi hoàn thiện tất cả công việc để chuẩn bị cho việc cấp điện.

PV: EVN Hà Nội có những giải pháp nào để giảm thiểu rủi ro mất điện, thưa ông?

Ông Phạm Duy Huấn: Năm 2024 được dự báo là một trong những năm khó khăn trong việc cấp điện thì năm nay ngành điện tập trung vào 4 giải pháp chính. Giải pháp thứ nhất là chúng ta tập trung vào việc tiết kiệm điện. Giải pháp thứ hai là giải pháp mà tập đoàn điện lực Việt Nam đang chỉ đạo là tập trung dịch chuyển phụ tải, có nghĩa là dịch chuyển công suất đỉnh trong ngày để đảm bảo hệ thống điện có đồ thị phụ tải băng thẳng, đảm bảo an toàn trong việc cung cấp điện.

Giải pháp thứ ba là chúng tôi dùng giải pháp là DR phi thương mại và giải pháp cuối cùng là giải pháp huy động nguồn lực điện tại chỗ,  tức là chúng tôi huy động sẵn có của khách hàng phục vụ cấp hỗ trợ hệ thống điện của khách hàng trong trường hợp thiếu nguồn.

PV: EVN Hà Nội áp dụng công nghệ hoặc cải tiến quy trình vận hành như thế nào để tối ưu hóa việc cung ứng điện và khắc phục hiệu quả sự cố, thưa ông?

Ông Phạm Duy Huấn: Hiện nay EVN Hà Nội áp dụng rất nhiều giải pháp để tối ưu hóa công tác vận hành. Chúng tôi áp dụng một loạt kết quả của chuyển đổi số trong công tác vận hành, tiết kiệm được nhân công vận hành và nâng cao hiệu quả của công tác vận hành, đặc biệt là trong công tác tự động hóa lưới điện.

EVN Hà Nội cũng đã xây dựng đề án tự động hóa lưu điện và chúng tôi đã triển khai được ba năm nay. Hiện nay thì đối với lưới điện 110 đều là các trạm không có người trực, hoàn toàn là thao tác từ xa.

Ngoài ra, lưới điện trung áp thì đến thời điểm hiện nay chúng tôi có khoảng 1300 điểm thao tác từ xa phục vụ hỗ trợ rất tốt cho công tác điều hành, vận hành lưới điện. Trước đây để thao tác một cái cầu dao có thể là người công nhân đi thao tác phải di chuyển từ 10 - 20 km, có mất rất nhiều thời gian.

Tuy nhiên thì bây giờ việc ứng dụng thao tác xa, đóng mở cái cầu dao đấy là hoàn toàn ngồi tại Trung tâm điều độ của lưới điện thành phố Hà Nội, thao tác được những cầu dao ở các huyện xa, ví dụ như Ba Vì, Mỹ Đức, Chương Mỹ. Ngày xưa khách hàng sẽ bị mất điện trong lúc mà cán bộ di chuyển, nhưng đến bây giờ thì chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được điểm đấy.

PV: Xin cảm ơn ông

Xuân Tú/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Nhiều tài xế mong muốn được cung cấp thông tin về tình trạng giao thông trên cao tốc thông qua các bảng thông tin điện tử không chỉ để quyết định có tham gia giao thông trên cao tốc hay không mà còn đảm bảo sự chủ động của người lái xe khi tham gia giao thông trên cao tốc.

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Theo Bộ GTVT, đến nay cả nước đã đưa vào khai thác khoảng 1.892km đường bộ cao tốc, đang xây dựng 1.802km, đang chuẩn bị đầu tư khoảng 805km, đang nghiên cứu đầu tư khoảng 729km.

Mỹ tăng 100% thuế đối với xe điện của Trung Quốc

Mỹ tăng 100% thuế đối với xe điện của Trung Quốc

Mỹ công bố gói tăng thuế mạnh đối với loạt hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc, trong đó thuế quan với xe điện tăng lên 100%.

Trừ điểm bằng lái: Cách thức phục hồi điểm liệu có đánh đố?

Trừ điểm bằng lái: Cách thức phục hồi điểm liệu có đánh đố?

Sau nhiều lần xin ý kiến và điều chỉnh, Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ gồm 09 chương, 89 điều dự kiến trình quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 diễn ra trong hai tháng 5 và 6/2024.

Nâng công suất Nhà ga quốc tế sân bay Nội Bài lên 15 triệu hành khách/năm

Nâng công suất Nhà ga quốc tế sân bay Nội Bài lên 15 triệu hành khách/năm

Đây là mục tiêu mà Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam hướng đến sau khi hoàn thành Gói thầu số 12 "Thi công xây dựng và cung cấp, lắp đặt thiết bị công trình mở rộng nhà ga hành khách T2 – Cảng HKQT Nội Bài.

ATGT trên cao tốc: Mối liên hệ giữa tâm lý lái xe và hạ tầng kỹ thuật

ATGT trên cao tốc: Mối liên hệ giữa tâm lý lái xe và hạ tầng kỹ thuật

Sự phát triển nhanh chóng của đường cao tốc đã dẫn đến số lượng tên địa điểm phải hiển thị trên biển chỉ dẫn đường bộ ngày càng tăng.