Quy chế đào tạo tiến sỹ mới: Điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng theo quy chế mới, chuẩn đầu ra về chuyên môn và ngoại ngữ, tính hội nhập quốc tế lại thấp hơn.

Ảnh nh họa: GDTĐ

Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 18/2021 về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ thay thế Thông tư 08/2017. Quy chế mới được cho là có nhiều điểm tiến bộ, quy định chi tiết hơn một số điểm so với quy chế cũ năm 2017 như chấp nhận công bố khoa học trong nước, được thay thế công bố khoa học bằng sáng chế, giải thưởng quốc gia...

Liên quan đến vấn đề này, PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với TS. Nghiêm Xuân Huy - Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

PV: Ông đánh giá như thế nào về quy chế mới trong Thông tư 18/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sỹ vừa được ban hành?

Tiến sĩ Nghiêm Xuân Huy: Đây là quy chế áp dụng trong cả hệ thống giáo dục của Việt Nam, cho nên, phải có tính mở, vừa để đảm bảo được yếu tố chất lượng cơ bản nhưng cũng tạo ra một cái khung cho các trường đại học có thể tự chủ cao hơn về mặt chất lượng giáo dục.

Các tổ chức giáo dục có thể là chủ động trong việc đặt ra định mức hoặc là các tiêu chuẩn về chất lượng đối với hoạt động đào tạo của mình.

Tôi cho rằng, trong bối cảnh tự chủ này, sự cạnh tranh sẽ xuất hiện và sự cạnh tranh có thể giành được lợi thế nhiều nhất khi chúng ta khẳng định được chất lượng.

Như vậy, các trường đại học để mà phát triển trong bối cảnh tự chủ như vậy thì phải quan tâm đến chất lượng và thông tư này cho phép các trường được phép có sự chủ động trong việc thiết lập các quy chuẩn chất lượng và để tạo lập được đẳng cấp, tạo lập được vị thế và uy tín của mình trong hệ thống giáo dục nói chung.

PV: Chỉ còn gần 1 tháng nữa là Thông tư 18/2021 có hiệu lực, vậy theo ông, các cơ sở đào tạo cần phải lưu ý những vấn đề gì để đảm bảo được chất lượng, tránh tình trạng tuyển sinh, đào tạo tiến sỹ tràn lan?

Tiến sĩ Nghiêm Xuân Huy: Trước hết thì cần phải có một cơ chế đảm bảo về giám sát các quy trình dạy và học, các quy trình về kiểm tra, đánh giá người học.

Nếu như đảm bảo tính khách quan, trung thực và đáp ứng được tiêu chí về mặt chất lượng của cơ sở giáo dục hoặc là một chương trình đào tạo thì nó cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo được chất lượng.

Đồng thời, cũng phải giám sát vai trò, trách nhiệm của người hướng dẫn, cũng như người học. Đây mới là 2 tác nhân chính để quyết định kết quả của quá trình đào tạo. 

Điểm thứ hai, cần phải có những cái giải pháp để đảm bảo chất lượng hệ thống tạp chí khoa học trong nước, nhất là các quy trình liên quan đến phản biện, biên tập, xuất bản bài báo. Các cơ quan quản lý nhà nước cũng có thể tính tới việc thúc đẩy các tạp chí này xuất bản trực tuyến để mọi nhà khoa học đều có thể tiếp cận được.

Như vậy, chúng ta sẽ tranh thủ được sự phản biện của cộng đồng học thuật và đồng thời đảm bảo sự công khai, nh bạch trong các bài viết và cũng dễ trong việc giám sát chất lượng. 

Giải pháp tiếp theo là vấn đề liên quan tới việc tuyển dụng, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các nhân sự khoa học của các trường đại học, các tổ chức.

Nếu như chúng ta đánh giá thực chất họ, đánh giá đúng năng lực, đánh giá đúng hiệu quả thì rõ ràng là cái động cơ học tập nó sẽ khác và người ta sẽ không đặt các yếu tố mang nặng tính chất chỉ báo hay bằng cấp nữa mà sẽ là chủ động dạy thật, học thật và làm thật.

Ngoài ra, còn có những giải pháp có thể cụ thể hơn nữa, chẳng hạn như là các yêu cầu đối với công bố quốc tế hay là về năng lực ngoại ngữ thì nên tính đến những cái yếu tố đặc thù của lĩnh vực.

Đối với những lĩnh vực như công nghệ, khoa học tự nhiên, kỹ thuật thì có thể là có những yêu cầu cao hơn hoặc trực diện hơn…

PV: Xin cảm ơn ông!