Phương hướng giải quyết xung đột BOT giao thông

VOVGT- Làm thế nào để đảm bảo các dự án BOT phát huy được hiệu quả trong việc huy động nguồn lực xã hội và đảm bảo lợi ích của Nhà nước- chủ đầu tư- người dân?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Nhiều người dân qua BOT Cai Lậy đã trả phí bằng tiền lẻ (Ảnh: Báo Thanh niên)

Trước những bất cập trong triển khai các dự án BOT giao thông thời gian vừa qua, Chính phủ đã có chỉ đạo Bộ giao thông vận tải rà soát tổng thể các trạm BOT, đánh giá tình hình thực hiện, những bất cập vướng mắc nảy sinh và đề xuất hướng giải quyết.

Theo báo cáo của Vụ đối tác công tư, Bộ GTVT, tính đến tháng 12 năm 2017, Bộ GTVT đã rà soát, điều chỉnh vị trí 4 trạm thu giá để đảm bảo khoảng cách theo quy định; ễn giảm giá cho các phương tiện khu vực trạm thu giá tại 30 trạm, đang xem xét giảm giá cho 12 trạm.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng đã phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng chính phủ chấp thuận phương án giảm giá đối với một số loại xe; đồng thời đàm phán với các nhà đầu tư giảm phí của 35 dự án.

Trong khi đó, để hạn chế tình trạng lộn xộn tại các trạm thu phí, Tổng Cục đường bộ đã yêu cầu lắp đặt biển báo phân làn đường, biển báo cấm dừng, cấm đỗ xe tại các trạm thu phí và xử lý lái xe vi phạm biển báo giao thông cấm dừng đậu quá 5 phút được lắp đặt tại trạm BOT…

Tuy nhiên theo các chuyên gia, về lâu dài, để phát huy những mặt tích cực của các dự án BOT đối với hạ tầng giao thông thì cẩn phải giải quyết những nguyên nhân gốc rễ gây ra những bất cập trong thời gian vừa qua. Đặc biệt là tuyệt đối tuân thủ chỉ đạo của Ủy ban thường vụ quốc hội, Bô GTVT là không làm BOT trên những con đường độc đạo, những con đường không có người sử dụng.

Việc lựa chọn địa điểm, vị trí đầu tư xây dựng các dự án BOT cần phải được tính toán cẩn trọng để tránh xảy ra xung đột

Ông Phạm Thế Minh- Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký, Tổng hội xây dựng Việt Nam cho biết, việc bố trí các trạm thu giá sai, mức thu phí cao thời gian vừa qua đã khiến cho năng suất vận tải thấp, chi phí vận tải tăng. Thống kê của các nhà logistic cho thấy, hiện nay chi phí lưu thông tăng từ 22 lên 23% trong giá thành sản phẩm, do vậy làm mất sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với hàng hóa của các quốc gia khác. Bởi vậy, việc lựa chọn địa điểm, vị trí đầu tư xây dựng các dự án BOT cần phải được tính toán cẩn trọng.

Ông Minh nói: "Theo tôi không bao giờ được chồng lên đường cũ để làm BOT, mà phải mở tuyến mới, tuyến tránh nhưng chọn tuyến ngắn hơn với mức giá hợp lý hơn thì người ta sẽ đi. Bây giờ không đủ tiền sửa chữa thì đưa ra quốc hội xin Bộ GTVT và quốc hội nâng thu phí đường bộ để mà duy tu, bảo trì đoạn đường của Nhà nước, chứ không có nghĩa là đem đường đó rồi phủ lên, duy tu theo kiểu BOT."

 

Ngoài ra, kết luận của Thanh tra Chính phủ cho thấy, hơn 70 dự án BOT, BT trong lĩnh vực giao thông đường bộ thời gian qua đều không thực hiện hình thức đấu thầu. Trong khi đó, năng lực nhà thầu được lựa chọn còn rất hạn chế, không đảm bảo năng lực về vốn, công nghệ, kinh nghiệm nghề nghiệp… dẫn đến những sai phạm trong thời gian vừa qua. Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia cho rằng cần quy định tiêu chuẩn nhà đầu tư tham gia từng loại dự án. Trong Hội đồng đấu thầu cần mời những chuyên gia có năng lực chuyên môn và công tâm để lựa chọn đúng nhà đầu tư.

>>> Đẩy nhanh thu phí đường bộ điện tử tự động không dừng

TS Phan Lê Bình- Giảng viên trường Đại học Việt Nhật cho biết: "BOT cũng nên hiểu là đầu tư công cho nên quá trình lựa chọn nhà đầu tư cần được thực hiện công khai nh bạch và công khai các điều kiện để lựa chọn các nhà đầu tư và từ đó tổ chức đấu thầu các dự án BOT mà nhiều nước khác đã làm."

 

Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, nh bạch cần thực hiện trong tất cả các khâu từ đề xuất, thẩm định, phê duyệt nội dung đầu tư, tổng mức đầu tư cho đến quá trình lựa chọn nhà thầu. Đặc biệt, xây dựng cơ chế gián sát đối với các dự án BOT hạ tầng giao thông là điều kiện tiên quyết.

Ông Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh: "Thực hiện giám sát ngay từ đầu tất cả các quá trình, các khâu nối của chuỗi hoạt động quản lý ngay từ đầu kể cả có sự tham gia của Bộ Tài chính, Kiểm toán các cơ quan hữu quan. Thực hiện rà soát kiểm toán, thật đúng, tránh hiện tượng nâng khống đầu tư thu lợi bất chính và đảm bảo đánh giá tác động của các đối tượng có liên quan trên dự án để từ đó tạo ra 1 sự đồng thuận cho xã hội."

 

Ông Phạm Thế Minh cho biết thêm, cần hình thành cơ chế giám sát độc lập của các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức xã hội và đại diện cộng đồng dân cư đối với các dự án đầu tư công nói chung và BOT nói riêng. Công tác thanh tra, giám sát cần được thực hiện ở các khâu từ thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư, đén quá trình triển khai xây dựng và đưa vào khai thác vận hành. Những thông tin giám sát cần được các cơ quan, tổ chức nghề nghiệp nắm bắt để chấn chỉnh, xử lí vi phạm, tránh hiện tượng giám sát theo hình thức.

Khuyến khích các nguồn lực xã hội tham gia vào các dự án hạ tầng giao thông là một chủ trương đúng đắn nhằm khuyến khích phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, để đảm bảo nguyên tắc đầu tư công, toàn bộ quá trình kêu gọi, thiết kế, xây dựng dự án và lựa chọn nhà đầu tư cần phải được công khai nh bạch và có sự giám sát của các hiệp hội, tổ chức độc lập. Chỉ khi đảm bảo được các quy tắc trên thì những xung đột xung quanh trạm thu phí mới được giải quyết triệt để. Các biện pháp tạm thời sẽ không thể đảm bảo xung đột tiếp diễn với những cách thức khác nhau.

>>> Thu phí tự động không dừng: Góp phần giảm ùn tắc giao thông