Nở rộ chung cư mini trái phép: Người dân liệu có chạm tới giấc mơ an cư

Có một thực tế, dù đa số các dự án chung cư mini đều được xây dựng và mua bán trái phép; nhưng vẫn thu hút một lượng lớn khách hàng có nhu cầu. Điều này cho thấy, giữa chính sách và nhu cầu của người dân lâu nay vẫn tồn tại nhiều khoảng cách nhất định.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Thời gian qua, trên địa bàn TP.HCM, Hà Nội và một số địa phương lân cận xuất hiện loại hình “chung cư ni” nhận được nhiều sự quan tâm của người thu nhập thấp đô thị.

Tuy nhiên, rất nhiều công trình xây theo hình thức này là xây dựng trái phép, vi phạm pháp luật về xây dựng lẫn kinh doanh bất động sản, tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý cho chính người mua, trực tiếp phá vỡ quy hoạch, mất mỹ quan đô thị.

Vì sao “chung cư ni” xuất hiện ngày càng nhiều, và liệu đây có phải là lời giải cho bài toán mang tên “an cư” cho người dân đô thị? 

Công trình nhà ở riêng lẻ tại đường sô 32, phường Linh Đông, quận Thủ Đức, TP.HCM bị biến tướng thành "chung cư ni" hiện đang bị cơ quan chức năng "tuýt còi". Ảnh: Tamnhin.net

Theo nhiều người dân tại đây cho biết, công trình dự án Chung cư ni Sài Gòn Hoàng Anh trên đường 32 phường Linh Đông quận Thủ Đức TP.HCM đã bị đình chỉ thi công 2 năm nay sau khi bị phát hiện vi phạm xây dựng trái phép.

Sau khi có kết luận từ UBND Quận Thủ Đức, chủ đầu tư dự án này tự nguyện tháo dỡ, đập bỏ những phần diện tích vi phạm, tuy nhiên trên thực tế việc tháo dỡ diễn ra rất chậm, phần diện tích bị phá dỡ cũng không đáng là bao.

Dự án chung cư ni Hoàng Anh Sài Gòn được xây dựng trên diện tích 4000m2, gồm 3 tầng với khoảng 300 căn hộ diện tích trên dưới 20m2. Vào đầu năm 2018, dự án này được rao bán rầm rộ với mức giá từ 280 triệu - 320 triệu đồng/căn với đầy đủ tiện nghi, an ninh 24/24. Điều đáng nói là người mua căn hộ dự án này chỉ được ký nhượng quyền sở hữu căn hộ trong 20 năm tại… phòng công chứng.

Được biết, việc xây dựng, mua bán chung cư ni theo hình thức này xuất hiện khá nhiều tại một số quận huyện vùng ven ở TP.HCM, thành phố Hà Nội và các địa phương lân cận. Với mức giá dễ chịu cùng với các tiện ích cơ bản được hoàn thiện, các chung cư ni dạng này đã được rất nhiều người chọn mua làm nơi an cư cho mình.

 

"Em làm việc ở khu trung tâm nên em cần tìm những chung cư ni như vậy vì thứ nhất là phòng đẹp, phòng mới, vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo an toàn".

"Người dân có thu nhập trung bình hoặc là sinh viên mà ba mẹ có điều kiện một chút cũng có thể mua cho con mình".

"Nhiều người không có điều kiện để mua căn hộ lớn thì việc này cũng khá tốt vì còn rất nhiều người vẫn đang phải thuê nhà".

Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, trong giai đoạn từ năm 2010 – 2020 tại TPHCM xuất hiện nhiều công trình chung cư ni dạng này. Điều đáng nói là hầu hết các công trình này vi phạm pháp luật về xây dựng như: xây quá số tầng, chia nhỏ diện tích, số lượng các căn hộ trong một tầng nhỏ hơn giấy phép…

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM cho rằng tình trạng này có một phần nguyên nhân do sự buông lỏng công tác quản lý Nhà nước ở chính quyền cấp cơ sở, trực tiếp gây ảnh hưởng xấu đến hạ tầng đô thị, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự.

 

"Từ một công trình nhà ở riêng lẻ mà lại xây dựng thành một tòa nhà có nhiều tầng, chia ra nhiều căn hộ rồi bán cho người tiêu dùng và hình thành một chung cư ni đã trực tiếp tác động lên hệ thống hạ tầng đô thị kéo theo phá vỡ quy hoạch đô thị".

Cùng chung quan điểm, kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu - Chủ tịch Hội kiến trúc sư TP.HCM phân tích thêm:

 

"Nếu chia ra nhiều căn hộ nhỏ như vậy thì mật độ người trên căn hộ, trên đơn vị phường, quận sẽ gia tăng rất nhiều vượt khỏi sự hình dung ban đầu. Nó không chỉ gây áp lực cho hạ tầng kỹ thuật mà cho cả hạ tầng xã hội. Bên cạnh đó còn đi trái với quy hoạch chung".

Bộ Xây dựng đề nghị xử nghiêm tình trạng chung cư ni ‘loạn’ sai phép, nâng tầng. Ảnh: Cafeland

Tiến sĩ khoa học - Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng việc xây dựng và mua bán trái phép các chung cư ni dạng này không chỉ gây áp lực lớn cho hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội mà còn trực tiếp gây ra các hệ lụy về giao thông, xử lý nước thải…Tình trạng này không khác gì việc đặt nhà nước vào việc đã rồi và việc phải chạy theo để xử lý các hậu quả là rất phức tạp, nặng nề.

 

"Nhìn chung, việc xây dựng mua bán chung cư ni trái phép này không phải là điều nên khuyến khích. Nó sẽ rất khó cho việc quản lý sau này khi mà nhà nước phải trở lại xử lý các vấn đề liên quan sẽ rất tốn kém".

Theo ông Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT thì việc xuất hiện ngày càng nhiều các chung cư ni này thể hiện những bất cập trong quy định pháp luật lẫn công tác quản lý nhà nước. Thời gian tới cần siết chặt quản lý cũng như sớm có các hình thức xử lý phù hợp.

Về lâu dài, theo ông Nguyễn Thiện Nhân - Bí thư Thành ủy TP.HCM thì những người làm công tác quản lý cần có những điều chỉnh phù hợp trong việc phát triển nhà ở cho người dân, nhất là người có thu nhập thấp.

 

"Người dân bức xúc chính đáng thì mình cũng phải bức xúc để cùng suy nghĩ, giải quyết. Nếu người dân có nhu cầu chỗ ở chính đáng mà chúng ta chưa đáp ứng được, thì phải suy nghĩ làm thế nào để đáp ứng. Nhà nước làm tốt, giải quyết được thì phải hò nhau mà làm".

Có một thực tế là dù đa số các dự án chung cư ni đều được xây dựng và mua bán trái phép nhưng vẫn thu hút một lượng lớn khách hàng có nhu cầu. Điều này cho thấy rằng giữa chính sách phát triển nhà ở đô thị và nhu cầu của người dân lâu nay vẫn tồn tại nhiều khoảng cách nhất định.

 Xây dựng không phép, sai phép, sai quy hoạch, lấn chiếm không gian, chia nhỏ căn hộ, tự ý nâng tầng... hàng loạt bất cập kéo dài trong xây dựng chung cư ni. Ảnh: Kinh tế đô thị

Rõ ràng việc xuất hiện ngày càng nhiều chung cư ni trái phép đã phần nào cho thấy nhiều khoảng cách nhất định trong công tác quản lý, phát triển nhà ở với nhu cầu thực tế của người dân đô thị. Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý về nhà ở cũng như sớm đưa ra một chiến lược phát triển nhà ở phù hợp để không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân mà còn góp phần phán triển đô thị theo hướng ổn định, bền vững. 

Mời các bạn đến với góc nhìn của VOVGT qua bình luận nhan đề: “Người dân liệu có chạm tới giấc mơ an cư”.

 

Cần phải khẳng định rằng, với tốc độ tăng trưởng nhanh như hiện nay thì câu chuyện về nhà ở luôn là một bài toán khó đối với những người làm công tác quản lý. Dù đã có nhiều sự điều chỉnh, thay đổi trong các quy định pháp luật lẫn chính sách phát triển nhà ở, nhưng chừng đó là chưa đủ để theo kịp tốc độ gia tăng dân số như vũ bão tại các đô thị lớn trong nhiều năm qua.

Tuy chưa được thừa nhận chính thức, song loại hình chung cư ni xuất hiện tại các thành phố lớn trong thời gian qua đã phần nào đáp ứng được nhu cầu nhà ở có giá phù hợp với một bộ phận lớn người dân. Trong khi những tranh cãi về mức giá trần cho các căn hộ thương mại hay các điều kiện ngặt nghèo để mua được nhà ở xã hội còn chưa dứt thì việc ra đời của các chung cư ni dù trái phép đã ít nhiều hiện thực hóa được “giấc mơ an cư” về nhà ở của nhiều người.

Việc hàng loạt chung cư ni được xây dựng và mua bán trái phép trong thời gian qua đã đặt ra quá nhiều thách thức cho công tác quản lý nhà nước lẫn quy hoạch đô thị. Nguyên nhân bắt nguồn từ một số bất cập trong các quy định pháp luật về phát triển nhà ở cũng như sự buông lỏng quản lý của các cơ quan thực thi, nhất là các cấp cơ sở.

Không chỉ vậy, tại một số địa phương còn xuất hiện tình trạng cán bộ chính quyền thoái hóa, biến chất, tiếp tay, bao che và làm ngơ cho các công trình chung cư ni trái phép.

Thực tế đã chỉ ra rất nhiều hệ lụy phát sinh từ thực trạng này. Đó là sự quá tải về hạ tầng kỹ thuật lẫn hạ tầng xã hội, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn phòng cháy chữa cháy lẫn an ninh trật tự. Tình trạng này còn trực tiếp làm gia tăng mật độ dân số, ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Không chỉ vậy, người mua các căn hộ chung cư ni này rất khó hoặc không được cấp giấy chứng nhận sở hữu căn hộ dù đã phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ.

Đây là mầm mống dẫn đến tình trạng tranh chấp, khiếu kiện kéo dài giữa bên mua và bên bán, gây mất ổn định an sinh xã hội.

Câu chuyện về chung cư ni được xây dựng và mua bán trái phép một lần nữa đặt ra yêu cầu cho các cơ quan quản lý nhà nước cần sớm rà soát và hoàn thiện các cơ sở pháp lý để “trám” lại những lỗ hổng, hạn chế tình trạng “lách luật” để trục lợi. Không chỉ vậy, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan cần sớm đưa ra chiến lược nhà ở quốc gia, trong đó cần dành nhiều sự quan tâm đến người thu nhập thấp đô thị với các chính sách mua bán và giá thành phù hợp.

Nếu cần thiết thì tham khảo và vận dụng có khoa học các mô hình về phát triển nhà ở đô thị từ các quốc gia phát triển trên thế giới.

Về phía chính quyền các địa phương bên cạnh việc thường xuyên rà soát, kiểm tra thực địa cũng cần nh định cụ thể vai trò, trách nhiệm của các cá nhân tập thể liên quan trong công tác quản lý.

Ngoài ra, người dân cũng cần trang bị đầy đủ thông tin lẫn kiến thức pháp luật cần thiết để hạn chế thấp nhất những thiệt hại có thể xảy đến trong quá trình giao dịch mua bán các căn hộ chung cư ni trái phép.