Những dấu mốc quan trọng sau 3 năm thí điểm taxi công nghệ

Hôm nay (1/4), theo Nghị định 10, việc thí điểm taxi công nghệ chấm dứt. Từ khi thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng vào tháng 1/2016, các ứng dụng đặt xe thu hút đông đảo hàn

Từ khi được tham gia thí điểm triển khai, các ứng dụng đặt xe thu hút đông đảo hành khách sử dụng - Ảnh nh họa

Từ hôm nay (1/4), theo Nghị định 10, việc thí điểm loại hình taxi công nghệ sẽ chấm dứt, các phương tiện thuộc diện thí điểm nếu có nhu cầu chuyển đổi có thể kinh doanh theo hình thức xe hợp đồng công nghệ hoặc taxi.

Từ khi được tham gia thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng vào tháng 1/2016, các ứng dụng đặt xe thu hút đông đảo hành khách sử dụng. Qua đó, số lượng phương tiện tham gia thí điểm cũng tăng lên nhanh chóng. Có thời điểm, số lượng phương tiện tham gia kinh doanh vận tải bằng taxi công nghệ lên đến 50-60 nghìn xe.

Nhiều hành khách cũng bày tỏ ý kiến về những tiện ích do loại hình này mang lại:

"Nhu cầu của gia đình tôi lại muốn đi một chiếc xe mà không gắn mào thì nó giống như một chiếc xe của gia đình mình, nó cũng rất thuận tiện cho việc mình đi ngoại giao hoặc đi một công chuyện lịch sự hơn chẳng hạn".

"Nó rất tốt cho người dân trong thời đại công nghệ số phát triển như bây giờ vì nó rất tiện lợi, anh có thể book xe mọi lúc, mọi nơi".

"Đây là một dịch vụ rất tốt, tốt cho cả người lái xe, tốt cho cả doanh nghiệp và tốt cho cả những khách hàng, vì tất cả mọi người đều được lợi mà".

Sự đón nhận của khách hàng đối với Uber, Grab, hàng loạt ứng dụng gọi xe, cả nội và ngoại như: Be, Go-Viet, FastGo, VATO… cũng gia nhập thị trường đặt xe qua app, tạo ra sự cạnh tranh sôi động chưa từng có trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe dưới 9 chỗ.

Tuy vậy, từ khi xuất hiện các loại hình taxi công nghệ, giữa Grab và taxi truyền thống cũng nảy sinh nhiều tranh cãi nảy lửa, nhất là khi số lượng phương tiện tham gia thí điểm tăng chóng mặt. Các doanh nghiệp taxi truyền thống cho rằng có tới hơn 60 nghìn phương tiện tham gia thí điểm, lớn hơn nhiều so với số xe taxi truyền thống.

Số liệu do Bộ GTVT công bố cũng cho thấy, năm 2018, sau 2 năm thí điểm, đã có 866 đơn vị kinh doanh vận tải tham gia thí điểm với gần 37 nghìn xe, trong đó riêng Hà Nội có hơn 15 nghìn xe.

Từ khi xuất hiện các loại hình taxi công nghệ, giữa Grab và taxi truyền thống cũng nảy sinh nhiều tranh cãi nảy nửa - Ảnh nh họa

Sự gia tăng quá nhanh số lượng phương tiện tham gia thí điểm khiến 5 địa phương được chỉ định tham gia đề án thí điểm đều lo ngại tình trạng này sẽ phá vỡ quy hoạch vận tải trên địa bàn nên đều kiến nghị Bộ GTVT dừng cấp mới số lượng phương tiện tham gia thí điểm.

Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP. HCM vào thời điểm đó phải kiến nghị: "Tạm thời chốt số lượng và cho các tỉnh thành quyết định và các đơn vị thí điểm phải cung cấp chính xác số lượng đó. Chứ chúng ta chỉ theo số lượng các đơn vị báo cáo thôi, chứ chúng ta chưa thể kiểm tra được loại hình này".

Cùng với sự gia tăng chóng mặt về số lượng phương tiện tham gia thí điểm, những điều kiện kinh doanh đối với loại hình này cũng được cho là thiếu công bằng so với taxi truyền thống.

Cũng từ sự thiếu thống nhất trong quản lý với loại hình này khiến dự thảo nghị định thay thế nghị định số 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải qua 12 lần sửa đổi – điều rất hiếm thấy trước đó.

Từ đó xuất hiện tình trạng căng biểu ngữ phản đối Grab trên các phương tiện taxi truyền thống với đỉnh điểm vào tháng 10/2017 ở cả Hà Nội và TP. HCM.

Thậm chí, Hiệp hội taxi 3 ền, gồm Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HCM cũng hàng chục lần gửi đơn kiến nghị Bộ GTVT, đến Thủ tướng Chính phủ đề nghị coi Grab như taxi. Các Hiệp hội này cho rằng, nếu tiếp tục cho thử nghiệm mà không sửa quyết định 24 sẽ khiến hệ thống taxi tan rã.

Tính đến đầu năm 2018, chỉ riêng TP.HCM đã có 1/2 số đơn vị taxi thành viên tan rã, những đơn vị còn lại đã giảm 30% số xe. Hà Nội cũng đã giảm trên 35% đầu phương tiện taxi.

Theo ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội taxi TP. HCM, quan trọng nhất là loại hình này phải được nhận diện để cơ quan quản lý có cơ sở giám sát thực hiện: "Tất cả xe hợp đồng điện tử thí điểm theo Quyết định 24 của Bộ GTVT xét về đặc điểm, về bản chất kinh doanh đó chính là taxi, nên nhập vào loại taxi và quản lý như taxi, không nên tạo ra, tạo thêm một loại hình vận tải mới, bởi vì nó hoàn toàn tương đồng giống như taxi".

Đặc biệt, vụ kiện kéo dài giữa Vinasun và Grab là nh chứng điển hình cho cuộc tranh cãi giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ. Phải đến đầu tháng 3/2020, phán quyết của TAND cấp cao tại TP.HCM buộc Grab phải bồi thường cho Vinasun 4,8 tỉ đồng vì Grab gây thiệt hại cho Vinasun kể từ khi thực hiện thí điểm mô hình taxi công nghệ thì những tranh cãi này mới phần nào được giải quyết.

Việc kết thúc thí điểm mô hình taxi công nghệ theo Nghị định 10 cũng chấm dứt những tranh cãi nhiều năm giữa một bên là đại diện taxi truyền thống với một bên là loại hình vận tải dựa trên nền tảng công nghệ.