Nguy cơ gây tai nạn khi chưa đủ tuổi điều khiển xe máy

VOVGT - Việc học sinh còn nhỏ tuổi điều khiển xe phân phối lớn sẽ rất nguy hiểm. Bởi lẽ các em chưa đủ khả năng xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra trên đường.

Nghe nội dung chương trình tại đây:

 

Khi chúng tôi tiến hành ghi nhận thực trạng này tại một số điểm trường trung học phổ thông trên địa bàn TP.HCM như trường THPT Nguyễn Thái Bình (quận Tân Bình), trường THPT Marie Curie (quận 3), trường THPT Thanh Đa (quận Bình Thạnh)…, hầu hết các em được bố mẹ đến đưa đón nhưng vẫn còn phần nhiều các em học sinh tự đi xe máy gửi tại các điểm giữ xe tự phát gần đó. Và nguy hiểm hơn khi một số em điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh, vượt đèn đỏ, dàn hàng ngang, sai làn đường… Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho tai nạn giao thông trong học sinh tăng cao.

Nhận định về thực trạng này Chị Trần Thu Hà – Phó ban Mặt trận An ninh quốc phòng Địa bàn dân cư Thành Đoàn TP.HCM cho biết:

 

Học sinh dàn hàng ngang khi tham gia giao thông

Theo Luật giao thông, người lái xe khi tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe theo quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Đồng nghĩa việc học sinh trung học phổ thông dưới 18 tuổi không được đi xe phân khối lớn đến trường.

Trên thực tế, nhiều đối tượng điều khiển xe tay ga, xe đời mới đắt tiền không những vi phạm luật giao thông mà còn gây mất trật tự an toàn giao thông cho các phương tiện khác. Bởi ngày nay, việc mua một chiếc xe gắn máy không còn quá khó với nhiều gia đình, kể cả ở nông thôn.

Nói về vấn đề này Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thơ – Giảng viên trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp.HCM cho biết:

 

Học sinh đua đòi, các bậc phụ huynh thì chiều chuộng và giao xe cho con mình điều khiển và hậu quả là những tai nạn thương tâm sẽ còn xảy ra. Dù nhà trường tuyên trường tuyên truyền, nhắc nhở, nghiêm cấm nhưng không thể quản lý chặt khi các em ra khỏi khuôn viên trường. Bên cạnh đó khi ra đường, chỉ một số ít học sinh bị cảnh sát giao thông phát hiện và xử phạt. Số đông khác cố tình mặc áo khoác, che bảng tên, đeo khẩu trang để né tránh sự kiểm tra của cảnh sát giao thông. Cho nên các đối tượng này vẫn đang vô tư lưu thông, từ đó nảy sinh tâm lý chủ quan, ỷ lại trong nhận thức.

Về vấn đề này, Thạc sĩ – Luật sư Nguyễn Thị Hoà Hiệp – Trưởng văn phòng luật sư Hoà Hiệp góp ý một số giải pháp trong việc giáo dục và bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh hiện nay.

 

Cùng với quan điểm trên, chị Trần Thu Hà – Phó ban Mặt trận An ninh quốc phòng Địa bàn dân cư Thành Đoàn Tp.HCM tiếp tục cho biết thêm về những công tác tuyên truyền luật giao thông đến nhà trường nhằm nâng cao hơn ý thức của học sinh trong thời gian tới.

 

Để hạn chế hậu quả đáng tiếc, các ban ngành chức năng, nhà trường, gia đình cần trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng, nâng cao ý thức khi tham gia giao thông là rất cần thiết. Mọi người không được chủ quan, không lái xe khi không đủ điều kiện; không giao xe cho người chưa đủ tuổi lái xe; chấp hành nghiêm quy định của pháp luật là bảo vệ tính mạng và tài sản của mình và người khác.