Nghị định về từ thiện có hiệu lực từ 11/12: Luật hóa để bảo vệ niềm tin

Sau những lùm xùm về một số hoạt động từ thiện thời gian vừa qua, Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định 93, quy định chặt chẽ hơn đối với hoạt động tiếp nhận, phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai dịch bệnh, sẽ có h

Theo các chuyên gia, việc luật hóa cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự được quyền tham gia vận động từ thiện sẽ tạo hành lang pháp lý giúp hoạt động này trở nên nh bạch, công khai.

Tuy nhiên, không ít ý kiến khoăn, liệu quy định mới có tạo ra thủ tục phức tạp gây khó khăn trong trường hợp công tác từ thiện đòi hỏi cấp bách hay khiến những nhà hảo tâm cảm thấy e dè khi đứng lên kêu gọi đóng góp từ cộng đồng. 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Theo các chuyên gia, việc luật hóa cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự được quyền tham gia vận động từ thiện sẽ tạo hành lang pháp lý giúp hoạt động này trở nên nh bạch, công khai.

“Những vụ lùm xùm vừa qua gây mất niềm tin cho bản thân tôi và nhiều người. Theo tôi cơ quan chức năng cần vào cuộc sớm và có câu trả lời sớm để mọi người rõ ràng về các thông tin. Vì hiện nay tôi thấy trên báo chí, các trang xã hội có rất nhiều thông tin khác nhau, cũng không biết đâu là tin thật, đâu là tin đồn thất thiệt nữa”

“Tôi nghĩ hoạt động từ thiện với hình thức nào cũng đều mang tính nhân văn và rất tốt cho xã hội. Nhưng hoạt động từ thiện hiện nay chưa có quy chuẩn nào khiến một số người có thể trục lợi cho bản thân mình.”.

“Những vụ việc vừa qua không ít thì nhiều cũng gây những ảnh hưởng tiêu cực khi đóng góp từ thiện muốn giúp đỡ cộng đồng bởi vì niềm tin đã bị lung lay, dấy lên những lo ngại mà bản thân tôi muốn đóng góp cho những người thực sự khó khăn, thực sự cần”.

 

Những ồn ào về việc chậm trễ giải ngân số tiền ủng hộ bà con vùng lũ của Hoài Linh, tiếp đó là vụ ‘lùm xùm sao kê’ của Trấn Thành, Thủy Tiên khiến chưa khi nào dư luận xã hội đòi hỏi cần có sự công khai, nh bạch trong công tác từ thiện như hiện nay. Mong muốn này là hợp lý, bởi các nhà hảo tâm cần biết số tiền mà họ gửi gắm, dù chỉ vài trăm, hay vài chục nghìn đồng có thực sự đến đúng địa chỉ những người khó khăn, cần giúp đỡ. 

Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến công tác từ thiện thời gian qua xảy ra nhiều vấn đề phức tạp là do chưa có quy định cụ thể trong lĩnh vực này. Ông Vũ Trọng Kim, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nêu quan điểm: “Từ thiện xã hội vừa rồi xã hội lên án rất mạnh mẽ, đã thấy dấu hiệu và có cơ sở kết luận. Trả lời đưa cho dân, nhưng đưa ngày nào, tháng nào? Cho nên tội phạm tham nhũng trong lĩnh vực từ thiện này chưa đề cập. Điều này có lâu rồi nhưng giờ tích tụ và lớn thêm”.

 

Nhằm tạo hành lang pháp lý chặt chẽ hơn trong hoạt động từ thiện, Chính phủ mới đây ban hành nghị định 93/2021, có hiệu lực từ ngày 11/12/2021, về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh…

Điểm mới của Nghị định lần này so với Nghị định 64/2008 là lần đầu tiên cho phép cá nhân, có đủ năng lực hành vi dân sự, được tham gia vận động các nguồn đóng góp tự nguyện, kèm theo quy định cụ thể.

Theo đó, người tham gia vận động từ thiện có trách nhiệm thông báo trên phương tiện truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận, địa điểm tiếp nhận, thời gian cam kết phân phối.

Nghị định cũng nêu rõ, cá nhân phải mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện. Đồng thời phải có biên nhận các khoản quyên góp từ thiện nếu các nhà hảo tâm có yêu cầu.

Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc công ty luật Minh Bạch cho rằng, trước đây hệ thống pháp luật gần như bỏ ngỏ các quy định về hoạt động từ thiện, dẫn tới mỗi người làm một kiểu, mỗi nơi làm một kiểu. Chính vì vậy việc ban hành Nghị định 93 là tất yếu và kịp thời: 

“Bất kỳ một hoạt động nào dù là từ thiện hay hoạt động xã hội đều phải được pháp luật, cũng như cơ quan nhà nước quản lý. Chính vì vậy Nghị định mới sẽ giúp quản lý tốt hơn hoạt động từ thiện và có thể phát huy được công tác từ thiện. Nó cũng giúp người làm từ thiện sẽ được ghi nhận, cũng như tạo điều kiện hơn cho họ trong việc làm từ thiện và tách bạch được ra tài sản cá nhân với tài sản đi làm từ thiện”.

 
Các tổ chức thiện nguyện khắp nước chuyển hàng cứu trợ đến cho người dân vùng lũ tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ảnh: TTXVN

Việc luật hóa cá nhân được quyền tham gia vận động từ thiện sẽ tạo hành lang pháp lý giúp công khai, nh bạch trong hoạt động này. Song nhiều ý kiến băn khoăn, liệu những quy định mới có gây khó khăn, trong trường hợp công tác từ thiện vùng thiên tai, bão lũ, dịch bệnh… đang cần khẩn cấp hay những thủ tục chặt chẽ có khiến các mạnh thường quân cảm thấy e dè khi đứng lên kêu gọi quyên góp từ cộng đồng. 

Nhìn nhận ở góc độ người từng nhiều lần đứng lên kêu gọi từ thiện, chị Lê Thị Huyền Thanh, đại diện nhóm thiện nguyện “Ước mơ cho em” bày tỏ: “Thực sự bản thân tôi cũng đang khá e dè trong việc kêu gọi từ thiện. Bởi vì trước đây mỗi lần tham gia từ thiện tôi dùng chính tài khoản cá nhân của mình để kêu gọi.

Và sau mỗi chương trình tôi đều có bảng liệt kê danh sách, nhưng khá cơ bản như thông tin người gửi, số tiền gửi, chỉ đơn giản đủ cung cấp thông tin cho người tiếp nhận.

Tuy nhiên khi có những chính sách mới, quy định mỗi cá nhân khi kêu gọi từ thiện phải sao kê, phải có đường link trích dẫn, bài đăng phải có nội dung, mỗi chương trình phải làm việc, gửi văn bản tới địa phương, có hình ảnh cụ thể rõ ràng… khá nhiều yếu tố rắc rối.

Bản thân tôi cảm thấy mỗi chương trình khi đã lên kế hoạch tổ chức đã đủ mệt rồi, bây giờ phải kéo theo khá nhiều công đoạn nữa khiến chương trình khá rối và rất mệt”.

 

Dù cho rằng các thủ tục chặt chẽ trong quy định mới có thể khiến cá nhân tham gia hoạt động từ thiện tốn nhiều thời gian và vất vả hơn, song theo chị Thanh điều này cũng mang yếu tố tích cực là góp phần làm công tác từ thiện trở nên công khai, nh bạch, giúp những người ủng hộ cảm thấy yên tâm hơn khi gửi tiền cho những ‘sứ giả thiện nguyện’ mà mình tin tưởng. 

Thực tế chỉ ra, hoạt động từ thiện cũng rất cần được tổ chức chuyên nghiệp, bài bản bởi ranh giới giữa tùy tâm đến vô trách nhiệm và trục lợi thực sự mong manh. Thời gian qua, không ít đối tượng trục lợi từ hoạt động từ thiện đã bị pháp luật xử lý.

Theo Luật sư Trần Tuấn Anh việc cơ quan chức năng thanh kiểm tra sẽ giúp công tác này trở nên công khai, nh bạch, bảo vệ những nhà từ thiện chân chính: “Việc xử lý những đối tượng trục lợi từ hoạt động từ thiện sẽ giúp những người làm từ thiện chân chính được trở về với chính mình, được thực hiện những công việc có ý nghĩa hơn cho xã hội.

Cơ quan quản lý nhà nước không bỗng dưng, tự nhiên vào kiểm tra mà phải có nguồn tin, có vấn đề liên quan đến việc không nh bạch thì họ mới kiểm tra. Còn nếu họ nh bạch, có tài khoản chứng nh toàn bộ vào hoạt động từ thiện thì rõ ràng không có bất cứ sự phiền hà nào cả”.

 
Sự ra đời của Nghị định mới sẽ điều chỉnh những bất cập tồn tại bấy lâu nay, giảm thiểu những vướng mắc, lùm xùm xảy ra như thời gian vừa qua. Ảnh nh họa

Đồng tình với nhận định trên, PGS.TS Trịnh Hoà Bình, chuyên gia xã hội học nêu quan điểm: “Những người có tâm thực sự trong sáng thì người ta sẽ không ngại gì câu chuyện nh bạch, công khai và đó chính là điều kiện để ra đời Nghị định 93 của Thủ tướng Chính phủ.

Trên thực tế đã tạo ra hành lang pháp lý để cho những hoạt động từ thiện đó có thể thực hiện được lành mạnh và hiệu quả, không dẫn đến thiệt hai cho các bên. Cộng đồng, xã hội có cơ hội để giám sát, kiểm chứng và điều đó thực ra là tạo điều kiện cho những người làm thiện nguyện có điều kiện để làm tốt hơn, làm rõ ràng hơn, nh bạch hơn”.

 

Thời gian qua, công tác từ thiện của một số cá nhân, trong đó có nhiều người nổi tiếng, còn thiếu chuyên nghiệp, nh bạch, dấy lên không ít những nghi ngờ, đồn đoán khiến dư luận xã hội bức xúc. Có thể nói, đã đến lúc cần nhìn nhận lại hoạt động từ thiện với những quy định chặt chẽ bài bản hơn để lấy lại niềm tin, vốn đang bị lung lay, của người dân.

Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông: ‘Luật hóa để bảo vệ niềm tin’

 

Trước đây, theo Nghị định 64/2008, chỉ ba nhóm tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; báo, đài của trung ương, địa phương, Mặt trận Tổ quốc và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương; các quỹ xã hội, quỹ từ thiện được thành lập, hoạt động theo quy định; các tổ chức, đơn vị ở trung ương được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho phép; các tổ chức, đơn vị ở địa phương được Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, cấp huyện cho phép.

Tuy nhiên, riêng cá nhân kêu gọi từ thiện thì không được điều chỉnh bởi pháp luật. Chính vì quy định gần như bị bỏ ngỏ, dẫn tới không ít người làm từ thiện một cách tùy hứng, thiếu trách nhiệm, thậm chí có dấu hiệu trục lợi từ những đóng góp của cộng đồng.

Nghị định 93/2021 được Chính phủ ban hành có hiệu lực từ ngày 11/12 tới đây, lần đầu tiên mở ra hành lang pháp lý, cho phép cá nhân huy động tiền từ thiện, cũng như ràng buộc quy định chặt chẽ có thể giúp hoạt động này trở nên công khai, nh bạch hơn tránh bị đối tượng xấu lợi dụng.

Việc ghi nhận, khuyến khích mọi cá nhân tham gia làm từ thiện cũng là cách huy động nguồn lực xã hội cho công tác thiện nguyện, trong khi ngân sách nhà nước có hạn. 

Rõ ràng dù muộn, nhưng sự ra đời của Nghị định mới sẽ điều chỉnh những bất cập tồn tại bấy lâu nay, giảm thiểu những vướng mắc, lùm xùm xảy ra như thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, các quy định chặt chẽ sẽ bảo vệ người làm từ thiện chân chính, xây dựng niềm tin cho những nhà hảo tâm để hoạt động thiện nguyện mang đầy đủ giá trị nhân văn và trọn vẹn.