Ngân sách và nghệ thuật

Việc sử dụng ngân sách nhà nước để tài trợ cho nghệ thuật lâu nay vẫn được dân gian ví von là “gió vào nhà trống” có nghĩa là đi qua không để lại dấu vết.

Thậm chí, một tác phẩm nghệ thuật được nhà nước tài trợ mà được công chúng đón nhận tích cực thông qua doanh thu tốt, còn được coi là sự bất ngờ. Vậy, tài trợ nghệ thuật bằng ngân sách nhà nước nên được thực hiện như thế nào? 

 

“Đào, phở và piano” là bộ phim từng gây sốt với người hâm mộ điện ảnh thời gian qua. Bộ phim này được tài trợ tiền sản xuất từ nguồn ngân sách nhà nước khoản hơn 21 tỷ đồng. Sau một thời gian trình chiếu, bộ phim đã thu về số tiền lên tới hơn 23 tỷ đồng – con số nói lên sự thành công của một bộ phim được sản xuất từ ngân sách.

Trong cuộc họp hôm 3/10 của Bộ VH-TT&DL, ông Vi Kiến Thành – Cục trưởng Cục Điện ảnh có công bố một thông tin khá đáng chú ý liên quan đến bộ phim “Đào, phở và piano”. Đó là 3 tháng chiếu thương mại phim "Đào, phở và piano", đơn vị thu 23 tỷ đồng nhưng 6 tháng sau mới được nộp vào ngân sách Nhà nước.

Điều này cho thấy, chúng ta chưa hề có sự chuẩn bị cho việc những tác phẩm điện ảnh được sản xuất từ ngân sách có thể nhận được sự quan tâm lớn của công chúng và có thể có lãi, thu về lợi nhuận lớn.

Lãnh đạo Cục Điện ảnh cũng cho biết, hiện chưa có Nghị định về phát hành phim sử dụng ngân sách Nhà nước. Cục Điện ảnh không có chức năng phát hành phim. Cục đã đề xuất giao Trung tâm Chiếu phim quốc gia làm nhiệm vụ phát hành phim Nhà nước đặt hàng, đồng thời đề xuất xây dựng Nghị định về phát hành, phố biến phim sử dụng ngân sách Nhà nước. Dự kiến Nghị định sẽ được ban hành trong năm 2024, qua đó tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến phát hành phim.

Trước đó, trong các cuộc họp của Chính phủ, lãnh đạo Bộ VH-TT&DL cũng đã trình bày về chương trình phát triển văn hóa Việt Nam, có đề cập việc sử dụng một nguồn ngân sách để chấn hưng, phát triển văn hóa.

Một cảnh quay trong phim “Đào, phở và piano”. Ảnh: CTCP Hãng Phim truyện 1

Từ câu chuyện của bộ phim “Đào, phở và piano”, có thể thấy, một tác phẩm điện ảnh có giá trị, nếu muộn nhận được sự hỗ trợ từ ngân sách thì tác phẩm đó phải đến được với công chúng, thông qua việc công chúng sẵn sàng trả tiền để đón nhận tác phẩm đó. Và việc tài trợ cho nghệ thuật phải mang lại những giá trị văn hóa thiết thực cho công chúng.

Tôi lại nhớ một câu chuyện khác, có lần tôi có dịp đến một thị trấn nhỏ của Đức. Ở thị trấn đó có một dàn nhạc giao hưởng địa phương. Hàng tháng, hàng năm, dàn nhạc đó vẫn đều đặn nhận được khoản tiền hỗ trợ hoạt động từ ngân sách.

Điều kiện để nhận sự hỗ trợ đó rất đơn giản, dàn nhạc phải chứng nh được họ có ích và cần thiết cho cuộc sống, cho nhu cầu văn hóa của thị trấn. Và không chỉ hỗ trợ từ ngân sách, họ còn được hưởng một phần tiền từ hoạt động bán vé và tiền tài trợ của các doanh nghiệp.

Ở các nước, chính quyền các nước đều sẵn sàng tài trợ cho một tổ chức nghệ thuật nếu như hoạt động văn hóa, nghệ thuật đó cần thiết cho công chúng.

Còn với chúng ta, có lẽ việc xây dựng một khung khổ pháp lý cho lĩnh vực nghệ thuật không chỉ dừng lại ở một Nghị định về phát hành, phố biến phim sử dụng ngân sách Nhà nước, mà cũng phải nghỉ đến việc xây dựng một thiết chế đầy đủ liên quan đến việc tài trợ cho nghệ thuật nói chung.

Trong đó, thứ nhất, phải có những điều kiện rõ ràng cho những hoạt động tài trợ cho nghệ thuật, ví dụ một chương trình nghệ thuật phải có sự đóng góp tích cực cho đời đống văn hóa nghệ thuật, cho công chúng.

Thứ hai, việc tài trợ chỉ dành cho những hoạt động có chất lượng nghệ thuật cao, thể hiện qua việc có nhiều người xem, nhiều người đón nhận.

Thứ ba, phải có những dự án, chương trình cụ thể. Và thứ tư, là việc sử dụng ngân sách, tài chính phải nh bạch.

Chúng ta mong rằng, Chính phủ sẽ có những sự tài trợ, hỗ trợ cho nhiều dự án văn hóa nghệ thuật trong tương lại để mang những tác phẩm có ý nghĩa đến với công chúng. Nhưng bên cạnh đó, cũng cần phải có những quy định rõ ràng, để việc tài trợ, chi tiêu cho nghệ thuật thực sự hiệu quả, hữu ích và nh bạch./.