Một tháng điều chỉnh giá xăng 3 lần, có giảm thiểu được sự biến động bất thường?

Chính phủ mới ban hành Nghị định về kinh doanh xăng, dầu, với nội dung đáng chú ý là: từ năm 2022, chu kỳ điều hành giá xăng dầu nước ta sẽ rút về 10 ngày, thay vì 15 ngày như hiện nay.

Việc điều chỉnh này liệu có giảm thiểu được sự biến động bất thường của giá xăng, hay việc doanh nghiệp vì kỳ vọng giá tăng mà găm hàng, gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân hay không.

PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với Chuyên gia Kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong về nội dung này.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Ảnh nh họa

PV: Ông có đánh giá như thế nào về việc chu kỳ điều hành giá xăng dầu nước ta sẽ rút về 10 ngày, thay vì 15 ngày như hiện nay? Nó sẽ có tác động như thế nào đến bối cảnh kinh tế hiện nay ở nước ta?

Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong: Trước hết thì phải khẳng định rằng, cơ chế điều hành giá giá xăng dầu đang hoặc sẽ phải theo cơ chế thị trường, tức là tự do cạnh tranh, tự do bán buôn, bán lẻ; cũng như là thực hiện các hoạt động quản lý thị trường cạnh tranh lành mạnh.

Trong bối cảnh hiện nay, chưa thực hiện được tự do cạnh tranh, do đó là vẫn phải quản lý giá. Việc rút ngắn thời gian điều chỉnh  sẽ đảm bảo sát những chu kỳ biến động của giá xăng dầu thế giới, giảm bớt cái gọi là rủi ro cho doanh nghiệp nhập khẩu, giảm bớt lượng dự trữ cần thiết để ổn định giá xăng của các đơn vị này.

Và như vậy, việc điều chỉnh sẽ có lợi cho các doanh nghiệp đang kinh doanh xăng dầu.

Thế còn việc nó có tác động được việc biến động giá hay không thì tôi cho rằng điều này rất khó nói. Bởi vì giá xăng dầu thế giới không phải do chúng ta quyết định, mà là thế giới quyết định.

Do đó việc điều chỉnh thế này nó chỉ gọi là tác động thêm thôi, chứ không thể làm dứt được việc tăng giá, lên giá bất thường. 

PV: Vậy để có thể góp phần bình ổn giá xăng dầu trong nước, hay đảm bảo tính nh bạch của thị trường, thì ngoài việc điều chỉnh chu kỳ điều hành giá, theo ông các bên liên quan có thể làm gì ?

Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong: Như đã nói Việt Nam phụ thuộc vào giá thế giới, nhất là khi Việt Nam đang nhập khẩu rất lớn so với xuất khẩu.

Do đó không thể đặt mục tiêu là bình ổn giá hay chấm dứt tăng giá bất thường được. Nhưng cái để người dân đồng tình, cũng như đảm bảo sự lành mạnh trong cạnh tranh trên thị trường, đó là phải tự do hóa hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Vì chỉ có như vậy mới giúp giá cả trở nên nh bạch, ổn định. Chứ còn như đã nói, một khi giá thế giới đã lên, đã xuống thì rất khó có thể điều chỉnh ổn định bằng bất cứ nguồn quỹ nào.

Trừ khi nhà nước thực hiện một cái cơ chế mới đó là lập một cái quỹ an ninh năng lượng quốc gia, trong đó cái tiêu chí quốc gia về xăng dầu, và quỹ này đủ lớn để can thiệp thị trường;  thì khi đó mới có thể cải thiện được tình trạng lên xuống theo giá thị trường của thế giới. 

PV: Vâng xin cảm ơn ông!