Miễn phép xây dựng, làm sao để tránh buông lỏng quản lý?

Từ 1/1/2021, công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ quy mô dưới 7 tầng được miễn cấp giấy phép xây dựng. Đây là một trong những nội dung quan trọng được quy định trong Luật Xây dựng sửa đổi 2020, mở “nút thắt” giúp DN và người dân thuận lợi hơn trong quá trìn

Tuy nhiên, làm sao tránh buông lỏng quản lý, đảm bảo an toàn về kết cấu, phòng chống cháy nổ cho các công trình này khi việc ễn phép xây dựng được thực thi? (Ảnh: TL)

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

"Tôi rất tán thành bởi vì trước đây bản thân tôi cũng đã đi xin giấy phép xây nhà, nhưng nói chung thủ tục hành chính rất phức tạp, mỗi lần đi xin giấy phép chờ đợi lâu lắm, thẩm định rồi đủ thứ, đi đi lại lại phải mất 2-3 tháng chưa chắc đã xin được".

"Nhà dưới 7 tầng không phải xin giấy phép là rất đúng, bỏ đi được nhiều cái nhiêu khê và lãng phí về thời gian cho người dân".

Người dân, doanh nghiệp rất vui mừng khi quy định ễn cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ quy mô dưới 7 tầng được thực thi. 

Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng quy định này đã gỡ “nút thắt” trong xây dựng dân dụng, giảm đáng kể thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong việc xây dựng nhà ở dưới dạng đơn giản.

Bởi trình tự thủ tục phức tạp như thời gian vừa qua đã gây nhiều khó khăn và phiền hà cho người dân. Tuy nhiên, GS Đặng Hùng Võ cũng bày tỏ lo ngại chất lượng xây dựng có nguy cơ bị thả nổi:

 

"Xét về mặt quản lý trật tự xây dựng, đồng thời quản lý chất lượng công trình xây dựng có vẻ như là để lỏng lẻo quá, bởi vì đến mức 6 tầng là thuộc loại nhà kiên cố rồi cũng cần những chuẩn mực xây dựng.

Tôi cho rằng cần quy định thêm là phải đạt các tiêu chuẩn nhà kiên cố theo quy chuẩn quốc gia. Và các cơ quan quản lý cũng phải thanh kiểm tra thường xuyên thì lúc đó mới đảm bảo là không phiền nhiễu về thủ tục hành chính, nhưng đồng thời quản lý được chất lượng xây dựng".

GS Đặng Hùng Võ phân tích thêm, đối với những đô thị cổ, nếu không được kiểm duyệt về kiến trúc, người dân tự xây dựng với những kiểu cách không phù hợp sẽ có nguy cơ phá hỏng cảnh quan đô thị cổ.

Đồng thời, công trình phải đảm bảo phù hợp với các quy chuẩn xây dựng nhằm kiểm soát chất lượng. Cụ thể, diện tích bao nhiêu sẽ được xây dựng tối đa bao nhiêu tầng, đi kèm là các quy chuẩn về nền móng, kết cấu...

Đồng quan điểm này, Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư VN cho rằng, quy định ễn cấp phép cho công trình nhà ở riêng lẻ dưới 7 tầng khi đã được phê duyệt quy hoạch 1/500 là hoàn toàn đúng. Bởi vì khi có quy hoạch 1/500, nghĩa là dự án đó đã được quy hoạch quản lý không gian rồi.

Tuy nhiên, dù không phải xin phép nhưng hồ sơ xây dựng phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, liên quan đến độ an toàn về kết cấu, phòng chống cháy nổ, vấn đề môi trường hay là số tầng hầm của công trình.

Do vậy, cần phải có hướng dẫn cụ thể khi thực thi Luật này. Ông Tùng cũng bày tỏ lo ngại về việc ễn giấy phép xây dựng đối với nhà cấp 4 và công trình riêng lẻ dưới 7 tầng tại vùng nông thôn.

 

"Nông thôn VN không khuyến khích làm nhà 7 tầng, bởi nông thôn không ở nhà cao tầng, kiến trúc nông thôn có đặc thù riêng, đó là kiến trúc truyền thống, nó mang bản sắc của văn hóa làng, văn hóa Việt.

Cho nên cái này tuy không phải xin giấy phép nhưng mà chính quyền phải quản lý, nếu không nhà đầu tư ở đâu đó về mua đất xây cao tầng ở đấy thì nông thôn trở thành một thứ đô thị tạp nham, chứ không còn là nông thôn nữa.

Chúng ta cần phải bảo lưu nông thôn truyền thống, bảo lưu để phát triển trên con đường hiện đại hóa, công nghiệp hóa".

Khẳng định việc cải cách hành chính, giảm phiền hà cho người dân là cần thiết, thế nhưng ở một góc nhìn khác ông Nguyễn Hữu Cường - Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội phân tích: Nếu công trình do người dân tự ý xây dựng mà không cần xin phép, khi xảy ra sự cố, đe dọa đến an toàn và tính mạng con người thì cơ quan nào, cá nhân nào phải chịu trách nhiệm?

 

"Nếu để tự do hệ lụy cũng không nhỏ, có thể đe dọa an ninh quốc phòng, hoặc các vấn đề liên quan đến rủi ro về kỹ thuật về địa chất các công trình do không khoan khảo sát do thuê những đơn vị tư vấn thiết kế không đảm bảo. Thậm chí người nhà tự làm lấy nhưng không có bằng cấp hoặc làm theo kinh nghiệm dân gian dẫn tới kết cấu công trình không đảm bảo, lún nghiêng vào hàng xóm và thậm chí tuổi thọ của công trình không đảm bảo dẫn tới công trình sập đỏ gây ra những hệ lụy cho xã hội".

Lý giải về quy định ễn giấy phép xây dựng cho một số nhóm công trình nhà ở, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng khẳng định: Luật Xây dựng sửa đổi có quy định chặt chẽ các điều kiện về ễn giấy phép.

Hiện nay tại khu vực Nông thôn chỉ có 2 đối tượng công trình được ễn giấy phép xây dựng là công trình cấp 4 và nhà ở riêng lẻ dưới 7 tầng. Các công trình này cũng phải đáp ứng một số điều kiện nhất định và phải đảm bảo quy hoạch nông thôn chứ không thể tự do xây dựng.

 

"Công trình được ễn phép xây dựng thực chất là khi mà cơ quan nhà nước – cơ quan chuyên môn xây dựng đã thẩm định ở bước thiết kế kỹ thuật, thi công thì không cần phải cấp phép. Nhưng mà hành vi thẩm định đấy cũng thay cho việc rà soát các điều kiện cấp phép, tức là hợp nhất 2 bước làm một, còn về nguyên tắc nhà nước phải kiểm soát".

Nếu người dân tự ý xây dựng nhà ở mà không tuân thủ các quy định trong xây dựng, thiếu sự giám sát quản lý của cơ quan chức năng thì nguy cơ công trình kém chất lượng và không đảm bảo an toàn sẽ khó tránh khỏi, gây hệ lụy khôn lường (Ảnh: ANTĐ)

Luật Xây dựng sửa đổi lần này được cho là đã giải quyết được “điểm nghẽn” về những vướng mắc liên quan đến lĩnh vực xây dựng dân dụng thời gian qua, tháo gỡ khó khăn cho DN và người dân.

Tuy vậy, Chính phủ cần tiếp tục có những hướng dẫn chi tiết để quá trình thực thi vừa đảm bảo thuận lợi cho người dân mà không buông lỏng quản lý chất lượng. 

Mời quý vị đến với góc nhìn này của VOVGT qua bình luận nhan đề: "Sập đổ công trình - Trách nhiệm thuộc về ai?"

 

Việc ễn cấp giấy phép xây dựng đối với những công trình nhà ở riêng lẻ dưới 7 tầng được xem như một động thái “mở nút thắt” quan trọng về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Bởi lẽ, đối với người lần đầu tiên đi làm thủ tục cấp phép xây dựng thì đây thực sự là một ma trận, với rất nhiều giấy tờ... 

Tuy nhiên, thời gian qua vẫn xảy ra các vụ việc mất an toàn nghiêm trọng trong xây dựng, gây thiệt hại về tính mạng và tài sản. Vì thế, nếu người dân tự ý xây dựng nhà ở mà không tuân thủ các quy định trong xây dựng, thiếu sự giám sát quản lý của cơ quan chức năng thì nguy cơ công trình kém chất lượng và không đảm bảo an toàn sẽ khó tránh khỏi, gây hệ lụy khôn lường.

Hơn nữa việc quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị không chỉ ở phần nổi, mà còn có những quy định chặt chẽ về không gian ngầm, nhất là tại các đô thị lớn. 

Vì lẽ đó, bên cạnh việc bãi bỏ giấy phép xây dựng đối với công trình nhà ở dưới 7 tầng, thì Chính phủ, Bộ Xây dựng cũng cần bổ sung quy định hướng dẫn và chế tài cụ thể để người dân tuân thủ, nhằm đảm bảo an toàn và tôn trọng các quy hoạch chung.

Các công trình nhà ở này cần phải được đơn vị chức năng thẩm định, đảm bảo phù hợp với quy hoạch, các quy chuẩn về kết cấu nền móng, phòng chống chảy nổ, thoát hiểm, đảm bảo trật tự đô thị và tuân theo các quy định trong Luật Đất đai mới được tiến hành xây dựng.

Đồng thời, cũng cần quy định rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức khi công trình xây dựng xảy ra sự cố, tai nạn, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng khi thực thi. 

Đối với công trình nhà ở khu vực nông thôn, đặc biệt là ở những vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ, sạt lở đất thì càng phải coi trọng đến kết cấu, chịu lực, độ bền vững của công trình trước các yếu tố tác động của điều kiện tự nhiên. Nên có những quy định riêng cho từng khu vực, như: nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ, nông thôn ền núi, ven biển, duyên hải... 

Cùng với các chế tài chặt chẽ hơn thì công tác kiểm tra, giám sát của lực lượng quản lý trật tự xây dựng cần được thực hiện thường xuyên từ khi khởi công tới khi hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Nếu cá nhân, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, buông lỏng quản lý cần phải được xử lý nghiêm nh, kịp thời, tạo niềm tin trong nhân dân.