Một trong những sáng kiến, giải pháp rất phù hợp và lâu đời cho việc tổ chức giao thông trong nhiều năm, được bắt đầu từ phương Tây; và từ khi có sự xuất hiện của ô tô, xe máy, đó là VÒNG XUYẾN. Vòng xuyến là giải pháp giao thông rất hữu hiệu, đỡ tốn kém và cũng rất an toàn.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các con đường bên ngoài đô thị đều không thể thiếu các vòng xuyến. Người ta sẽ không tổ chức đèn giao thông, cũng không để cho các xe tự lao thẳng qua ngã tư, ngã năm, mà họ sẽ làm các vòng xuyến.
Và thậm chí ở nhiều quốc gia, người ta có thể làm nhiều vòng xuyến để tách các luồng xe khác nhau, giữa luồng đi thẳng với luồng rẽ, nó giúp cho việc lái xe di chuyển qua các điểm giao cắt rất an toàn.
Hầu như các con đường nông thôn, bên ngoài đô thị tại tất cả các quốc gia, kể cả quốc gia ở châu Á đều sử dụng vòng xuyến như một giải pháp tổ chức giao thông ở các vùng có ít xe hơn và ít người hơn.
Đi lại qua vòng xuyến cũng góp phần làm cho mọi người hình thành một thói quen khác. Đó là thói quen cân nhắc và chờ đợi xem đã đến lượt mình để đi vào-ra vòng xuyến chưa.
Bởi nguyên tắc giao thông vòng xuyến rất đơn giản, tất cả những xe trong vòng xuyến sẽ được ưu tiên, chỉ có thể đi vào vòng xuyến lúc nào ở trong đó, bên trái không còn xe nữa. Và như thế sẽ rất dễ, thuận tiện cho mọi người quan sát.
Hay là ví dụ như vòng xuyến có thể có 2 hay 3 làn xe, thì mọi người biết là sẽ phải đi vào làn nào, nếu muốn rẽ, đi thẳng hay muốn rẽ sang phía bên kia của vòng xuyến.
Tôi nghĩ vòng xuyến là một giải pháp giao thông dù cổ điển, nhưng rất văn nh và nó giúp mọi người thay đổi, hình thành một thói quen đi lại rất văn nh, tạo thói quen nhường nhịn, chờ đến lượt mình, thói quen đảm bảo an toàn khi lái xe.
Và như vậy, tất cả mọi người dần dần sẽ hình thành một thói quen là nhường nhịn, quan sát, chờ đợi. Đó chính là những thói quen chúng ta có thể thừa nhận với nhau là những người điều khiển phương tiện giao thông ở Việt Nam rất ít sử dụng và sử dụng rất kém.
Có thể thấy, gần đây trên các quốc lộ, giao lộ có lưu lượng tăng lên, thì chúng ta hầu như là chỉ sử dụng đèn tín hiệu giao thông, đèn xanh đỏ. Nhưng đèn tin hiệu giao thông có nhược điểm là khi các phương tiện nặng, có gia tốc thấp, thì phải dừng hẳn lại, rồi mới lại đi tiếp.
Trong khi đó, có thể chiều khác không cần có nhiều xe như vậy, mọi người vẫn phải dừng vì đèn xanh, đèn đỏ. Bản thân việc làm đèn tín hiệu giao thông cũng tốn kém hơn rất nhiều.
Trong khi xây dựng vòng xuyến vừa là để mọi người có thể quan sát, nhưng cũng là một điểm nhấn, trang trí cho những con đường, cho những địa danh, nơi mà các con đường đó đi qua.
Tôi nghĩ đâu đó trong việc thiết kế các con đường, đặc biệt là các con đường ở nông thôn, các vùng bên ngoài đô thị, cần và nên quan tâm đến thiết kế và xây dựng các vòng xuyến. Để nhờ đó, dần dần chúng ta hình thành thói quen đi lại hiệu quả, điềm tĩnh và an toàn.
Tôi nghĩ đó là một việc cần thiết./.