Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Căn bệnh “nhờn thuốc”

Q.H: Thứ năm 24/10/2024, 17:06 (GMT+7)

Đầu tháng 10, cảnh sát giao thông và các đơn vị chức năng liên quan triển khai ra quân xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đối với học sinh tại các trường học trên địa bàn. Chỉ sau một, hai tuần, hàng ngàn trường hợp vi phạm đã bị xử lý…

Thực ra thì năm nào cũng vậy, cũng sẽ có những đợt “ra quân” như thế. Khoan chưa bàn đến hiệu quả, nhưng có thể nói, việc một năm, hay “thỉnh thoảng” lực lượng cảnh sát giao thông mới tiến hành kiểm tra xử lý gắt gao với tên gọi là các “đợt ra quân” hay “chiến dịch”, có cảm giác giống như chúng ta uống kháng sinh, lâu dần thành nhờn thuốc, mà không có biện pháp điều trị tận gốc của vấn đề.

Do vậy, có thể nói, hiệu quả nhiều khi không được như mong đợi. Những vi phạm cứ lặp đi lặp lại…

Empty

Không chỉ với vấn đề học sinh tham gia giao thông, mà còn ở mọi “chiến dịch” khác, từ kiểm tra đội mũ bảo hiểm, chở quá tải quá khổ, xe khách dừng đỗ sai quy định, vượt đèn đỏ, uống rượu bia tham gia giao thông, dọn dẹp vỉa hè, biển bảng quảng cáo, xe cũ nát, xe không đạt tiêu chuẩn tham gia giao thông…

Có thể kể ra hằng hà sa số các chiến dịch như thế trong năm. Và như đã nói, kết quả luôn không được như mong đợi. Ngay kể cả vấn đề bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, mà chúng tôi đã đề cập đến trong khá nhiều bài viết trước đây.

Dù hiện nay hầu như ai điều khiển xe máy trên đường cũng đều “phải” đội mũ bảo hiểm, nhưng thực tế, rất nhiều chiếc mũ trên đầu họ chỉ có tác dụng “bảo vệ” khỏi sự kiểm tra của lực lượng chức năng, mà không hề an toàn cho tính mạng, sức khỏe khi chẳng may gặp tai nạn. Mà người ta thường gọi là “mũ bảo hiểm thời trang” (?).

Quay trở lại việc “xử lý” học sinh điều khiển phương tiện không phù hợp khi tham gia giao thông. Vào tháng “cao điểm”, lực lượng chức năng, nhà trường phối hợp ra thông báo đến phụ huynh và học sinh về việc sẽ siết chặt, xử lý nghiêm vi phạm. Học sinh nào… sợ thì sẽ chuyển sang đi xe ôm, taxi, xe bus hoặc cha mẹ chở đi học, còn những em vẫn muốn đi xe máy thì tìm cách tránh né các chốt kiểm tra, hoặc gửi xe xa cổng trường rồi đi bộ vào.

Cứ như vậy, năm này qua năm khác, hết đợt “cao điểm” thì đâu lại vào đấy. Vi phạm vẫn hoàn vi phạm.

Nhưng, liệu có phải lỗi của trẻ nhỏ?

Khi người lớn 'làm gương' xấu cho trẻ nhỏ

Khi người lớn "làm gương" xấu cho trẻ nhỏ

Bây giờ, quay lại chuyện “lỗi” của người lớn. Cha mẹ, người lớn luôn là tấm gương phản chiếu với con trẻ. Khi bắt đầu có nhận thức, là chúng sẽ lấy cha mẹ, người lớn tuổi xung quanh, thường xuyên tiếp xúc với chúng để làm theo.

Từ chuyện vứt rác, khạc nhổ bừa bãi ra đường, nói tục chửi bậy, lái xe vượt đèn đỏ, chen lấn xô đẩy, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, dùng điện thoại khi đang điểu khiển phương tiện trên đường… Rất nhiều những ví dụ như thế, và diễn ra hằng ngày, đập vào mắt trẻ nhỏ. Và chúng cứ vậy học theo, không nghĩ đó là điều sai trái. Hoặc biết đó là việc làm sai, nhưng bố mẹ, ông bà, người lớn tuổi làm được, tại sao chúng lại không thể làm?

Có một điều khá kỳ lạ khi đi trên đường phố, đó là những người, càng lớn tuổi, càng thường xuyên và “ngang nhiên” vi phạm luật giao thông. Và có vẻ họ rất ít bị xử lý bởi lực lượng chức năng, nên tình trạng này vẫn diễn ra phổ biến.

Vậy, đặt câu hỏi, khi trẻ nhỏ đi cùng người lớn ra đường, chúng nhìn thấy việc vi phạm ấy và sẽ có suy nghĩ, hành động bắt chước, làm theo… Tại sao lại xử lý chúng? Mà không có biện pháp triệt để với những sai phạm của người lớn?

Người lớn cần nghiêm túc mới có thể khiến trẻ nhỏ không phạm lỗi

Người lớn cần nghiêm túc mới có thể khiến trẻ nhỏ không phạm lỗi

Nếu chúng ta vẫn chỉ giải quyết vấn đề bằng những “tuần lễ ra quân”, “tháng cao điểm”, thì sẽ không bao giờ thay đổi được một thực tế, là mọi “căn bệnh” trên đường nói riêng, và các vấn đề xã hội của chúng ta, đều đã bị “nhờn thuốc”…

Việc để con em đi xe máy đến trường, đặc biệt là những loại xe máy phân khối lớn, rõ ràng trách nhiệm đầu tiên thuộc về phụ huynh. Khi các em “được phép” đi ra đường trên những phương tiện không phù hợp và bị xử lý, không thể trách lực lượng chức năng hay nhà trường. Và, trước khi xử lý con trẻ, cần nghiêm khắc với người lớn.

Q.H/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Sáng 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành sau 17 năm với không ít khó khăn, thách thức.  Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh VOV Giao thông bên lề sự kiện quan trọng này.

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

Sáng 22/12, UBND TPHCM tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Sau đó, từ 10h, 14 nhà ga của tuyến metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ đồng loạt mở cửa và sẵn sàng đón khách.

Đi xe đò 18 tiếng để trải nghiệm Metro số 1

Đi xe đò 18 tiếng để trải nghiệm Metro số 1

Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro. Từ dấu mốc mang ý nghĩa lịch sử này, người dân TP.HCM gửi gắm niềm tin và kỳ vọng vào những bước chuyển mình của giao thông đô thị hiện đại.

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Trong quá trình thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, đã có nhiều vấn đề phát sinh như giải phóng mặt bằng, di dời các chướng ngại vật ngầm dưới lòng đất, thay đổi về thông số kỹ thuật dựa trên điều kiện thực tế tại công trường, các quy trình thủ tục về hợp đồng,...

Giáo dục tài chính cá nhân: Chìa khóa giúp người trẻ làm chủ tương lai

Giáo dục tài chính cá nhân: Chìa khóa giúp người trẻ làm chủ tương lai

Với thế hệ trẻ, khi đứng trước nhiều “cám dỗ” chi tiêu và những quyết định tài chính lớn, thì việc trang bị kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là điều cần thiết để đảm bảo một tương lai ổn định và vững vàng.

Đừng để 'chảy máu lao động' dịp cuối năm

Đừng để "chảy máu lao động" dịp cuối năm

Để giữ chân lao động, các đơn vị sử dụng lao động cần đưa ra mức tiền lương, chế độ làm việc hấp dẫn. Đồng thời có chuỗi chăm lo cho người làm, đảm bảo công việc ổn định, lâu dài chứ không phải ở chỗ thu nhập, tiền thưởng là có thể thu hút nhân sự, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Phố Cầu Mới, ngã tư Sở: Đường hay chợ?

Phố Cầu Mới, ngã tư Sở: Đường hay chợ?

Sáng nào, phố Cầu Mới, quận Đống Đa, Hà Nội, nằm ngay sát chợ Ngã Tư Sở cũng tấp nập hoạt động kinh doanh buôn bán, nhiều mặt hàng hoa quả, rau củ, thịt cá được bày bán tràn lan trên vỉa hè, dưới lòng đường.