Lãnh án tù vì không trả tiền quá cước hành lý và những chiêu trò lách luật

Mới đây, cựu lãnh đạo hãng Hàng không Thai Airways Wallop Bhukkanasut bị kết án hai năm tù vì không trả quá cước hơn 300 kg hành lý trên chuyến bay từ Nhật Bản đến Thái Lan cách đây 11 năm. Trên thực tế, cũng đã có nhiều vụ việc hành khách sử dụng mưu mẹo

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Cựu lãnh đạo hãng Hàng không Thai Airways Wallop Bhukkanasut bị kết án hai năm tù vì không trả quá cước hành lý. Ảnh: Bangkokpost

Theo tòa án Thái Lan, năm 2009 ông Wallop Bhukkanasut từ Nhật Bản trở về nhà cùng vợ. Ông này từng là Chủ tịch hội đồng quản trị của hãng Thai Airways đã yêu cầu nhân viên thay đổi trọng lượng kê khai hành lý để vận chuyển ễn phí.

Một năm sau, việc lạm quyền mới bị phát hiện và ông này phải từ chức, đồng thời còn bị yêu cầu bồi thường tiền hành lý quá cước.

Không có quyền lực để trốn việc quá cước hành lý theo như cách của ông Wallop,  nhiều hành khách nghĩ ra đủ chiêu trò để khỏi phải trả thêm tiền quá cước hành lý.

Ryan Carney Williams, một nghệ sĩ và nhà thiết kế được biết đến với cái tên Ryan Hawaii, đã mặc 8 chiếc quần tây và 10 chiếc áo sơ trên chuyến bay về nhà ở Anh từ Keflavik (Iceland), đây là số quần áo bị thừa ra trong đống hành lý của anh.

Nhân viên của hãng hàng không British Airways đã gọi cho một nhân viên bảo vệ sau khi Hawaii không chịu rời khỏi bàn làm thủ tục khi anh ta bị từ chối lên máy bay.

“Tại sao tôi bị từ chối lên máy bay? Tại sao tôi không được bay? Đừng nói với tôi là tôi không được lên máy bay". 

"Chúng tôi có cần gọi cảnh sát không?" 

Hawaii cũng bị từ chối lên chuyến bay easyJet vào ngày hôm sau do hành vi trước đó của anh ta - và cuối cùng anh này bay trở lại Anh bằng chuyến bay của hãng Norwegian.

Nam ca sĩ ngất xỉu vì mặc quá nhiều đồ trên người. Ảnh: Facebook/James McElvar

Li kỳ hơn, vào năm 2015, một thành viên của một nhóm nhạc nam đã bất tỉnh trên chuyến bay easyJet từ London đến Glasgow sau khi mặc toàn bộ quần áo (bao gồm 6 chiếc áo phông, 4 chiếc áo thun, 3 chiếc quần jean, 2 đôi quần đùi chạy bộ, 1 chiếc áo khoác và 2 chiếc mũ) lên máy bay để tránh phí hành lý quá cước 45 bảng Anh.

Người này cho biết: “Không thể đi bộ được, tôi gần như không thể đi lên máy bay. Tôi muốn cởi bỏ tất cả ngay khi về đến chỗ ngồi – bên cạnh tôi là một chiếc ghế trống nên tôi có thể để một trong những chiếc túi của mình lên – tuy nhiên tôi được thông báo là phải đợi cho đến khi máy bay cất cánh”.

Sau đó, anh ta kiệt sức và bất tỉnh; một nhân viên y tế đã giúp anh ta hồi phục.

Theo các chuyên gia, hành khách cần có một số lưu ý khi chuẩn bị hành lý trước mỗi chuyến bay.

Ông Beto O’rourke, nhân viên tại một phòng bán vé máy bay, cho biết: "Hãy lựa chọn những valy hay túi xách thật nhẹ. Tôi từng nhìn thấy những người đi bộ với những kiện hành lý nặng chịch. Bản thân cái valy của họ cũng đã nặng rồi, như thế rất lãng phí cân. Các hãng hàng không có chính sách về hành lý xách tay và trọng lượng tối thiểu. Thế nhưng họ cũng không quá khắt khe về việc này, vì thế bạn phải làm sao để hành lý của mình có cảm giác không quá khổ, trông bình thường và thoải mái, như thế chẳng ai gây khó dễ cả”.

Theo một nghiên cứu gây sốc của công ty bảo hiểm du lịch Columbus Direct, cứ 1 trong 5 người Anh phải trả phí vì vượt quá hạn mức hành lý. Quy định về hành lý của các hãng hàng không đã khiến hành khách phải trả gần 400 triệu bảng Anh phí quá cước mỗi năm.

1/5 người Anh từng bị tính phí hành lý quá cước cho một chuyến bay trong hai năm 2016 -2017, dẫn đến trung bình mỗi người phải trả 135 bảng Anh.

Cứ 1 trong 5 người Anh phải trả phí vì vượt quá hạn mức hành lý. 

Tuy nhiên, hành khách cũng đổ lỗi cho các hãng hàng không vì đã tính phí hành lý phức tạp và khó hiểu khi thường xuyên thay đổi tùy thuộc vào tuyến bay, sân bay hạ cánh và hạng vé.

Phí hành lý quá cước và quá cân ngay cả với cùng một hãng hàng không có thể khác nhau rõ rệt, một số hãng có tới 32 khung tính phí khác nhau.

Còn các hãng hàng không Việt Nam quy định phổ biến hành lý xách tay hành khách được mang theo tối đa là 7kg nếu quá cước và không khai báo, hành khách sẽ phải đóng phí phạt cao ở cửa khởi hành.

Như Jetstar Pacific, phí hành lý xách tay quá cước tại quầy thủ tục là 360.000 đồng, tại cửa ra máy bay là 500.000 đồng. Trong khi Vietjet đang áp dụng loại phí này là 330.000 đồng nếu đóng ở quầy làm thủ tục, và 550.000 đồng nếu đến cửa khởi hành nếu hành khách bị phát hiện hành lý xách tay quá cước.

Riêng các chặng bay quốc tế, các hãng sẽ tính hành lý quá cước tùy theo chặng bay, điểm đến, nhưng phổ biến là tính theo số kg quá cước với mức phí mua tại quầy làm thủ tục từ 315.000 đồng/kg và mua tại cửa khởi hành từ 450.000 đồng/kg

Để tránh bị thu phí quá cước cao, các hãng khuyến cáo hành khách có nhu cầu nên mua hành lý ký gửi tại thời điểm đặt vé hoặc mua qua đại lý, tổng đài trước 3 giờ so với giờ khởi hành.