Làm sao để việc đưa trẻ đến trường không là tác nhân gây ùn tắc?

Những người tham gia giao thông tại Anh hiện nay đang phải mất thêm tới 15 phút cho mỗi chuyến đi, bởi tình trạng cha mẹ đưa con em đi học hàng ngày.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
London là thành phố tắc nghẽn nhất ở Anh, tắc nghẽn thứ 6 thế giới khi các lái xe bị mắc kẹt ngoài đường trung bình là 227 giờ mỗi năm. Ảnh: Dailymail

Theo nghiên mới đây của Adral, một công ty bảo hiểm xe hơi, mật độ giao thông tăng gần 1/5 trong suốt năm học. 80% những người đưa đón con bằng ô tô trên thực tế có thể sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay thế, nhờ vậy sẽ không gây ra ùn tắc.

Một số người dân cho biết:

 

“Việc cha mẹ đưa đón con bằng ô tô thực sự là vấn đề lớn, đặc biệt là đối với những người đang có việc gấp và cần phải đi đến đâu đó”.

“Những chiếc xe tới khu vực cổng trường thay vì đỗ ở bãi đỗ xe. Họ ngồi trong xe đợi sau đó những đứa trẻ băng qua đường một cách không an toàn để lên ô tô. Điều này khiến giao thông hỗn loạn và ùn tắc”.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng số vụ va chạm giảm tới 43% trong thời gian học sinh nghỉ học. Gần 1/2 số người được khảo sát cho biết họ đi làm muộn vì lí do giao thông ít nhất mỗi tháng một lần. London là thành phố tắc nghẽn nhất ở Anh, tắc nghẽn thứ 6 thế giới khi các lái xe bị mắc kẹt ngoài đường trung bình là 227 giờ mỗi năm.

Bình luận về những số liệu này, Sabine Williams, người đứng đầu Adral cho biết: Cuộc điều tra cho thấy việc phụ huynh đưa con đến trường đang ảnh hưởng đến tất cả người đi làm.

Việc phụ huynh đưa con đến trường đang ảnh hưởng đến tất cả người đi làm. Ảnh: Dailymail

Trong khi đó, ông Bob Sheldon, Hiệu trường một trường tiểu học, chia sẻ:

 

“Bạn biết đấy, ngày xưa, cha mẹ có thể để con tự đến trường và không phải lo lắng quá nhiều về việc liệu có chuyện gì xảy ra với con mình hay không. Còn hiện nay, thế giới mà chúng ta đang sống, ngày càng nhiều phụ huynh cảm thấy bất an nên họ muốn tự mình đón con”.

Đồng quan điểm, ông Steve Brooks, Giám đốc Sustrans (tổ chức từ thiện giao thông bền vững) cho biết: Không ngạc nhiên khi có ít va chạm giao thông trong kỳ nghỉ. Hiện nay, các con đường xung quanh trường học quá đông đúc. Tình trạng tắc nghẽn cũng ảnh hưởng đến chất lượng không khí và 4 trong 10 trẻ em đang hít phải không khí độc hại ở trường.

Theo ông Steve Brooks, nếu cải thiện và đầu tư cơ sở hạ tầng dành cho đi bộ và đi xe đạp, số trẻ em đi bộ, đi xe đạp đến trường sẽ gia tăng, làm giảm lưu lượng ô tô trên đường.

Được biết, cứ 4 ô tô lưu thông trên đường giờ cao điểm sáng thì có 1 xe đưa con tới trường. Trong khi đó, khoảng cách trung bình tới trường là 2,5 km và có thể dễ dàng đi bộ, đi xe scooter và đi xe đạp.

Các chuyên gia đề xuất, chính quyền cần hỗ trợ các gia đình và nhà trường trong việc khuyến khích học sinh đi bộ và đi xe đạp; đồng thời đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp.

Một số học sinh bày tỏ ý kiến:

 

“Như mọi người thấy đấy con phố này có rất nhiều ô tô và không có nhiều người đi bộ.

“Cháu thấy cần xây dựng vỉa hè tốt hơn nữa để giúp mọi người có thể đi bộ bởi vì khi chúng cháu đi ở đây thì thấy là vỉa hè nhỏ quá ạ”.

Tại Việt Nam, tình trạng ùn tắc trước cổng trường học do phụ huynh chờ đón con cũng trở thành một vấn đề nhức nhối, gây mất an toàn giao thông. Phần lớn trường học ở các khu vực đông dân cư, xe buýt cỡ lớn không thể tiếp cận nên học sinh vẫn được cha mẹ đưa đón thay vì sử dụng các phương tiện công cộng.

Với những khu vực như vậy, tại Hội thảo Mini bus với đô thị Việt Nam do Kênh VOV Giao thông tổ chức, các chuyên gia đều đưa ra nhận định rằng, nibus có thể sẽ là “cứu cánh”.

Ông Nguyễn Công Nhật, Phó Tổng giám đốc Transerco cho biết:

 

“Một trong những giải pháp trọng tâm là tập trung mở thí điểm các tuyến ni bus. Những xe đó có thể vào những trục đường nhỏ hơn thậm chí mặt cắt chỉ 4-5 mét, để len lỏi vào những tuyến đường nhỏ hơn mà tập trung mật độ dân cư đông và đưa họ ra những trục chính và chúng tôi phấn đấu và làm sao khoảng cách đi bộ chỉ khoảng 500 mét thì mới phù hợp cho hành khách đi bộ tiếp cận với GTCC”.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để nibus hoạt động hiệu quả, cần quy hoạch lại mạng tuyến, hệ thống giá vé linh hoạt, có cơ chế khuyến khích đầu tư... từ đó thay đổi thói quen sử dụng xe máy của mọi người; và để các bậc phụ huynh không phải dùng xe máy đưa con em tới trường nữa.