Làm sao để BHXH thực sự hấp dẫn với người lao động?

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Luật BHXH sửa đổi theo hướng khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận một lần. Mục tiêu hướng tới là BHXH toàn dân và quỹ BHXH công khai, minh bạch,được quản lý một cách chặt chẽ để người lao động tin tưởng.

 

Ảnh nh họa

Là người lao động, hầu hết đều muốn khi đến tuổi  đều muốn được nghỉ ngơi và có chế độ hưu trí. Vừa tránh phụ thuộc vào con cháu, lại đề phòng được rủi ro khi không còn khả năng lao động. Bảo hiểm xã hội vì thể luôn thể hiện sự ưu việt của mỗi nhà  nước. Việc nhiều năm qua, nhà nước cho phép người lao động được phép tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là phù hợp với tâm nguyện ấy.

Tuy nhiên, trong suốt quá trình thực thi Luật bảo hiểm xã hội thời gian vừa qua đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Khiến nhiều nơi, người lao động đổ xô đi rút bảo hiểm xã hội một lần,gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý. Nguy cơ làm đổ vỡ quỹ an sinh xã hội đã được gầy công xây dựng bấy lâu là hiện hữu.

Chưa kể, tình trạng, rút sổ bảo hiểm để cho vay, sang tay lòng vòng kiếm lời cũng xuất hiện. Người lao động dù được cơ quan chức năng cảnh báo, việc rút” một cục” tiềm ẩn rủi ro rất lớn về sau nhưng vẫn phải làm.

Nguyên nhân là thời gian đóng bảo hiểm quá dài với 20 năm liên tục mới được lĩnh lương hưu. Trong khi chỗ làm việc của nhiều người lại liên tục biến động, thu nhập lúc cao lúc thấp. Lo cái ăn cái mặc hàng ngày đã vất vả, thu không đủ chi, không có khả năng tích lũy nên việc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là vượt quá tầm với. Việc cho phép rút bảo hiểm xã hội một lần cũng khiến người lao động cảm thấy dễ dãi khi khi thực hiện nên bỏ qua các tính toán lâu dài.

Đó là chưa kể, nhiều doanh nghiệp lách luật, trốn tránh đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nhưng vẫn không bị truy thu, xử phạt; gây mãn cho nhiều người về quỹ bảo hiểm xã hội.

Hiện nay, Chính phủ đã giao cho các bộ, ngành tiến hành  tồng hợp để sửa đổi Luật bảo hiểm xã hội trong thời gian tới như là linh hoạt trong cách đóng bảo hiểm xã hội; rút ngắn thời gian đóng; hỗ trợ bằng tiền nhiều hơn nữa cho các đối tượng đóng tự nguyện là người nghèo, người dễ bị tổn thương.

Vấn đề lúc này là chờ đến khi sửa luật, thực trạng việc rút bảo hiểm xã hội một lần; số người đóng bảo hiểm xã hội ít đi đang diễn ra cần được khắc phục ngay và chấn chỉnh kịp thời.

Theo đó, bản thân ngành bảo hiểm xã hội với vai trò chủ quản được giao phải phối hợp chặt chẽ với Liên đoàn lao động đẩy mạnh truyền thông để người lao động hiểu rõ thiệt hơn của việc rút bảo hiểm xã hội một lần.

Đồng thời điều chỉnh và kịp thời chi trả cho người lao động theo chính sách bảo hiểm khi bị tai nạn lao động, trợ cấp thất nghiệp; ốm đau, thai sản.

Người tham gia khi đó sẽ củng cố thêm niềm tin vào hệ thống bảo hiểm xã hội để tiếp tục yên tâm đóng góp.

Về lâu dài, nếu coi bảo hiểm xã hội là một trụ cột đảm bảo an sinh xã hội thì vấn đề thực thi công bằng trong trích nộp quỹ của doanh nghiệp và các tổ chức cho người lao động cũng cần được kiểm tra, giám sát thường xuyên.

Đơn vị, tổ chức nào làm sai, né tránh, không đảm bảo quyền và nghĩa vụ phải bị xử lý. Các đơn vị làm tốt phải được tạo điều kiện, hỗ trợ tối đa về cơ chế, chính sách để tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người lao động; giúp họ vừa ổn định cuộc sống trước mắt; đồng thời tính toán các bước sinh kế khi đến tuổi nghỉ hưu.

Rõ ràng để bảo hiểm xã hội thực sự hấp dẫn với người tham gia, rất cần sự chuyển động thực chất từ cơ quan quản lý đến các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp từ chính sách đến các hành động cụ thể để giải quyết bất cập ngay trước mắt đến lâu dài.