Làm gì để giữ chân người lao động sau mỗi mùa hạn, mặn?

Chỉ chưa tới 10 năm kể từ đợt hạn mặn lịch sử 2015-2016, miền Tây Nam Bộ đã chứng kiến số lượng lao động ly nông, ly hương để vào nhà máy tại TP. HCM và miền Đông Nam Bộ rất lớn, kéo theo nhiều hệ lụy.

Đến huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng vào lúc địa phương này đã gần kết thúc đợt thu hoạch vụ lúa Đông Xuân muộn, những cánh đồng còn thơm mùi rạ mới nhưng nông dân lại ngậm ngùi vì năng suất lúa giảm từ 50% - 70% so với mọi năm.

Trước đó, vào tháng 2/2024, địa phương đã khuyến cáo nông dân không nên xuống giống vụ Đông Xuân muộn vào lúc cao điểm hạn, mặn, nhưng lúa đang bán được giá cao nên nông dân chấp nhận “xé rào”. Kết quả, do nắng hạn gay gắt và nhiễm mặn lâu ngày nên lúa vàng úa, cây còi cọc, hạt không đầy gạo.

Đã vậy, trong quá trình canh tác, lúa bị cháy do ruộng cạn nước nên nông dân liều bơm nước mặn trên 1,5‰ để cứu lúa khỏi chết khô. Nhắc vụ mùa khổ cực, nhiều nông dân ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng bày tỏ nỗi lòng khi chính mình “xé rào” trồng lúa bất chấp hạn, mặn tấn công...

 

Nông dân huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng nhổ cây lúa bị nhiễm mặn nặng nề, toàn vụ mùa Đông Xuân muộn giảm năng suất từ 50%-70%.

Thông tin mới nhất từ Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, toàn địa phương có hơn 1.000 hecta lúa bị ảnh hưởng do thiếu nước kết hợp ngộ độc phèn dẫn đến giảm năng suất, trong đó 33 hecta thiệt hại trắng.

Vụ Đông Xuân muộn này nhiều nông dân ở Trần Đề chỉ thu hoạch chưa đến 4 tấn/hecta, tiền thuê đất giá 7 triệu/hecta, tiền lúa giống và phân bón chiếm trên 2,5 triệu đồng/công, nếu tính tổng chi phí nông dân huề vốn hoặc sẽ lỗ trung bình 2 triệu/hecta. Lúa thì èo ọt, đất thì mặn chát khô cằn, nông dân nghèo hết vốn tái vụ nên chuyện ly hương tìm sinh kế mới sau mùa hạn, mặn cũng là chuyện đương nhiên.

Chuyên gia kinh tế Trần Hữu Hiệp phân tích: “Di dân không phải là chuyện mới, lịch sử vùng ĐBSCL đã chứng kiến nhiều cuộc di dân. Nếu trước đây ĐBSCL được xem là nơi “đất lành chim đậu” thu hút nhiều người tìm đến xin việc làm thì mấy thập niên vừa qua nó đang đi theo chiều ngược lại, người dân vùng này rời bỏ quê hương lên thành phố tìm việc. Biến đổi khí hậu không những để lại hậu quả trong sản xuất mùa màng mà còn để lại di chứng hạn, mặn trong mỗi gia đình ở ền Tây. Chúng ta cần tiếp cận nó để có giải pháp đa ngành”.

Những khu vực bị ảnh hưởng hạn mặn ở ền Tây, đất đều khô cằn, nứt nẻ không thể trồng cây và chăn nuôi.

Báo cáo kinh tế thường niên vùng ĐBSCL năm 2023 của Liên đoàn thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, trong 10 năm qua, ĐBSCL đã có 1,3 triệu lao động ly hương. Trong đó, An Giang có số lượng nhiều nhất là 400.000 người, Cà Mau đứng thứ hai với 200.000 người. Trong dòng người rời quê lên phố có đến 73% lao động ở độ tuổi vàng từ 20-39, bỏ lại một ĐBSCL với khoảng trống nhân lực khó bù đắp tại chỗ và có tốc độ già hóa dân số nhanh đứng đầu cả nước.

Thực chất, vấn đề âm ỉ tại ĐBSCL nhiều thập niên qua là địa phương thiếu việc làm, thu nhập từ nông thôn kém hấp dẫn hơn thành thị, người dân thiếu tư liệu sản xuất. Biến đổi khí hậu chỉ là “giọt nước tràn ly” để tình trạng ly hương lan rộng như một “hu hướng” tất yếu.

Hệ lụy của ly hương đã khiến cho địa phương thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Trung bình, một tỉnh/thành ở ĐBSCL phải tuyển vào từ 8.000 - 10.000 lao động/năm cho các doanh nghiệp nhưng vẫn không đầy. Thiếu lao động, hiệu suất kinh doanh kém, tăng chi phí phát sinh đã làm giảm sức hấp dẫn của các khu, cụm công nghiệp trong mắt doanh nghiệp dẫn đến việc trì hoãn các dự án đầu tư mới.

Dân số độ tuổi vàng từ 20-39 ở ĐBSCL ly hương vào các khu công nghiệp ở Bình Dương, Đồng Nai và TP.HCM

 Để giữ chân người lao động chỉ khi nào ĐBSCL xây dựng được một quê đáng sống mà ở đó cơ sở hạ tầng phát triển, được doanh nghiệp quan tâm, khu cụm công nghiệp mở rộng. Chuyên gia kinh tế Trần Hữu Hiệp cho biết: “Quy hoạch khu, cụm công nghiệp không phải vạch ra để đó mà phải thật sự có doanh nghiệp đầu tư vào mới tạo việc làm. Từ đó mới tạo lại phong trào “di cư ngược”, nói là “di cư ngược” nhưng thực chất đó một quy luật thuận theo nhu cầu phát triển bình thường. Người dân ền quê ai cũng muốn gắn bó với quê hương và có thu nhập cao. Khi địa phương chưa tạo ra việc làm cho lao động nên họ chấp nhận rủi ro rời bỏ làng quê của mình tới nơi có cuộc sống bấp bênh”.

Hiện tỉ lệ lao động qua đào tạo ở ĐBSCL chỉ ở mức 14,5%, thấp rất xa tỉ lệ chung cả nước là hơn 26%. Vùng phải phát triển cơ sở đào tạo nghề, trường nghề đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp chứ không phải chỉ có lao động cơ bắp hay làm những hoạt động căn bản. Nông nghiệp vẫn luôn là thế mạnh cần được chú trọng. Kế đến là phát triển công nghiệp chế biến, hỗ trợ nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật. Nhận diện được thách thức và tiếp cận với các giải pháp đa chiều, các tỉnh/thành vùng ĐBSCL đang nỗ lực để giữ chân người lao động.

Ông Trịnh Minh Hùng – Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Trà Vinh cho biết: “Tỉnh Ủy, UBND và các Sở - Ngành tỉnh Trà Vinh đã tìm những giải pháp căn cơ để người dân vùng quê bám ruộng, giữ vườn mà không phải ly hương. Phát triển kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi sản xuất từ nhỏ lẻ manh mún qua liên kết quy mô lớn, tập trung vào sản xuất – lúa gạo – trái cây. Hoàn thiện hệ thống hạ tầng để vận chuyển dễ dàng, nông dân có động lực sẽ bám lấy và gieo mầm tại quê hương”.

Chấp nhận sống trong các khu trọ ọp ẹp, người dân ền Tây vẫn chọn các đô thị lớn để duy trì sinh kế.

Ông Võ Xuân Tân - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang thì cho rằng: “Địa phương chúng tôi vẫn đang triển khai công tác đào tạo nghề. Theo tôi nghĩ, để giải quyết việc làm ở nông thôn thì lĩnh vực Dịch vụ nông nghiệp hiện nay khá tiềm năng. Cơ giới hóa cần lao động ứng dụng máy móc cũng tạo việc làm cho người lao động. Chính sách vốn giúp nông dân khởi nghiệp một mặt tạo công ăn việc làm, một mặt phát triển ngành nghề lao động ở nông thôn, để chính nông dân làm ra những sản phẩm chất lượng và cung ứng cho các doanh nghiệp ở địa phương”.

Hạn mặn đã trở thành tất yếu đối với ền Tây Nam Bộ, vậy nên trong bài toán thuận thiên, ngay từ lúc này, các địa phương cần phải có những giải pháp đồng bộ, căn cơ để cùng lúc thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời giữ chân người lao động, ly nông bất ly hương.

Nếu còn cơ hội, người trẻ hãy thử chọn ở lại một lần và sáng tạo hết sức mình để làm sống lại những cánh đồng. Bức ảnh ghi lại cảnh anh Phạm Đình Ngãi (người sáng lập Trà Vinh Farm) khai thác mật hoa dừa tại Trà Vinh. Anh là người đã bỏ phố về quê khởi nghiệp từ nông nghiệp.

Tự nâng cao nội lực và cơ hội nội sinh”

Muốn giữ chân được lao động thì buộc phải tăng cường “sức khỏe” cho vùng ĐBSCL. Đó là việc tiên quyết cần phải làm. Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh Vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã chuyển hướng chiến lược trong tư duy phát triển Vùng.

Từ việc khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh dịch chuyển sang thích ứng thuận thiên, biến thách thức thành cơ hội và lấy con người làm trung tâm; coi tài nguyên nước là cốt lõi trong quá trình phát triển. Nên Vùng phải dựa vào đây để chuyển đổi sang một mô hình phát triển mới theo hướng tăng giá trị, phát huy các nguồn lực tự nhiên - con người - khoa học công nghệ - đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Sẽ không có chuyện xây nhiều khu công nghiệp rồi mặc định rằng sẽ có doanh nghiệp đầu tư. Để thu hút đầu tư, có lẽ các địa phương ĐBSCL nên chú trọng 5 vấn đề, về: ưu đãi các loại thuế (thuế đất, thuế môi trường...); Ưu đãi cho các doanh nghiệp tạo được nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương; Đơn giản hóa các thủ tục hành chính; Đầu tư cơ sở hạ tầng để khu công nghiệp đầy đủ tiện ích và chính sách đào tạo nghề nghiệp cho con em địa phương làm việc tại quê nhà.

Mức lương ở ền Tây quá thấp là sự thật nên địa phương phải cho người trẻ nhìn thấy tương lai để họ ở lại. Điều này tỉnh Bạc Liêu đã triển khai bằng cách chiêu mộ người tài. Theo đó Giáo sư về địa phương công tác sẽ được hỗ trợ 500 triệu đồng, còn sinh viên tốt nghiệp đại học loại xuất sắc sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng.

Tiếp đến là địa phương phải có chính sách và giải pháp cho nhóm lao động chân tay và cao tuổi. Để tăng cơ hội việc làm, đảm bảo công bằng trả lương cho người 2 nhóm này thì TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL cần thành lập các trung tâm đào tạo lại nghề, giới thiệu việc làm cho họ.

Bên cạnh rất nhiều chính sách được triển khai và đề cập đến thì quyết định vẫn là ở người dân. Nhìn nông thôn đìu hiu, vắng vẻ, nhiều cánh đồng bỏ hoang hoặc thiếu nhân lực canh tác… ai cũng tiếc. Nếu còn cơ hội thì chúng ta cũng nên cân nhắc chọn ở lại để cùng vượt lên chính mình. Đối mặt với một vụ mùa khó khăn vì biến đổi khí hậu, hãy tạo cho mình một sáng kiến mới, thử một lần làm sống lại cánh đồng. Biết đâu sự sống sẽ được bắt đầu lại!