Ca đoàn Thiếu nhi và Điều ước Giáng sinh
Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Nhà ở Cầu Giấy, ngày nào chị Bùi Thị Thắm cũng phải đi làm qua trục đường Phạm Hùng- Phạm Văn Đồng để đến chỗ làm ở Thanh Xuân. Trên trục đường này, những ngày mưa lớn, chị Thắm thường phải băng qua đoạn ngập ở đầu đường Dương Đình Nghệ, trước cổng tòa nhà Kengnam. Có khi, nước ngâp sâu cả bánh xe, khiến chị Thắm chỉ còn biết trèo lên vỉa hè chờ nước rút:
"Đường Phạm Văn Đồng vốn đã rất tắc rồi, xe ô tô có khi không di chuyển được chút nào luôn. Xe máy cũng phải đi lên cả vỉa hè để đợi đỡ mưa hoặc đỡ tắc mới đi được".
Còn chị Nguyễn Thị Luyến (ở Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội) lại thường xuyên gặp phải tình trạng mắc kẹt trên trục đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) mỗi lần Hà Nội có mưa lớn. Mỗi khi đi qua điểm ngập là từng ấy lần phải mất công chờ đợi, tốn tiền để sửa xe:
"Khu này cứ mưa to 1-2 tiếng là ngập, phức tạp về xe cộ, có khi còn xảy ra tai nạn do ổ gà ở dưới mình không lường trước được. Còn những người làm ở công ty hay làm giờ hành chính thì đi lại rất khó khăn".
Theo thống kê của Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội, với các trận mưa có lượng mưa từ 50 - 70mm/h, Hà Nội sẽ có 11 điểm úng ngập. Với những trận mưa có cường độ cao, tập trung trong thời gian ngắn, lượng mưa đến 100mm/h trở lên gây quá tải cho hệ thống thoát nước ghi nhận thêm 19 điểm úng ngập cục bộ và một số điểm ứ đọng nước do mặt đường trũng, thấp.
Nguyên nhân gây ngập sâu được Công ty Thoát nước Hà Nội chỉ ra, do cao độ nền thấp hơn khu vực xung quanh nên khi mưa lớn, nước dồn về, gây ra úng ngập cục bộ. Mặt khác, do hệ thống thoát nước vận hành theo nguyên lý tự chảy nhưng các trạm bơm đầu mối hiện nay chưa hoàn thiện đồng bộ theo quy hoạch nên việc tiêu thoát nước ra nguồn xả còn hạn chế.
Nói về tác hại của úng ngập đến kết cấu hạ tầng giao thông, TS Đào Huy Hoàng, Viện Khoa học Công nghệ GTVT cho biết, nước được coi là kẻ thù của mặt đường, bởi vậy, tất cả các công trình đường bộ đều phải có giải pháp thoát nước cho mặt đường.
Tuy vậy, với tình trạng ngập úng đô thị, mặc dù các đô thị như Hà Nội và TP. HCM đều có các dự án chống ngập, triển khai hàng năm, tốn kém nhiều chi phí, song, hiệu quả chưa được như kỳ vọng, dẫn đến mặt đường bị hư hỏng nhanh hơn:
"Đường bê tổng nhựa hoặc kết cấu xử lý liên quan đến nhựa, dưới nó có cấp phối đá dăm và dưới nữa là nền đất mà bị ngâm nước thì sẽ dẫn đến hỏng kết cấu và sau khi bị ngâm một thời gian mà xe cộ đi vào thì nó phá vỡ kết cấu, dẫn đến hỏng từ nền đến mặt đường và dẫn đến bong tróc và hỏng các kết cấu, đặc biệt là kết cầu mặt đường".
Chuyên gia giao thông Doãn Minh Tâm cho biết, các kết quả nghiên cứu của Trường Đại học GTVT đã chỉ rõ, những công trình mặt đường bê tông nhựa không quá 3 lần ngập thì đoạn đường ấy sẽ hỏng. Điều này cũng khiến các công trình đường bộ bị ngập nước thường xuyên hư hỏng, xuống cấp, khiến kinh phí duy tu, bảo dưỡng thường xuyên bị thiếu trước hụt sau:
"Sau một lần ngập thì kiểu gì cũng xuất hiện một số ổ gà hoặc bị bong bật, vì lý do các phân tử nước có tác dụng phân ly nhựa đường, dẫn dến giữa đá và nhựa rời nhau ra. Chưa nói đến hiện tượng ngập như thế mà xe nặng đi qua, toàn bộ nền đường yếu, mặt đường yếu thì tốc độ hư hỏng, phá mặt đường càng cao. Cái này đã được thống kê nhiều năm trên Quốc lộ 1 và các tuyến đường từ Bắc vào miền Trung. Thành thử người làm công tác duy tu, bảo dưỡng lúc nào cũng kêu thiếu tiền".
Theo Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, mặc dù số dự án cho việc chống ngập liên tục gia tăng, nhưng số điểm ngập của Thành phố không hề thuyên giảm. Tuy vậy, kiến trúc sư Trần Huy Ánh cho rằng, đây là thời điểm có nhiều thách thức, song cũng là cơ hội để sửa chữa được, đó là việc lồng ghép mục tiêu của các chiến lược chống ngập vào Luật Thủ đô, quy hoạch Thủ đô và Điều chỉnh chung quy hoạch thủ đô. Theo đó, những tác hại của thiên tai, những nguyên nhân của các kế hoạch khiến các đô thị, đặc biệt là Hà Nội không ứng phó kịp, thậm chí phương án ứng phó bị động sẽ được khắc phục:
"Nếu như làm mà vẫn tiếp tục nhận diện các khó khăn một cách hời hợt, giải quyết không có một chiến lược rõ ràng, các lộ trình không mạch lạc, chỉ nói về mục tiêu, khẩu hiệu thì nguy cơ tiền bạc trôi theo dòng nước rất nhiều, bởi vì những cái úng ngập, rồi trôi đi những cái đầu tư cho giải quyết úng ngập; nó cũng sẽ trôi đi những khoản tiền đầu tư cho hạ tầng giao thông hay những kết cấu hạ tầng đô thị khác, mà sau này còn nguy hiểm hơn đấy là những hạ tầng ngầm, cái tác hại của nó vô cùng lớn vượt quá khả năng ứng phó của Thành phố", Kiến trúc sư Trần Huy Ánh.
Thiệt hại do ngập lụt tại các đô thị không chỉ thể hiện trên việc xuống cấp của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, mà cả trên mọi mặt đời sống, từ giao thông, đi lại, bệnh tật và chất lượng cuộc sống.
Tuy vậy, do chưa có thống kê cụ thể những thiệt hại này, dẫn đến các kế hoạch, các giải pháp chưa được quyết liệt ở mức cần thiết để giảm thiểu tình trạng này. Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông: Tù mù thiệt hại.
Những trận “lụt” của Hà Nội và TP.HCM vốn đã dày, đã nặng trong những mùa mưa gần đây, đang trở nên nghiêm trọng hơn dưới tác động cộng hưởng của thời tiết dị thường, khiến mưa tháng sáu đã trút nước như áp thấp nhiệt đới hoặc hoàn lưu bão.
Người dân trở tay không kịp, bì bõm và bế tắc trên đường đi học, đi làm.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, thu nhập trung bình của người Hà Nội trong quý III năm 2023 là 9,9 triệu đồng. Nếu tính ngày làm 8 tiếng và lực lượng lao động là khoảng 4,1 triệu người, thì con số thiệt hại ròng từ mỗi giờ lao động bị lãng phí đã vào khoảng 56 tỷ đồng. Trong khi, thực tế, nhiều triệu giờ lao động đã bị lãng phí trong những trận ngập liên miên.
Đó là còn chưa kể các thiệt hại khác do xe chết máy, hư hỏng, hao mòn, do đường sá và kết cấu công trình nhanh xuống cấp, do gánh nặng chi phí khám chữa bệnh gia tăng theo mức độ ô nhiễm môi trường mà úng ngập là một nguyên nhân đáng kể.
Đối mặt với tình trạng này, ngành thoát nước căng mình khơi thông cống rãnh trước và trong mỗi trận mưa. Ngành cầu đường tất bật duy tu sửa chữa. Ngành y tế dự phòng luôn quá tải vì tần suất dịch bệnh tăng chóng mặt.
Song, điều đáng nói là cho đến nay, các ngành chức năng chưa bên nào lên tiếng về những thiệt hại này, mà đều âm thầm chịu đựng, vì không có căn cứ.
Chưa có số liệu thống kê - dù là ước tính – về thiệt hại trực tiếp và gián tiếp từ vấn nạn ngập úng đô thị. Ngay cả, mức độ gia tăng chi phí thế nào cho tiêu thoát nước khẩn cấp, cho sửa chữa duy tu, cho y tế dự phòng, cho bảo hiểm xe cộ… cũng không hề được công bố.
Sự ngập úng và hỗn loạn giao thông mỗi khi ngập đang được coi như một hiện tượng bình thường mà người dân buộc phải chấp nhận do thời tiết cực đoan.
Trong khi đó, các dự án chống ngập với tổng vốn vài chục nghìn tỷ đồng vẫn đang “lụt” tiến độ. Các vi phạm về quy hoạch xây dựng vẫn không thể khắc phục và không quy được trách nhiệm. Thậm chí, đến cả việc có vi phạm hay không, cũng còn tranh cãi chưa hồi kết.
Ngoài thiệt hại thời gian, kinh tế, sức khỏe, ngập úng còn làm cho an ninh đời sống bị đe dọa trực tiếp bởi rủi ro tai nạn tăng cao, cả trong giao thông và sinh hoạt. Chất lượng cuộc sống của cư dân đô thị bị suy giảm nghiêm trọng do thường xuyên phải sống cùng nước cống.
Nếu tất cả những thiệt hại, xuống cấp và suy giảm này được coi là bình thường, thì đó chính là điều rất không bình thường trong quản trị đô thị.
Không có các con số thống kê thiệt hại, mọi đánh giá chỉ là cảm tính. Sự tù mù của dữ liệu là lý do khiến vấn đề chưa được đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của nó. Và từ đó, giải pháp chưa cần quyết liệt.
Các điểm nghẽn cản trở dự án chống ngập chưa cần phải khơi thông. Thực thi quy hoạch đô thị chưa cần phải thiết lập “kỷ luật sắt”. Trách nhiệm để xảy ra các lý do dẫn đến úng ngập gia tăng chưa nhất thiết phải gọi tên.
Sự tù mù của số liệu trong quản trị là điều kiện không thể lý tưởng hơn cho sự tù mù về trách nhiệm.
Hà Nội đang quyết tâm xây dựng một đô thị thông minh, vì một nền hành chính phụng sự. Ở đó, chất lượng sống và sự hài lòng của người dân là mục tiêu của mọi chính sách. Một đô thị thông minh không ướt át và dầm dề, tất nhiên thoát nước thông minh là tất yếu.
Nhưng, trước khi làm việc đó, cần đánh giá đúng trạng thái vận hành của tất cả những hạ tầng đô thị có liên quan đến thoát nước đã thông minh đến đâu, hay chưa sẵn sàng để trở nên thông minh.
Dọn đường cho sự thông minh, trước hết phải xóa “mù”, xóa bỏ mọi sự tù mù về dữ liệu đầu vào cho chính sách và các quyết định quản lý. Sự rõ ràng và minh bạch số liệu liên quan đến thiệt hại do úng ngập nói riêng, số liệu về quản trị đô thị nói chung, là tiền đề cho sự mạch lạc về cơ chế, công khai về trách nhiệm - điều mà cả người dân và những nhà quản lý cấp tiến luôn mong chờ.
Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.
Có mặt tại ga Bến Thành từ 6 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Cường (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cùng các đồng đội không giấu nổi niềm xúc động. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, giấc mơ về một hệ thống giao thông hiện đại của TP.HCM đã trở thành hiện thực khi tuyến metro đầu tiên chính thức đi vào hoạt động.
Nhiều đối tượng đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để mời gọi và môi giới đầu tư. Không chỉ vụ Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) lừa đảo 5.200 tỷ đồng mà nhiều vụ việc khác chưa bị phát giác, xử lý.
Theo thông tin mới nhất từ bà Văn Thị Hữu Tâm, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, trong ngày vận hành chính thức đầu tiên (22.12) từ 10h-22h có 175 lượt tàu và gần 150.000 hành khách trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành. Hàng ngàn người dân đã có mặt để chứng kiến và tham gia trải nghiệm. Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro.
Những vụ án thảm khốc diễn ra trong những hoàn cảnh không ai ngờ tới đang ngày càng nhiều trên khắp thế giới đang cho thấy một sự bất an đối với giá trị nhân loại, hơn là câu chuyện của những cá nhân đơn lẻ.
Chiều 23/12, đại diện Ban Quản lý Đường sắt Đô thị và Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 thông tin với báo chí về quá trình triển khai và vận hành tuyến metro số 1 trong 2 ngày 22 - 23/12.