Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Khi xe khách cố định cũng đón tận nơi, vận tải công cộng cạnh tranh cách nào?

Nguyễn Yên - Quách Đồng: Thứ hai 17/06/2024, 06:54 (GMT+7)

Trong bối cảnh vận tải xe hợp đồng càng ngày càng nở rộ, để giữ khách, các tuyến vận tải hành khách tuyến cố định cũng đẩy mạnh việc đưa đón khách đến bến. Trong khi đó chủ trương của Thành phố là kết nối đối tượng hành khách này chủ yếu bằng phương tiện vận tải hành khách công cộng.

Vậy phải tổ chức dịch vụ vận tải hành khách công cộng như thế nào, khi các hoạt động đưa đón khách đến bến đang được các doanh nghiệp vận tải tuyến cố định thực hiện một cách tự phát?

Mỗi lần về quê, chị Nguyễn Thúy Nhung (ở TP. Nam Định, tỉnh Nam Định) lại gọi mối xe đi chung quen thuộc. Bất tiện vì phải ngồi đợi xe chạy lòng vòng đón khách, song đổi lại, chị Nhung được đưa đón tận nơi, nên vẫn chấp nhận:

"Em đi loại 16 chỗ, họ phải đi đón khoảng 16 người, về họ cũng đi trả đủ 16 người như vậy. Tuy thời gian có hơi bị lâu hơn một chút, nhưng được cái nó tiện, như là mình không mất tiền đi từ đây ra bến, cũng như từ bến về nhà, nó rẻ mà về đến tận nhà".

Chính bởi sự tiện lợi đó, số lượng xe hợp đồng đã tăng lên nhanh chóng. Thống kê của Cục Đường bộ VN cho thấy, trong số hơn 331 nghìn xe chở khách, có hơn 17 nghìn xe tuyến cố định, hơn 225 nghìn xe hợp đồng và 1.417 xe trung chuyển. Với số lượng xe hợp đồng chiếm đến gần 70% tổng số xe khách, loại hình vận tải này đang đóng vai trò rất lớn trong vận chuyển hành khách, được nhiều người dân lựa chọn sử dụng.

Anh Nguyễn Văn Hùng, ở Kim Đồng, Hoàng Mai, Hà Nội cũng chọn xe hợp đồng để về quê, bởi sự tiện lợi và số lượng xe còn nhiều hơn xe tuyến cố định: "Nhà tôi ở trong ngõ mà ra đường Kim Đồng thì xe ô tô đứng rất nhiều, lúc nào, ngày nào cũng hầu như có xe đậu ở đó".

Bất tiện vì phải ngồi đợi xe chạy lòng vòng đón khách, song đổi lại, được đưa đón tận nơi, nên nhiều người vẫn chấp nhận (Ảnh: ANTĐ)

Bất tiện vì phải ngồi đợi xe chạy lòng vòng đón khách, song đổi lại, được đưa đón tận nơi, nên nhiều người vẫn chấp nhận (Ảnh: ANTĐ)

Trong bối cảnh xe hợp đồng phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp vận tải tuyến cố định cũng buộc phải thay đổi, tăng cường mạnh mẽ hệ thống xe gom trung chuyển để gom khách về bến.

Ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải, Thương mại và Dịch vụ Đất Cảng cho hay, với tuyến có nhiều xe hợp đồng như Hà Nội – Hải Phòng, đơn vị phải bố trí xe trung chuyển, đón hành khách tại nhà để khách không phải chạy lòng vòng như xe hợp đồng, dù giá thành vé có thể đội lên 40%:

"Với hành khách thì hiện nay tất cả các hoạt động trung chuyển của nhà xe đều được miễn phí. Chính vì điều đó nên nó tạo sự thuận tiện cho hành khách, hành khách đi quen với mô hình đấy rồi nên việc hành khách phải ra bến sẽ không còn được ưa thích như trước nữa, thậm chí họ còn chấp nhận trả một phần phí để được đưa đón tận nhà".

Phân tích mối liên quan giữa xe buýt và xe hợp đồng, xe tuyến cố định, GS.TS Từ Sỹ Sùa, Trường Đại học GTVT cho rằng, ngoài đối tượng đi học, đi làm sử dụng xe buýt thường xuyên, thì việc kết nối từ nhà đến bến xe, từ bến xe đến bến xe có vai trò không nhỏ của hệ thống xe buýt, tàu điện trên cao.

Việc có quá nhiều phương tiện vận tải hành khách bằng hợp đồng và xe trung chuyển sẽ làm lộ trình của các tuyến xe buýt khó khăn hơn:

"Ở các nước, kết thúc tàu điện ngầm với xe buýt, lên một cái thì sẽ lên để chuyến ra bến xe để đi liên tỉnh, cho nên nó rất thuận lợi. Còn mình ở đây thiết kế, tất cả các bến xe ở đây, đi xe buýt phải chuyển tuyến rất nhiều, thời gian rất lâu".

Tuy vậy, ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải hành khách công công cho rằng, việc có quá nhiều phương tiện đón khách trong khu vực nội thành không chỉ làm gia tăng số lượng phương tiện trong nội đô, tiềm ẩn nguy cơ ùn tắc và TNGT, mà còn ảnh hưởng đến khả năng tăng sản lượng vận tải hành khách công cộng:

"Thật ra nó cũng phù hợp với nhu cầu của một bộ phận người dân có nhu cầu được phục vụ từ cửa đến cửa. Tuy nhiên, xe của ông đỗ trong khu vực nội thành, phục vụ trung chuyển là không được".

Việc có quá nhiều phương tiện đón khách trong khu vực nội thành không chỉ làm gia tăng số lượng phương tiện trong nội đô (Ảnh: Thanh Niên)

Việc có quá nhiều phương tiện đón khách trong khu vực nội thành không chỉ làm gia tăng số lượng phương tiện trong nội đô (Ảnh: Thanh Niên)

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN đề xuất, để vận tải hành khách công cộng không bị “lép vế”, nhất là trên các lộ trình hướng đến các bến xe, cần có quy định cụ thể với loại xe hợp đồng, trong đó quy định các tuyến đường, khu vực có thể đón khách, thời gian đón khách:

"Phải quy định chi tiết cho các loại hình này, ví dụ phạm vi hoạt động của nó, nó được đón ở những vị trí như thế nào, thời gian, giờ giấc hoạt động, nhất là hoạt động trong đô thị… Có rất nhiều tiêu chí chúng ta cần đề ra để quản lý nó".

Chuyên gia giao thông Khương Kim Tạo cũng cho rằng, những chính sách hiện nay đã ưu tiên nhiều mặt cho phát triển vận tải hành khách công cộng. Bởi vậy, bản thân các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng cũng phải tự thay đổi, chuyển mình để thích ứng với nhu cầu của xã hội. Nhà nước chỉ tạo ra một khung pháp lý, trong đó hướng đến mục tiêu phục vụ tốt nhất cho hành khách:

"Chỉ cần tập trung vào 4 vấn đề: thứ nhất làm thế nào giải quyết tốt vấn đề ATGT, thứ hai làm sao thu thuế cho nhà nước; thứ 3 là tiện lợi cho nhân dân, tiện lợi ở đây là người ta đi lại tiện lợi, không phải chờ đợi nhiều, không mất nhiều sức lực, không mất nhiều tiền nong, còn doanh nghiệp, làm thế nào để họ phát triển được". 

Không thể phủ nhận vai trò chủ lực của xe buýt trong dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên địa bàn các thành phố lớn

Không thể phủ nhận vai trò chủ lực của xe buýt trong dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên địa bàn các thành phố lớn

Môi trường hoạt động của vận tải hành khách công cộng, trong đó có xe buýt đã có nhiều thay đổi so với trước, khi mà xe hợp đồng đưa đón khách tận nơi còn các doanh nghiệp vận tải khách cố định cũng tự bố trí xe gom khách về bến.

Trong bối cảnh đó, xe buýt phải nỗ lực tìm giải pháp, chấp nhận “rời cuộc chơi” hoặc “bơi ngược dòng” để phát triển. Do vậy, xe buýt trong bối cảnh khó khăn như hiện nay cần Thức thời để tìm đường sống

 

Nếu như hơn 10 năm trước, học sinh, sinh viên, người lao động chủ yếu đi các tỉnh bằng xe khách tuyến cố định và sẵn sàng chờ cả tiếng đồng hồ để “bắt” được tuyến xe buýt tới bến xe cho tiết kiệm, thì nay, không chỉ người dân mà cả những doanh nghiệp vận tải đã nhận ra giá vé rẻ không còn là lợi thế.

Người dân sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn cho chuyến đi được đón tận nhà, trả tận nơi hay thuê riêng một chuyến xe “ôm” tới bến xe cho nhanh chóng. Xe buýt do đó bị không còn là lựa chọn hàng đầu.

Không thể phủ nhận vai trò chủ lực của xe buýt trong dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên địa bàn các thành phố lớn. Nhưng để xe buýt có thể cạnh tranh, có thể “sống khỏe” thì vấn đề nằm ở các giải pháp để quản lý tốt loại hình xe hợp đồng, xử lý triệt để xe khách trá hình để xe buýt được hoạt động đúng với nhiệm vụ vốn có của nó.

Tạo sự thuận lợi cho xe buýt, giảm sự cạnh tranh của xe cá nhân, Chính phủ cũng đã có Nghị quyết nêu rõ, đến năm 2030, các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM đều phải dừng xe máy đi vào nội đô và thu phí ô tô vào nội đô. Đây là chính sách sẽ giúp nâng cao chất lượng xe buýt và tăng tỷ lệ người dân sử dụng vận tải hành khách công cộng.

Tuy nhiên, doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng không thể chỉ trông chờ cơ quan quản lý dọn đường sẵn cho mình đi tới. Bởi bản chất đây là câu chuyện của thị trường và các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường vận tải hành khách công cộng phải tìm cách thích ứng.

Mạng lưới vận tải hành khách công cộng đang lâm vào tình cảnh khó khăn trong bối cảnh cạnh tranh với những loại hình vận tải mới – dù chính thức hay không

Mạng lưới vận tải hành khách công cộng đang lâm vào tình cảnh khó khăn trong bối cảnh cạnh tranh với những loại hình vận tải mới – dù chính thức hay không

Vận tải hành khách cộng công trong bối cảnh cạnh tranh này cần tính toán lại, chú trọng vào việc tổ chức giao thông đồng nhất, chung một tổ chức quản lý. Tổ chức này phải liên kết, vận tải đa phương thức, mở rộng vùng phục vụ và đa dạng loại hình như xe buýt mini, xe trung chuyển để từ mọi khu vực, người dân có thể tiếp cận được xe buýt và dễ dàng tới được điểm đến.

Việc đa dạng hóa loại hình xe buýt cũng là mục tiêu mà Thành phố Hà Nội đặt ra nhằm phát triển giao thông công cộng để kéo giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.

Mặt khác, Hà Nội chủ trương di dời các bến xe trong nội đô và việc đưa bến xe ra xa khu vực trung tâm sẽ khiến nhiều hành khách gặp khó khăn khi di chuyển. Khi đó càng đòi hỏi hệ thống giao thông công cộng phát triển đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Để làm được điều đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần sớm có nghiên cứu đặc tính nhu cầu, quy luật đi lại và mong muốn của hành khách trong giai đoạn hiện nay; từ đó đưa ra các điều kiện tiếp cận tốt nhất, tạo thuận lợi tối đa cho hành khách di chuyển bằng phương tiện công cộng.

Thêm vào đó, rất cần cải thiện điều kiện vận hành để xe buýt đi nhanh hơn, đúng giờ hơn, cần phải rút ngắn thời gian chuyến đi của xe buýt thì sẽ kéo được người dân đến với vận tải hành khách công cộng.

Song song với các giải pháp để vận tải hành khách công cộng phát huy vai trò của mình là thu hút nhiều hơn hành khách thì những loại hình vận tải kết hợp mới cũng cần được đưa vào khuôn khổ quản lý, có hành lang pháp lý rõ ràng để các doanh nghiệp kinh doanh bình đẳng theo đúng mô hình. Không thể vì sự tiện lợi của người dân khi tới bến xe mà để các phương tiện phi chính thức hoạt động tự do, gây rối loạn giao thông.

Có thể thấy mạng lưới vận tải hành khách công cộng đang lâm vào tình cảnh khó khăn trong bối cảnh cạnh tranh với những loại hình vận tải mới – dù chính thức hay không. Do đó, cần có sự điều chỉnh kịp thời trong công tác quản lý để ổn định, phát triển mạng lưới này theo hướng hiện đại, bền vững hơn.

Còn người dân có thể được tiếp cận với dịch vụ vận tải cộng cộng thuận tiện hơn, góp phần giảm thiểu phương tiện cá nhân, góp phần giảm ùn tắc giao thông, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.

Nguyễn Yên - Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên: Lỡ hẹn về đích 30/6 vì vướng mặt bằng

Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên: Lỡ hẹn về đích 30/6 vì vướng mặt bằng

Đến nay dù cho 7/8 gói thầu thuộc Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (QL19) đã cơ bản hoàn thành khối lượng theo hợp đồng, tuy nhiên hiện gói thầu XL01 vẫn còn vướng mặt bằng, điều kiện thi công đèo dốc đang khiến nhà thầu gặp nhiều trở ngại.

Tù mù thiệt hại

Tù mù thiệt hại

Thiệt hại do ngập lụt tại các đô thị không chỉ thể hiện trên việc xuống cấp của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, mà cả trên mọi mặt đời sống, từ giao thông, đi lại, bệnh tật và chất lượng cuộc sống.

Giá cước vận tải đường biển tăng vọt cảnh báo thương mại toàn cầu

Giá cước vận tải đường biển tăng vọt cảnh báo thương mại toàn cầu

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh mùa cao điểm vận chuyển đã cận kề, những khủng hoảng gần đây của ngành vận tải biển còn gây mối lo ngại làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Mức lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024

Mức lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024

Từ ngày 1/7/2024, Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng 6%. Nhiều người lao động lo lắng giá cả hàng hóa cũng sẽ “nối gót” tăng theo tiền lương.

Nơm nớp sống trong nhà trọ thiếu PCCC

Nơm nớp sống trong nhà trọ thiếu PCCC

Thời gian qua, ở Hà Nội liên tục xảy ra những vụ cháy gây thiệt hại nặng về tính mạng và tài sản của người dân. Điều đáng nói, nhiều công trình nhà ở cho thuê hay còn gọi là nhà trọ nằm trong các khu dân cư, sâu ngõ nhỏ, khiến lực lượng chức năng khó tiếp cận khi xảy ra sự cố.

Thấp thỏm vỉa hè qua công trường

Thấp thỏm vỉa hè qua công trường

Có thể dễ dàng nhận thấy, thấp thỏm và bất an là tâm trạng của đa số người đi bộ qua những đoạn vỉa hè nơi có công trình xây dựng nhà cao tầng.

Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm tra các ngân hàng lãi suất cao

Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm tra các ngân hàng lãi suất cao

NHNN đề nghị các ngân hàng để lãi suất cao phải nghiêm túc chấn chỉnh, đồng thời, cơ quan thanh tra NHNN phải vào cuộc kiểm tra, phân tích hiện tượng này.