Lái xe vi phạm tốc độ: Nguy hiểm khôn lường

VOVGT – Cùng với uống rượu bia, không thắt dây an toàn, không đội mũ bảo hiểm… tốc độ cũng là nguyên nhân gia tăng nguy cơ mất an toàn giao thông…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Lực lượng chức năng kiểm tra tốc độ phương tiện - Ảnh nh họa

Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới, có tới 40-50% lái xe vi phạm quy định về tốc độ. Tại các nước có thu nhập cao, tốc độ có liên quan đến 30% số người tử vong trong các vụ TNGT, trong khi tại các nước có thu nhập thấp, tốc độ là nguyên nhân chính của số vụ TNGT. Bởi vậy, việc đặt ra giới hạn tốc độ và cưỡng chế các lái xe thực hiện theo quy định về tốc độ là những giải pháp quan trọng nhằm giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông và thương tích liên quan đến tốc độ.

Cùng với uống rượu bia khi lái xe, không thắt dây an toàn, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy…, tốc độ cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mất an toàn giao thông. Tốc độ phương tiện và nguy cơ xảy ra TNGT tỷ lệ thuận với nhau, tốc độ phương tiện càng cao, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông càng lớn. Ngoài ra, tốc độ phương tiện cũng có mối quan hệ với hậu quả của vụ tai nạn và tỷ lệ thương tích đối với các nạn nhân. Tốc độ phương tiện tăng cao làm tăng khả năng bị chấn thương đối với bản thân lái xe và những người cùng tham gia giao thông. Kết quả nghiên cứu của các tổ chức thế giới cho thấy, đối với một hành khách ngồi trong xe ô tô con có tốc độ 80km/h, khi xảy ra va chạm khả năng tử vong cao hơn gấp 20 lần so với va chạm xảy ra ở tốc độ 30km/h.

Đối với những người cùng tham gia giao thông dễ bị tổn thương như đi xe máy, đi xe đạp, đi bộ, mối quan hệ giữa tốc độ và tỷ lệ thương tích càng được thể hiện rõ.

Bà Trịnh Tố Oanh - Giám đốc chương trình Hiệp hội an toàn giao thông đường bộ toàn cầu tại Việt Nam nhấn mạnh: “Mối quan hệ giữa tốc độ và thương tích đặc biệt quan trọng đối với người tham gia giao thông đối tượng dễ bị tổn thương. Trong các vụ TNGT giữa xe ô tô con và người đi bộ, nếu xe đi với vận tốc 20- 30km/h , người đi bộ có 90% cơ hội sống sót, nhưng cơ hội sống sót còn giảm dưới 50% nếu tốc độ phương tiện đạt 45km/h và người đi bộ hoàn toàn không có cơ hội sống sót nếu tốc độ đạt từ 80km/h”.

Bà Trịnh Tố Oanh nói:

 

Theo nghiên cứu của chuyên gia an toàn giao thông E-ríc Ro-sén, phương tiện tăng tốc độ trung bình lên 1km, làm tăng khả năng va chạm và TNGT thêm 3-5%. Bởi các phương tiện lưu thông với tốc độ càng cao thì khoảng cách dừng lại để đảm bảo an toàn càng lớn. Đối với phương tiện đi với tốc độ 50km/h, khoảng cách dừng lại là 27 mét, đối với phương tiện chạy với tốc độ 60km/h và 80km/h, khoảng cách dừng lại lần lượt là 36 mét và 58 mét.

Trước những hậu quả của những vụ tai nạn giao thông liên quan đến tốc độ, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng nhiều giải pháp để kiểm soát tốc độ như cải thiện cơ sở hạ tầng, tuyên truyền nâng cao ý thức người dân, áp dụng công nghệ vào công tác kiểm soát tốc độ. Tuy nhiên, trong số này, có 2 giải pháp quan trọng đem lại hiệu quả nhất trong việc giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn và giảm thiểu thương tích trong các vụ tại nạn đó là thiết lập tốc độ giới hạn và cưỡng chế thực thi.

Từ năm tháng 3/2016, việc quy định giới hạn tốc độ tại các đô thị lớn tại Việt Nam đã có sự thay đổi. Theo đó, vận tốc tối đa cho phép các phương tiện được tham gia giao thông qua các khu vực đông dân cư được tăng thêm 10km/h, đạt mức 60km/h. Ông Đinh Đăng Hải- Cán bộ ấp cao Dự án thành phố sống tốt, Tổ chức Heo Bờ- rít Ca-na-đa (Health Bridge Canada) cho biết, năm 2015, Việt Nam nằm trong danh sách 47 nước trên thế giới có tốc độ tại các đô thị nhỏ hơn hoặc bằng 50km/h . Sau thời điểm thông tư 91 ra đời, Việt Nam không còn nằm trong danh sách này nữa,Việt Nam nằm trong danh sách còn lại là các nước có tốc độ lớn hơn 50km/h. Điều đó là nguyên nhân trực tiếp gây mất an toàn giao thông hơn đối với người tham gia giao thông

Chạy quá tốc độ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông - Ảnh nh họa

Tại hội nghị sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Thông tư 91, Sở GTVT Tp.HCM cho biết, tai nạn giao thông tăng tại 9/12 tuyến đường được phép tăng tốc độ. Một số tuyến đường tăng cả ba mặt (số vụ, số người chết, số người bị thương) như Trần Văn Giàu (Huyện Bình Chánh), tỉnh lộ 8 (Huyện Củ Chi), Nguyễn Văn Bứa (Huyện Hóc Môn).

Thực tế cho thấy, việc áp dụng giới hạn tốc độ có thể giúp người tham gia giao thông hình thành thói quen trong quá trình tham gia giao thông nhưng chỉ có tác dụng trọng thời gian ngắn. Để tăng tính hiệu quả của giải pháp giới hạn tốc độ, kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy, cần đẩy mạnh các giải pháp cưỡng chế, tuần tra kiểm soát công khai về tốc độ và xử lý các trường hợp vi phạm về tốc độ.

Bày tỏ quan điểm về việc kiểm tra, xử lí các trường hợp vi phạm về tốc độ, một số người dân cho biết ý kiến: “Theo tôi lỗi này cần phải phạt nặng hơn nữa. Các trạm chốt cần kiểm tra thường xuyên, tăng cường phạt nguội càng cao lên càng tốt. Khi mà người ta nhận được phạt nguội, người ta sẽ hoàn thiện bản thân và quan sát nó tốt hơn, người ta chấp hành luật lệ giao thông được chu đáo hơn. Một người khác chia sẻ: “Cục CSGT, Bộ GTVT cũng đưa ra nhiều mức phạt tăng nặng với mức phạt lên, với mức phạt đấy để giảm thiểu TNGT và ngăn ngừa hành vi vi phạm giao thông như chạy quá tốc độ”.

Nghe các ý kiến tại đây:

 

Tại các nước, Luật pháp quy định rất rõ về các chế tài xử phạt các trường hợp vi phạm của tốc độ. Lực lượng cảnh sát giao thông đóng vai trò chính trong việc kiểm soát tốc độ phương tiện. Các chiến dịch kiểm soát tốc độ được tiến hành thường xuyên, liên tục và lâu dài thông qua các hình thức kiểm tra tại chốt, trạm và tuần tra kiểm soát lưu động. Việc xử lý các trường hợp vi phạm về tốc độ được tiến hành công khai, nh bạch và không có ngoại lệ. Thậm chí, trường hợp CSGT không xử lý vi phạm về tốc độ cũng có thể phải chịu hình thức kỷ luật.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam, công tác tuần tra, kiểm soát và xử lí vi phạm về tốc độ tại Việt Nam đã thực hiện tốt. Luật pháp đã có những quy định và chế tài cụ thể đối với việc xử phạt các trường hợp vi phạm, lực lượng cảnh sát giao thông được trang bị các thiết bị để xử lí vi phạm hiện đại, đồng bộ.

Đánh giá về công tác xử lý vi phạm về tốc độ của lực lượng chức năng tại Việt Nam, ông Đinh Đăng Hải cho biết: “Việc thực thi các luật pháp về tốc độ chúng ta đã làm rất là nhiều bẳng nhiều biện pháp khác nhua như camera giám sát, súng ra đa bắn tốc độ trên các đường cao tốc cũng như đường nội đô . Ngoài ra, các nước khác cũng sử dụng giải pháp khác nhau để kiểm soát tốc độ như định vị toàn cầu, GPS để quản lý tốc độ . Ở Việt Nam đã từng thực hiện và thực hiện rất hiệu quả. Về mặt quản lý tốc độ bằng thực thi pháp luật chúng ta cũng đã có nhiều phương án và phát huy nó rất tốt”.

Ông Đinh Đăng Hải nói:

 

Mặc dù, Việt Nam đã ứng dụng nhiều công nghệ vào công tác kiểm tra, xử lý vi phạm và cơ sở pháp lý đã tương đối đầy đủ, nhưng vẫn có nhiều trường hợp chạy quá tốc độ. Lý giải về tình trạng này, bà Trịnh Tố Oanh – Giám đốc chương trình Hiệp hội an toàn đường bộ toàn cầu cho biết: “Tôi phải nói công tác kiểm soát tốc độ của lực lượng thực thi rất là tốt và hệ thống pháp lý của chúng ta đã có đầy đủ nhưng Cảnh sát GT không thể dàn trải trên tất cả đường quốc lộ, và đặc biệt chúng ta đang phát triển đường cao tốc, không có nguồn lực nào có thể đứng bao phủ ở khắp mọi nơi. Các chuyên gia nước ngoài khi sang tham quan tại Việt Nam vẫn phải nhấn mạnh đến tính công khai trong công tác tuần tra kiểm soát cũng như tính nghiêm nh”.

Bà Trịnh Tố Oanh cho biết:

 

Trong tuần lễ an toàn đường bộ toàn cầu, diễn ra từ ngày 8 đến ngày 14/5/2017, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã khẳng định, công tác cưỡng chế, xử lí các vi phạm về tốc độ là một trong 5 giải pháp quan trọng nhằm hạn chế các vụ TNGT liên quan đến tốc độ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng cần đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người tham gia giao thông về ý thức tự giác chấp quy định pháp luật và mức độ nguy hiểm của hành vi chạy quá tốc độ.

Điều khiển phương tiện tham gia giao thông chạy quá tốc độ hoặc chạy với tốc độ không phù hợp làm tăng các nguy cơ xảy ra va chạm và tai nạn giao thông. Các chuyên gia giao thông cho rằng có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới tình trạng phương tiện chạy với tốc độ không phù hợp, trong đó, có yếu tố hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông.