Kinh nghiệm truyền tải thông tin giao thông trên đường cao tốc từ Nhật Bản

VOVGT - Cùng với phát triển mạng lưới, việc truyền tải thông tin giao thông trên hệ thống cao tốc được Nhật Bản đặc biệt quan tâm.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 

Theo Trung tâm thông tin giao thông Nhật Bản, được hình thành từ năm 1963, đến nay, mạng lưới đường cao tốc của Nhật Bản đã phát triển rộng khắp đất nước với chiều dài gần 8000 km, lưu lượng phương tiện sử dụng là 1,8 tỷ lượt xe vào năm 2010. Cùng với phát triển mạng lưới, việc truyền tải thông tin giao thông trên hệ thống cao tốc được quốc gia này được đặc biệt quan tâm. 

Giao thông tại Nhật Bản 

Đoàn công tác của Đài Tiếng nói Việt Nam vừa có chuyến công tác thị sát hoạt động cung cấp thông tin trên hệ thống đường cao tốc tại Nhật Bản. Ông Hideyasu Uno, Trưởng văn phòng Việt Nam, Công ty Đường cao tốc Miền trung Nhật Bản cho biết, quốc gia này bao gồm gần 8000 km đường cao tốc, do 3 công ty quản lý tại 3 ền Bắc – Trung và Nam. Mỗi công ty có 4 Trung tâm Điều hành giao thông, thu thập, tổng hợp thông tin giao thông trên khu vực.

Trao đổi về hoạt động cụ thể, ông Hiroshi Seya, Giám đốc Trung tâm Điều hành Giao thông của Công ty Đường cao tốc Miền Trung Nhật Bản cho biết: Những người làm việc tại đây đều là nhân viên công ty đường cao tốc ền trung Nhật Bản, ngoài ra còn có cảnh sát và cán bộ phụ trách địa phương phối hợp làm việc. Trung tâm bao gồm 15 người, chia theo ca vận hành hoạt động 24/24h. Đây là nơi tập hợp thông tin giao thông nhiều nhất và chính xác nhất.

Ông ông Hiroshi Seya, Giám đốc Trung tâm Điều hành Giao thông của Công ty Đường cao tốc Miền Trung Nhật Bản chia sẻ:

 

Tất cả những thông tin giao thông từ các trung tâm khu vực sẽ được xử lý và truyền về Trung tâm thông tin giao thông chung của Nhật Bản, từ đó cung cấp cho người tham gia giao thông và các cơ quan có liên quan.

Ông Hiroki Tanaka, Chánh Văn phòng Trung tâm thông tin Giao thông Nhật Bản nhấn mạnh: Trung tâm thu thập thông tin về giao thông trên đường từ CSGT, từ những người quản lý giao thông, cũng như thông qua các hệ thống camera được lắp đặt trên toàn quốc. Sau đó toàn bộ dữ liệu liên quan đến tình hình giao thông, TNGT sẽ được chuyển về trung tâm xử lý. Trung tâm hoạt động giống như ban biên tập, xử lý lại toàn bộ thông tin giao thông nhận được, sau đó đưa vào hệ thống phát thông tin trên toàn bộ quốc lộ, cao tốc được giám sát.

Nghe ý kiến của ông Hiroki Tanaka:

 

Các chuyên gia, đại diện từ phía Nhật Bản nhấn mạnh, hoạt động truyền tải thông tin giao thông được đánh giá hiệu quả và thiết thực tại Nhật Bản là nhờ sự thống nhất trong hoạt động phối hợp, xử lý thông tin; đồng thời nhờ chính sách cho phép một trung tâm giao thông quốc gia đảm nhận nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin đến người tham gia giao thông.

Trung tâm này được thành lập từ năm 1968 với nhiệm vụ trọng yếu là nâng cao nhận thức của người dân về giao thông, đặc biệt là nguy cơ về sự cố và TNGT. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là tổ chức tư nhân, tự chủ về tài chính, với nguồn thu chủ yếu từ việc cung cấp thông tin giao thông cho hệ thống phát thanh, truyền hình, báo chí, website, các cơ quan chức năng. Do đó, người tham gia giao thông được tiếp nhận thông tin hoàn toàn ễn phí. Đây là hướng tiếp cận cần được triển khai phát triển tại Việt Nam trong thời gian tới.

Để tìm hiểu về triển vọng triển khai tại Việt Nam, phóng viên đã phỏng vấn TS Phan Lê Bình, chuyên gia Jica, giảng viên chương trình Kỹ thuật hạ tầng, trường Đại học Việt Nhật.

Nội dung cuộc trao đổi tại đây:

 

 

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang phát triển mạng lưới đường cao tốc, quốc lộ với sự tham gia của nhiều chủ đầu tư BOT. Nếu các chủ đầu tư này áp dụng các hệ thống thông tin giao thông khác nhau thì sẽ gây khó khăn trong kết nối. Do đó, vấn đề quan trọng nhất là cơ quan quản lý nhà nước cần chuẩn hóa hệ thống thông tin giao thông giao thông, tiến tới quản lý và kết nối có hiệu quả hệ thống dữ liệu quan trọng và thiết yếu này trên phạm vi toàn quốc.