Kiểm soát không để dịch chồng dịch

Những ngày gần đây, số ca mắc bệnh tay chân miệng tại khu vực các tỉnh phía Nam và TP.HCM đang tăng nhanh, nhiều trường hợp chuyển biến nặng đã gây áp lực lên hệ thống điều trị. Không những vậy, hiện Thành phố đang bước vào mùa mưa, nên nguy cơ dịch sốt xuất huyết quay trở lại rất có thể xảy ra.

Trước nguy dịch chồng dịch, ngành y tế TP.HCM đã chuẩn bị ứng phó thế nào nhằm bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho người dân.

Trẻ nhập viện vì mắc tay - chân - ệng. Ảnh: Báo Pháp luật

Những ngày gần đây, số bệnh nhân tay chân ệng nặng chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ. Trước những biểu hiện đơn giản như nổi mụn nước, loét ệng, sốt nhẹ… chị Thu Trang (ngụ quận Tân Bình, TP.HCM) không nghĩ là con mình bị bệnh tay chân ệng cho đến khi chuyển bé vào bệnh viện điều trị. Tại đây các bác sĩ chuẩn đoán bé đã bị bệnh tay chân ệng và đã có những biến chứng ảnh hưởng đến thần kinh.

Chị Trang lo lắng: "Em thấy nổi mụn lên đơn giản lắm mà cũng chả có sốt gì hết nên nhiều khi mình cũng chủ quan, không có nghĩ đến. Và thấy nó loét ệng thì tưởng nó bị nhiệt ệng thôi. Mà càng ngày nó càng biến chứng nặng như con nhà em giờ run tay run chân rồi ảnh hưởng đến thần kinh nữa".

Không riêng TP.HCM mà dịch bệnh tay chân ệng còn đang hoành hành khắp các tỉnh thành phía Nam với hơn 11.000 ca mắc và 7 ca tử vong.

Chị Thúy Ái (ngụ tại tỉnh Bình Dương) khi phát hiện con mình có những dấu hiệu của bệnh tay chân ệng đã phải gấp rút chuyển bé đến TP.HCM để điều trị, rất may đến thời điểm này sức khỏe của bé đã dần hồi phục.

Chị Ái cho biết: "Lúc đầu tiên phát hiện bé bị bệnh là đưa bé xuống đây ngay luôn. Bác sĩ nói là bệnh tay chân ệng do có nổi nhiều mẫn đỏ. Sau khoảng thời gian điều trị tích cực thì bé cũng đã đỡ hơn nhiều".

Đoàn bác sĩ của Bộ Y tế trao đổi tình hình điều trị bệnh tay chân ệng cùng nhân viên y tế Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM). Ảnh: Đại đoàn kết

Bên cạnh đó, theo quy luật diễn tiến dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) hàng năm tại TP. Hồ Chí Minh thì mùa cao điểm của bệnh SXH sẽ bắt đầu khoảng tuần thứ 25 và dự kiến sẽ kéo dài đến hết tháng 10.

Trong 2 tuần qua tuy chỉ mới xuất hiện vài cơn mưa, nhưng qua giám sát của HCDC về hoạt động phòng chống dịch tại các phường xã, đã có 20 điểm nguy cơ (có lăng quăng) trong tổng số 39 điểm được giám sát, chiếm tỷ lệ trên 50%. Tỷ lệ này chắc chắn sẽ cao hơn nữa khi Thành phố bước vào mùa mưa. Từ đó dấy lên nguy cơ dẫn tới "dịch chồng dịch".

Trước thực tế trên, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng – Giám đốc bệnh viện Nhi đồng I TpHCM cho biết, đơn vị đã chủ động thành lập đội cơ động chống dịch, sẵn sàng tăng cường cho các tuyến và các quận huyện khi có yêu cầu trợ giúp điều trị. Ngoài ra bệnh viện cũng chủ động phối hợp với các đơn vị khác trong việc kịp thời phát hiện các ổ dịch và các ca bệnh nặng:

"1/3 số bệnh nhân nặng cần chăm sóc cấp 1, trong đó có 60% đến từ các tỉnh thành. Chúng tôi đã thành lập một đội cơ động chống dịch tay chân ệng và cơ động chống dịch sốt xuất huyết, cơ động chống dịch COVID-19. Sẵn sàng tăng cường cho các tuyến khi mà các tỉnh báo thì sẽ chi viện ngay và các quận huyện. Và đặc biệt có sự phối hợp nhịp nhàng với trung tâm y tế dự phòng thành phố (HCDC) và viện Pastuer trong việc giám sát phát hiện các ổ dịch và những ca nặng", Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng cho biết.

Trước diễn biến dịch bệnh phức tạp tại các tỉnh thành phía Nam và TpHCM, đoàn công tác Bộ Y tế đã đến làm việc và khảo sát công tác phòng chống dịch bệnh. Qua đó Thứ trưởng Bộ y tế - Nguyễn Thị Lan Hương nhận định, các đơn vị đã tích cực chủ động phòng chống dịch bệnh, từ đó có thể hạn chế thấp nhất những ca mắc ở trẻ trong thời gian tới:

"Theo báo cáo của viện Pastuer Tp HCM thì số ca mắc tay chân ệng có chiều hướng gia tăng đặc biệt là số ca nặng. Qua đi khảo sát ở cộng đồng và các trường học thì có thể thấy công tác phòng chống dịch rất chủ động để hạn chế những ca mắc", Thứ trưởng Bộ y tế - Nguyễn Thị Lan Hương cho biết.

Trong khi 2 dịch bệnh tay chân ệng và sốt xuất huyết vẫn đang hoành hành thì bệnh COVID-19 vẫn ‘âm thầm’ trong cộng đồng. Vậy nên ngoài sự chủ động từ phía các Sở ngành thì các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý kỹ các dấu hiệu của từng bệnh, không chủ quan lơ là, khi phát hiện bệnh cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời./.