Kênh đào Kra: Siêu dự án hàng chục tỷ USD xuyên lãnh thổ Thái Lan

VOVGT - Kênh đào Kra là siêu dự án trị giá hàng chục tỷ USD của Thái Lan và được cho là đã “thai nghén” trong hơn 3 thế kỷ.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Kênh đào Kra nếu được xây dựng còn rộng lớn hơn kênh đào Panama trong ảnh.

Được so sánh với Kênh đào Suez ở Ai Cập và Kênh đào Panama ở Trung Mỹ, Kênh đào Kra sẽ có chiều dài hơn 100 km, rộng 450 mét, sâu 26 mét; cắt ngang vùng Kra Isthmus ở ền Nam Thái Lan, kết nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Dự kiến, Kênh Kra sẽ ngốn tới 30 tỷ đô la Mỹ (hơn 682 nghìn tỷ đồng) và có thể mất đến 10 năm để hoàn thành.

Kênh Kra giúp rút ngắn hành trình ít nhất 1.000 km; giảm thời gian di chuyển từ 3-5 ngày; giảm chi phí mỗi chuyến tàu khoảng 150.000 USD (hơn 3,4 tỷ đồng) so với lộ trình hiện nay. Kênh Kra cũng sẽ trở thành trục hành hải của các nước Đông Nam Á từ Tây sang Đông và ngược lại.

Những người ủng hộ khẳng định, Kênh Kra giúp vực dậy nền kinh tế Thái Lan, thay đổi diện mạo Đông Nam Á và giải quyết tình trạng ùn tắc cũng như cướp biển ở eo biển Malacca - tuyến hàng hải đông đúc nhất thế giới. Dự kiến, Kênh Kra sẽ thu hút hơn 30% lượng hàng hóa hiện đang đi qua trung tâm trung chuyển Singapore.

Dù lợi ích to lớn là vậy; nhưng Thái Lan vẫn đang cân nhắc; bởi sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề cấp bách, nhạy cảm.

Trung tướng Sansern Kaewkamnerd, người phát ngôn chính phủ cho biết: Chính phủ đang cân nhắc các mặt lợi và hại. Cụ thể, nhiều người lo ngại, vị trí nhạy cảm của khu vực xây dựng kênh đào: Trước hết, Kra sẽ xuyên qua ền Nam Thái Lan, nơi đang xảy ra các cuộc xung đột liên ên giữa chính phủ và các nhóm ly khai người Hồi giáo trong hai thập niên qua, do đó có thể kích động thêm các cuộc nổi loạn.

Một lý do khác khiến siêu dự án này gây ra tranh cãi; là Kênh Kra sẽ chia cắt đất nước ra làm đôi theo đúng nghĩa đen, khiến một phần ền Nam Thái Lan bị cô lập.

Ông Sansern cho biết thêm: “Hiện vẫn còn nhiều vấn đề khác trong khu vực, do đó những vấn đề này cần được dành ưu tiên. Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã nhấn mạnh rằng dự án này vẫn đang được nghiên cứu".

Hiện Kênh Kra đang thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia không chỉ ở quy mô, ý nghĩa chiến lược, mà còn vì khối lượng hạ tầng khổng lồ đi kèm như sân bay, bến bãi và hệ thống giao thông...

Điều đó, dẫn tới một vấn đề nhạy cảm khác. Đó là việc thời gian qua, Trung Quốc được cho là tích cực vận động để xúc tiến đề xuất xây kênh Kra như một phần của Sáng kiến "Vành đai, con đường", kết nối hạ tầng và thương mại qua một loạt quốc gia Á - Phi - Âu.

Ông Pakdee Tanapura, Giám đốc Ban điều hành quốc tế Nghiên cứu về dự án Kênh Kra, một thành viên thuộc Thượng viện Thái Lan cho hay: “Ý tưởng xây dựng kênh đào Kra từng được đưa ra từ năm 1983 bởi nhà hoạt động chính trị người Mỹ, Lyndon Larouche  khi tới du lịch Thái Lan. Ông ấy tổ chức một buổi hội thảo và thu hút sự tham gia của rất nhiều đại diện các nước như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Nhật Bản… và đương nhiên cả Bộ Giao thông vận tải Thái Lan. Vào năm 1983, Trung Quốc không tham dự nhưng ngay từ thời điểm đó họ đã tỏ ra hết sức quan tâm tới dự án này”.

Do tính chất quan trọng và nhạy cảm, nên hiện nay các nhà vận động đang nghiêng về phương án thành lập một liên nh các nhà đầu tư quốc tế; để tránh tình trạng chỉ có một bên duy nhất hưởng lợi từ dự án và các hạ tầng phụ trợ. Việc thành lập một đơn vị vận hành sau khi Kênh Kra hoàn tất cũng đang được nghiên cứu để đảm bảo giảm thiểu tối đa những tác động nhạy cảm.

Đồng thời, theo các chuyên gia, vì kênh Kra nằm trên lãnh thổ Thái Lan nên dù bất kỳ nước nào đầu tư xây dựng; thì theo luật pháp quốc tế, Thái Lan vẫn là nước có tiếng nói quyết định, tương tự kênh đào Suez và kênh đào Panama được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 19.

Nếu kênh đào Kra được triển khai, nhiều chuyên gia cho rằng, Myanmar, Campuchia và Việt Nam sẽ có lợi. Riêng Việt Nam, tàu thuyền khi ra vào kênh Kra sẽ đi ngang qua vùng duyên hải phía Nam. Đây là cơ hội để phát triển hải cảng và thúc đẩy kinh tế phát triển; bởi 90% hàng hoá của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển.