Hiểu biết của cha mẹ cũng là “vaccine” cho con

Tiêm chủng phòng COVID-19 không chỉ có ý nghĩa quan trọng, là điều kiện thúc đẩy việc trẻ em được tới trường học tập, mà còn giúp các em an toàn hơn khi tham gia các hoạt động giao tiếp xã hội trong trạng thái “bình thường mới”.

Ảnh nh họa

Như các loại vaccine khác, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cũng có thể gây ra những kích thích phản ứng dị ứng. Thông thường là đau đầu, tiêu chảy, ớn lạnh; nặng hơn có buồn nôn, sưng tấy, nổi hạch, phát ban, đau chi, ngủ triền ên; rất hiếm gặp là sốc phản vệ.

Trách nhiệm của nhân viên y tế, phía nhà trường là cần chuẩn bị tốt nhất trang thiết bị, thuốc men và sẵn sàng sơ cấp cứu với các trường hợp trẻ gặp phản ứng nặng sau tiêm.

Trách nhiệm của phụ huynh, người chăm sóc trẻ là nắm vững kiến thức về lợi ích cũng như nguy cơ của việc tiêm phòng, đồng thời chia sẻ chi tiết, đầy đủ tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ, tiền sử dị ứng, bệnh mãn tính, bệnh bẩm sinh.

Các nhà chuyên môn đã khuyến cáo, chỉ trẻ em hoàn toàn khỏe mạnh mới nên được đi tiêm. Những trẻ đã mắc COVID-19, sẽ được trì hoãn tiêm chủng khoảng 3 tháng.

Các mốc thời gian trẻ rất cần người lớn theo dõi sát, đó là 30 phút sau tiêm, 24 giờ sau tiêm, 3 ngày đầu, 1 tuần đầu và 28 ngày sau tiêm.

Trẻ tiêm xong cần hạn chế vận động thể chất nặng, dẫn đến khó thở, nhịp tim tăng nhanh, hoặc kích thích các phản ứng không mong muốn, dễ dẫn tới việc nhầm lẫn đánh giá đâu là phản ứng sau tiêm, đâu là phản ứng do hoạt động thể lực.

Phụ huynh cũng cần biết con em mình tiêm vắc xin gì, hàm lượng ra sao, để chắc chắn trẻ được tiêm đúng loại, đúng liều lượng, đề phòng trường hợp có trục trặc ở các khâu khác trong quá trình tiêm chủng.

Công tác làm tâm lý trước tiêm cho trẻ cũng cần được cha mẹ chú trọng. Cần giải thích, trấn an trẻ để không bị ngợp, sợ hãi khi đến nơi đông người hoặc hội chứng sợ kim tiêm. Nếu có biểu hiện đau thông thường sau tiêm, cha mẹ có thể mang đồ chơi, trò chuyện thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ hít thở sâu, thả lỏng.

Bên cạnh tiêm phòng Covid-19, các mũi tiêm theo lịch phòng chống các bệnh phổ biến khác, đảm bảo ễn dịch cho trẻ theo mùa cũng cần được cha mẹ tuân thủ và tránh bị xao nhãng, quên lịch, bỏ mũi tiêm.

Chiến dịch tiêm chủng cho trẻ từ 5 tuổi trở lên sắp bắt đầu trên phạm vi cả nước. Nếu muốn thành công, nó cần sự đồng hành và sự vào cuộc tích cực từ các bậc phụ huynh.

Hiểu biết của phụ huynh cũng là “vaccine” đối với trẻ em.