Hà Nội đề xuất tăng phí thuê lòng đường, vỉa hè gấp 3 lần

VOVGT- Phí sử dụng lòng đường, vỉa hè tăng lên gấp 3 thì mức phí trông giữ phương tiện và các hình thức dịch vụ khác cũng sẽ tăng cao?

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 

Việc tăng mức phí nhằm hạn chế phương tiện cá nhân, giảm vi phạm của các tổ chức trông giữ, bảo đảm tính nghiêm nh của pháp luật và tăng thu ngân sách nhà nước (Ảnh: Báo mới)

Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, mức phí cho thuê lòng đường, vỉa hè cũ được xây dựng từ năm 2012 nên phải điều chỉnh để phù hợp với tình hình biến động giá cả thực tế. Giải thích về việc tăng phí, ông Thái Dũng Tiến, Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội cho biết, hiện nay mức giá dịch vụ giữ xe thu cao hơn so với quy định của Thành phố, đơn vị tổ chức giữ xe cũng không kê khai, nộp thuế gây thất thu ngân sách.

Theo ông Tiến, việc tăng mức phí nhằm hạn chế phương tiện cá nhân; giảm vi phạm của các tổ chức trông giữ, bảo đảm tính nghiêm nh của pháp luật và tăng thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trước đề xuất này, nhiều người dân Thủ đô đã bày tỏ lo lắng:

 

#“Hiện nay mức phí trông giữ ở Hà Nội đã rất cao, trung bình một người gửi ô tô phải mất 20.000 đồng cho 2 tiếng gửi xe ô tô, có khi một ngày phải trả tới hơn 100 nghìn cho phí gửi xe ô tô. Mức phí đó so với thu nhập hiện nay đã rất cao. Vì thế tôi rất bất ngờ trước việc Hà Nội muốn tăng phí sử dụng lòng đường vỉa hè bởi nó khiến mức phí trông giữ xe còn tăng cao hơn nữa

# “Việc quản lý vỉa hè lòng đường hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập nên nếu Thành phố muốn tăng mức phí sử dụng lòng đường, vỉa hè phải đưa ra lộ trình cụ thể mà các đơn vị cung cấp sẽ tăng phí lên theo, và phải có cam kết rõ ràng để người dân đồng tình mới có thể thực hiện được”.

Liên quan tới vấn đề này, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nội thành Hà Nội đang thiếu chỗ gửi xe, khi hạ tầng giao thông tĩnh chưa đáp ứng được nhu cầu mà lại tiến hành tăng phí là chưa hợp lý. Bởi lòng đường, vỉa hè là những công trình công ích, đối tượng phục vụ là nhân dân, không thể xem đây là loại hình dịch vụ để kinh doanh hoặc tăng phí. Nếu vì mục tiêu quản lý tốt vỉa hè, lòng đường thì có nhiều giải pháp chứ không nhất thiết cứ phải tăng phí như đề xuất của lãnh đạo thành phố.

Thực hiện ngay việc tăng phí là chưa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay khi mức phí có thể tăng quá cao so với thu nhập của người dân (Ảnh: Dân trí)

Luật sư Nguyễn Danh Huế, Đoàn luật sư TP Hà Nội nhận định, nếu vì mục đích nâng cao phục vụ đời sống người dân mà phải tăng phí và sử dụng vỉa hè lòng đường này để đầu tư kinh doanh lợi ích công cộng thì Hà Nội có thể thực hiện. Việc thu phí cao cũng là một biện pháp mềm trong quản lý giao thông, hạn chế phương tiện cá nhân vào nội đô. Nhưng thực hiện ngay việc này là chưa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay khi mức phí có thể tăng quá cao so với thu nhập của người dân.

>>>Nghị định 86 sửa đổi: Doanh nghiệp bị động trong việc tính niên hạn xe taxi

Luật sư Nguyễn Danh Huế bày tỏ ý kiến: “Bản chất lòng đường là loại hình công trình công cộng, được đầu tư bởi ngân sách, tiền thuế của dân. Do vậy, bất cứ hoạt động gì trong công trình công cộng thì người dân cũng phải được hưởng lợi. Nếu việc này là loại hình kinh doanh dịch vụ để thu ngân sách địa phương nhưng sử dụng ngân sách không hiệu quả, gây thất thoát là không hợp lý. Nếu muốn triển khai thì Hà Nội nên tính toán các hậu quả của việc làm đó lên toàn bộ xã hội”.

 

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, thành phố Hà Nội và nhiều cơ quan ban ngành mất nhiều công sức, thời gian ra quân giành lại vỉa hè, lòng đường. Vậy sau đó lại sử dụng lòng đường, vỉa hè với mục đích nếu cho thuê để thu phí thì chưa thuyết phục. Vì thế, trong mục tiêu tăng phí, lãnh đạo thành phố phải có giải nghĩa rõ ràng vỉa hè, lòng đường như thế nào thì được cho thuê để trông giữ xe hay phải đảm bảo đúng chức năng là giao thông, đi lại. Đây là những nội dung rất cần được thông tin cụ thể trong đề xuất để người dân Thủ đô nắm bắt và phản biện.

TS Trịnh Hòa Bình, Viện Xã hội học cho biết về vấn đề này: “Cái quan trọng phải nêu rõ là thu phí để làm gì, nhằm mục đích gì. Số tiền sau khi thu phí thì được sử dụng vào đâu và việc thu phí có làm tăng phí các dịch vụ khác không. Nếu sau khi thu phí mà lòng đường, vỉa hè vẫn lộn xộn, không quản lý tốt thì cơ quan nào chịu trách nhiệm. Những nội dung này cần được thông tin sớm cùng với đề xuất tăng phí của Hà Nội”.

 

Các chuyên gia và người dân Thủ đô nhìn chung đều ủng hộ các giải pháp quản lý đô thị, trong đó có trật tự lòng đường, vỉa hè, kể cả việc tăng phí để phục vụ cho công tác quản lý. Tuy nhiên, các ý kiến cũng thống nhất cho rằng, cần phải nh bạch về việc số tiền thu được nhờ việc tăng phí sử dụng lòng đường, vỉa hè sẽ được sử dụng như thế nào cho lợi ích công trong giao thông đô thị? Và điều quan trọng là Thành phố Hà Nội có quy hoạch chi tiết, rõ ràng lòng đường, vỉa hè theo thực trạng và mục đích sử dụng, nơi nào hoàn toàn sử dụng cho việc đi bộ, nơi nào được sử dụng một phần để kinh doanh? Việc xây dựng quy hoạch này cần được đưa ra lấy ý kiến nhân dân trước khi áp dụng.

>>>Tai nạn rình rập từ những bến đò không phép