Hà Nội cho thuê vỉa hè liệu có khả thi?

Nhằm đảm bảo tính bền vững của chiến dịch lập lại trật tự, đòi lại vỉa hè cho người đi bộ và tạo kế sinh nhai cho người dân. Từ năm 2021, TP. Hà Nội đã có phương án cho thuê vỉa hè đối với 1 số tuyến phố có đủ điều kiện.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến trái chiều cũng như những băn khoăn vẫn được đưa ra, phần lớn đều đặt câu hỏi rằng: Công tác quản lý thực hiện như thế nào? Ai được thuê vỉa hè?

Vỉa hè trước cửa nhà mình liệu người khác có được thuê hay không?

Ảnh nh hoạ

Hoàn Kiếm hiện là quận duy nhất tại Hà Nội cho thuê vỉa hè để kinh doanh từ năm 2021. Trong đó, có 4 địa điểm được chấp thuận sử dụng một phần vỉa hè để phục vụ kinh doanh với giá 45.000 đồng/m2 mỗi tháng và phải đảm bảo lối đi tối thiểu 1,5m cho người đi bộ.

Thế nhưng, với tình hình thực tế tại 1 số tuyến phố, vỉa hè vẫn đang bị chiếm dụng “không thương tiếc”, chỗ nào còn trống thì sẽ được điền vào ngay bằng ô tô, xe máy hoặc bàn ghế thậm chí là tủ và quầy bán hàng. Tất cả chỉ gọn gàng tạm thời khi có lực lượng chức năng kiểm tra.

Thế nhưng lực lượng này cũng chẳng thế túc trực 24/24 giờ, vậy nên cứ hễ lực lượng chức năng vắng mặt là vi phạm lại tái diễn. Do đó, chẳng có gì khó hiểu khi đề xuất cho thuê vỉa hè làm nơi kinh doanh lại nhận được nhiều ý kiến của người dân như vậy:

“Mình thấy trên phố cổ rất chật hẹp và khó chịu nên thêm các hàng quán mở ở vỉa hè rồi không biết có giữ được vệ sinh cho người đi bộ không”.

“Em thấy ở Hà Nội vỉa hè không chỉ có hàng quán mà còn có các bãi gửi xe rất bừa bãi. Theo em thấy nếu mình cho thuê vỉa hè cũng cần có sự quản lý rõ ràng, không thể để lấn chiếm hết đường của người đi bộ được vì bản chất vỉa hè là đường của người đi bộ đi mà”

“Em thấy trong các phố cổ ở Hà Nội đã chật lắm rồi, thậm chí đi lại cũng gặp khó khăn mà nhiều hàng quán mở trên vỉa hè sẽ chật chội mà em cũng không biết có giữ vệ sinh được không nữa”.

Theo anh Đăng, quản lý một quán café trên địa bàn quận Hoàn Kiếm cho biết, việc thực hiện cho thuê vỉa hè là chủ trương rất tốt nhưng với thời điểm hiện tại sẽ khó khả thi. Bởi lẽ nếu chưa có sự chuẩn bị, việc cho thuê vỉa hè sẽ làm đảo lộn cuộc sống của người dân, những hộ gia đình có tại khu vực đủ điều kiện cho thuê vỉa hè vô hình chung bị “chiếm mất mặt tiền” gây khó khăn cho kinh doanh và đi lại của hộ gia đình đó.

“Quán café của bọn em nhà nhỏ mà cũng không ngồi được nhiều bàn, nhưng bọn em tận dụng được mái hiên và vỉa hè trước cửa để khách ngồi. Để thuê vỉa hè cũng tốt nhưng phải tùy tuyến phố chứ không để giá chung được bởi vì có phố đông phố lại vắng. Mà cho thuê vỉa hè nhỡ đâu có người thuê trước cửa quán nhà em thì sao? đấy là điều rất bất cập, giá thuê vỉa hè rẻ thì em thuê luôn vỉa hè chứ em thuê cửa hàng làm gì”, anh Đăng cho biết.

Còn theo ông Trần Văn Dân, người dân phường Hàng Bài (Hoàn Kiếm) cho rằng, từ xưa đến nay, vỉa hè vẫn là nơi sử dụng ễn phí cho người dân. Đã có nhiều người dân phố cổ, nhà rộng chỉ vài mét vuông, thế nhưng họ có thể sinh sống mà mưu sinh qua nhiều thế hệ nhờ bám vỉa hè.

Đến nay, thủ đô đã văn nh hiện đại, việc quy hoạch vỉa hè cũng như cho thuê vỉa hè để dễ dàng quản lý là hoàn toàn phù hợp. Nếu được thực hiện một cách bài bản, việc cho thuê vỉa hè sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế, nhất là địa bàn có hoạt động du lịch sôi động như Hoàn Kiếm.

“Vỉa hè là một trong những nơi giúp cho người dân có công ăn việc làm và là 1 phần yếu tố văn hóa của người dân Việt Nam. Chỗ nào vỉa hè đủ điều kiện cho hoạt động kinh doanh chúng ta cần công khai nh bạch để nộp phí cho nhà nước. Các chỗ đó phải đảm bảo yếu tố về vệ sinh môi trường, an toàn giao thông…”, ông Dân nói.

Theo TP. Hà Nội, dự kiến việc quản lý lòng đường, vỉa hè gắn với nghiên cứu định hướng thiết kế đô thị. Trong đó sẽ phân thành các khu vực nội đô lịch sử, trung tâm nội thành, vành đai 1, 2, 3 hay các vành đai 2, 5, 3 để ra từng khu vực, từng quận huyện. Hiện, một số quận của Hà Nội đã đề xuất các tuyến phố có đủ điều kiện hạ tầng để thí điểm cho thuê vỉa hè. Trong đó, quận Hoàn Kiếm đề xuất thí điểm giai đoạn một cho thuê kinh doanh ở 10 tuyến phố với 36 vị trí.

Trước đó, quận Hoàn Kiếm đề xuất thí điểm giai đoạn một cho thuê kinh doanh ở 10 tuyến phố với 36 vị trí. Cụ thể, 15 vị trí trên 5 tuyến phố trong không gian đi bộ gồm: Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Hàng Bài, Nguyễn Xí, Lê Thái Tổ. Thời gian cho thuê trong khung giờ hoạt động của không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.

21 vị trí trên 5 tuyến phố ngoài không gian đi bộ gồm: Lý Thường Kiệt, Phan Chu Trinh, Bà Triệu, Lê Phụng Hiểu, Ngô Quyền. Diện tích dự kiến cho thuê để sử dụng tạm thời tính từ mặt nhà ra 2m và chỉ cho chủ nhà mặt phố tại vị trí trên thuê để kinh doanh mặt hàng đang kinh doanh. Thời gian cho thuê là tất cả ngày trong tuần.