Phân loại rác để đổ ở đâu?
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Thế nhưng, sau khi lực lượng chức năng rời đi, lại là lúc vi phạm trở nên ngang nhiên hơn, những lòng đường vỉa hè lại bị tái lấn chiếm khiến người đi bộ cũng chẳng còn đường để di chuyển.
Ô tô, xe máy đỗ tràn lan vỉa hè, lòng đường mặc cho biển cấm đỗ xe.
Hàng quán mọc lên như nấm chắn ngang vỉa hè bất chấp biển “Tuyến phố văn minh đô thị”.
Dù chỉ cách đây vài tháng, TP. Hà Nội đã phát động chiến dịch ra quân nhằm xử lý vi phạm trật tự đô thị, quyết lập lại trật tự, giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Thế nhưng đến nay, tình trạng vỉa hè lộn xộn, nhếch nhác vẫn tiếp tục tái diễn như chưa hề có cuộc ra quân.
Chiều tối một ngày cuối tuần, tại ngã tư Hai Bà Trưng – Hàng Bài (Hà Nội), đây là lúc dòng người hối hả trở về nhà sau 1 ngày làm việc vất vả. Dưới lòng đường các ô tô nối đuôi nhau dừng đỗ, trên vỉa hè thì chật cứng xe máy của một bãi trông giữ xe nào đó, còn người dân muốn đi bộ qua đây phải lách người đi qua các hàng xe máy hoặc rón rén đi xuống lòng đường bên cạnh những dòng xe đang lao vun vút.
“Đi thể dục cũng không đi được, lộn xộn lắm, không có lối đi, bẩn lắm, rác thải họ vứt lung tung, cứ phải gọn vào cho trong lành, người cao tuổi lúc cần đi thể dục ở vỉa hè vẫn đi được”.
“Các vị trí này vẫn chưa đến nơi đến trốn, như các biển báo đang lẽ phải thu vào, gọn vào hết, không thể để thế này được, bành chướng quá”.
Vào sâu trong khu phố cổ, phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, nơi có các cơ quan chức năng thường xuyên lập chốt thì tình trạng bát nháo, lộn xộn vẫn liên tục diễn ra. Các hàng quán tấp nập kê bàn ghế cho khách ngồi ngang nhiên lấn chiếm hết vỉa hè.
Khu vực “phố tây” Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến nơi thu hút nhiều du khách đến vào mỗi tối, cả con phố gần như bị nghẽn lại bởi bàn ghế được kê thêm tràn xuống cả đường đi. Lực lượng chức năng vừa đi khỏi, vỉa hè, lòng đường lại lập tức bị bủa vây.
Các lực lượng “xẻ thịt” vỉa hè ngang nhiên nhất phải kể đến các điểm trông giữ xe tự phát. Cũng từ đây, 2 từ “vỉa hè” chỉ còn trong tiềm thức của người đi bộ bởi cứ đến tối, những biển trông giữ xe lại được mang ra, chắn ngang vỉa hè như muốn khẳng định chủ quyền.
Tình trạng này còn diễn ra phức tạp hơn vào mỗi dịp cuối tuần, dọc phố Nguyễn Hữu Huân, Lý Thái Tổ, Ngô Quyền, Lý Thương Kiệt, Đinh Lễ… Chẳng có bảng giá chung, cũng chẳng có khung giá theo quy định, 20 ngàn – 30 ngàn, mỗi điểm gửi xe trên vỉa hè tự tạo cho mình một mức giá riêng và tất nhiên trên vé xe cũng chẳng hề có giá niêm yết.
“Em thấy việc xe đông như thế này, nhiều lúc các xe dừng đỗ bọn em cũng không kịp tránh các xe. Vỉa hè cũng bị các xe chắn hết đường rồi”.
“Em cảm thấy rất khó khăn cho người đi bộ như em vì các xe lấn hết lên vỉa hè nên mình phải đi bộ dưới lòng đường”.
Còn tại những tuyến đường ngoài trung tâm như đường Giải Phóng, vỉa hè bị lấn chiếm thành nơi bán giày dép, quần áo. Hoặc tại khu vực hồ Hoàng Cầu, nơi giáp ranh giữa 2 quận trung tâm của Hà Nội là Ba Đình và Đống Đa, khi thành phố lên đèn cũng là lúc các quán ăn quanh hồ lại xếp bàn ghế chật kín vỉa hè, bên cạnh là chiếc lò than di động bốc khói nghi ngút. Xe máy của khách được chủ quán tập kết dưới lòng đường. Người đi bộ không còn cách nào khác là phải chen chân giữa dòng phương tiện đang ùn ứ.
Ông Nguyễn Văn Chinh, trú tại quận Đống Đa chia sẻ: “Vệ sinh môi trường ở đó không đảm bảo, các hộ dân kinh doanh phần lớn xả thẳng xuống hồ làm ô nhiễm. Một số gia đình ở đó chiếm dụng hành lang đi bộ dưới hồ, làm cản trở giao thông, xả thẳng rác xuống hồ làm ô nhiễm môi trường ở đó. Cần có sự quản lý để lập lại trật tự vệ sinh môi trường”.
Còn tại phố Nguyên Hồng (Thành Công, Ba Đình, Hà Nội), do vỉa hè rất nhỏ, nhiều đoạn không có vỉa hè nên các hộ kinh doanh kê bàn ghế, quầy hàng lấn ra đường. Bên cạnh đó, dưới chân những khu nhà tập thể, hàng quán "mọc lên" tràn lan, nhiều hộ phát triển dịch vụ sửa chữa, rửa xe ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
Chị Ngọc Hà, một người dân trú tại phố Nguyên Hồng cho biết: “Vỉa hè bị lấn chiếm nhiều, nào là nước mía, ngô nướng, khoai nướng, nước ép rồi thì xe máy để trên vỉa hè, không còn đường dành cho người đi bộ nữa. Nhiều khi đi trên vỉa hè mà mắt nhìn điện thoại rất dễ va phải chướng ngại vật. Nên hầu như mọi người sẽ phải đi xuống lòng đường chứ không đi được trên vỉa hè hoặc đang đi trên vỉa hè sẽ có đoạn phải xuống lòng đường để đi. Có lúc giờ coa điểm sẽ hạn chế vì xe cộ rất đông đúc”.
Cách đây hơn nửa năm, TP. Hà Nội đã phát động chiến dịch ra quân quyết giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Lãnh đạo TP. Hà Nội cũng có nhiều chỉ đạo, biện pháp quyết liệt trong bảo đảm trật tự đô thị, chống lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Thế nhưng tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa” hoặc làm ngơ cho các vi phạm vẫn liên tục diễn ra.
Khi có lực lượng chức năng thì người dân chấp hành, khi vắng bóng thì lại tái lấn chiếm, gây ùn tắc giao thông, mất mỹ quan đô thị.
Đây không phải lần đầu tiên Hà Nội quyết tâm lập lại trật tự vỉa hè. Vào năm 2017, Hà Nội đã ra quân giành lại vỉa hè cho người đi bộ và đã đạt được những kết quả khả quan. Thế nhưng, nhiều quận huyện của Hà Nội đã không duy trì được điều này khiến tình trạng lấn chiếm vỉa hè tái diễn, đặc biệt là các quận nội thành.
Hiện giai đoạn 3 của kế hoạch 01, đòi lại vỉa hè cho người đi bộ đã kết thúc, vậy Hà Nội đã giành lại được vỉa hè cho người đi bộ?./.
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …
Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).
Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang gặp nhiều thách thức; việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.
Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.
Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.