Gói miễn, giảm thuế 21.300 tỷ đồng: Liều thuốc 'tăng sức đề kháng' cho doanh nghiệp

Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng cho nhiều đối tượng là doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19.

Theo tính toán, ước tổng gói hỗ trợ ễn, giảm thuế lần này khoảng 21.300 tỷ đồng.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Ảnh nh họa

Chính sách này được các doanh nghiệp hết sức mong mỏi, bởi trước tác động của đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp gặp phải vô vàn khó khăn, sản xuất đình trệ. Trong khi các chi phí của doanh nghiệp nếu có giảm thiểu được khi ngừng sản xuất cũng không thể bù đắp cho những thiệt hại, tổn thất nặng nề do dịch bệnh gây ra. 

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với Chuyên gia kinh tế PGS. TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên Khoa Tài chính quốc tế, Học viện Tài chính:

PV: Thưa ông, ông nhận định như thế nào về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân theo hướng ưu đãi thuế thu nhập?

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh: Trong năm 2021, với đợt bùng phát lần thứ tư của dịch COVID-19, nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp trong tất cả các ngành nghề và đặc biệt là những lĩnh vực dịch vụ, giao thông vận tải, du lịch, khách sạn. Chính vì lẽ đó, cho nên, Quốc hội, Chính phủ cũng đã có rất nhiều những gói hỗ trợ để giúp cho các doanh nghiệp có thể hồi phục và phát triển sau đợt giãn cách.

Rõ ràng, với những nhóm giải pháp về ễn giảm thuế mà Ủy ban thường vụ Quốc hội vừa mới ban hành thì đây là những cái ễn thuế cực kỳ đặc biệt và cũng là rất lớn. Đây là những giải pháp là cực kỳ ráo riết, triệt để cũng như rất lớn mà chưa từng có tiền lệ trong nền kinh tế quốc dân.

Chúng ta thấy rằng, việc ễn giảm 30 % thuế giá trị gia tăng đối với một số ngành nghề sản xuất kinh doanh là một chính sách chưa bao giờ có. Hay thứ hai là đối với ễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp mà có doanh thu không quá 200 tỷ đồng. Năm 2020 chúng ta cũng đã có rồi nhưng trong gói mới này thì chúng ta thấy rằng là cũng áp dụng cả với cái doanh nghiệp mà có tổng doanh thu năm 2021 giảm so với 2020. Đây cũng là một cái mà nó rất đặc biệt…

Những khoản này là các doanh nghiệp có thể tính toán được ngay, có thể kê khai để mà giảm, ễn nộp thuế đối với doanh nghiệp, các hộ kinh doanh của mình. Như vậy là nó trực tiếp đến tất cả những cái chủ thể cần được hỗ trợ trong nền kinh tế một cách nhanh nhất, rõ ràng và đây cũng là công bằng và nh bạch.

Từ trước đến nay, những gói ễn giảm thuế này được doanh nghiệp đánh giá rất cao thì đây cũng là một sự hỗ trợ rất lớn của Quốc hội, Chính phủ đối với các doanh nghiệp cũng như các hộ kinh doanh trong nền kinh tế quốc dân.

PV: Có ý kiến cho rằng, chính sách này không giúp ích nhiều cho các doanh nghiệp đang gặp khó hiện nay, ông đánh giá như thế nào về vấn đề này? Theo ông, Chính phủ cần thực hiện những giải pháp nào để giúp đỡ doanh nghiệp trong thời gian tới?

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh: Đối với các chính sách này thì rõ ràng chỉ hỗ trợ cho những doanh nghiệp và các hộ kinh doanh đang thực hiện sản xuất kinh doanh, có doanh thu, có thu nhập thì lúc đó mới có cái việc ễn giảm.

Cái đó là điều đương nhiên. Bởi vì chúng ta thấy rằng là bản thân hoạt động của doanh nghiệp nó tốt hay không tốt và nó có khả năng tồn tại hay không thì nó phải là do chủ các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh quyết định. Các doanh nghiệp phải là người chủ động, tích cực và linh hoạt thực hiện các biện pháp để mà có thể vượt qua những cái khó khăn, tồn tại, khôi phục và phát triển sau cái khó khăn của đại dịch COVID-19 này. Còn sự hỗ trợ của Quốc hội, của Đảng, của Nhà nước đối với các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh là hỗ trợ cho những doanh nghiệp đang kinh doanh. Chúng ta đang hỗ trợ có trọng điểm và hỗ trợ đúng đối tượng chứ không thể hỗ trợ tràn lan. 

Chúng ta biết rằng là cái khó khăn này nó sẽ còn theo đuổi với nền kinh tế cũng như với các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh trong năm 2022, 2023 nữa. Như vậy thì rõ ràng là cái sự hỗ trợ của Nhà nước với doanh nghiệp cũng vẫn rất quan trọng.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là sự cố gắng, nỗ lực của các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh để vượt qua khó khăn, linh hoạt chủ động trong việc đổi mới cơ cấu kinh tế, áp dụng công nghệ số, giảm thiểu các chi phí quản lý trong doanh nghiệp.

Còn Chính phủ rất cần thiết theo dõi và có những cái tháo gỡ khó khăn về mặt thủ tục hành chính, về các khuôn khổ pháp lý để giúp cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận được các quy định các chính sách của Nhà nước một cách đơn giản nhất và hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất.

Và từ đó giúp doanh nghiệp có thể hoạt động trơn tru hơn trong điều kiện bình thường mới.

PV: Xin cảm ơn ông!