Gói hỗ trợ lần 2 dành cho doanh nghiệp và người lao động, làm sao để đúng và trúng?

Làm thế nào để gói hỗ trợ lần 2 được triển khai đúng và trúng, kịp thời hỗ trợ DN và người lao động vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất?

Ảnh: T.Hằng - Báo Thanh niên

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang trình Chính phủ gói hỗ trợ lần hai dành cho doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLĐ) gặp khó khăn do dịch COVID-19, với tổng kinh phí khoảng 18.600 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến nay đa số các doanh nghiệp chưa tiếp cận được gói hỗ trợ lần 1 của Chính phủ do nhiều vướng mắc và bất cập:

 

- Khi ban hành gói này các DN mong chờ và hy vọng rất nhiều, tuy nhiên đợt hỗ trợ vừa rồi quá nhiều những thủ tục làm cho DN thấy không thể tiếp cận được. 

- Hiện tại DN tôi chưa được hỗ trợ gì cả, tôi cũng nghe ngóng gói nghìn tỷ gì đó nhưng như DN tôi chưa nhận được bất kì sự hỗ trợ gì. Với đà này DN rất vất vả, sẽ phải tính đến phương án bán bớt xe và cho công nhân lao động nghỉ dần. 

- Các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ đợt 1, chưa DN nào tiếp cận được nên vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Để giải cứu các DN, Chính phủ phải nhìn nhận rõ khó khăn của các DN vừa và nhỏ để hỗ trợ giảm thuế hoặc lãi suất ngân hàng hoặc là giãn các khoản vay chuẩn bị phải trả, để hỗ trợ DN duy trì công ăn việc làm và đời sống tối thiểu cho cán bộ công nhân. 

Vừa rồi là những tâm tư, chia sẻ của một số DN khi tiếp cận gói hỗ trợ  tín dụng lần 1 của Chính phủ.  Là người trực tiếp thực hiện các giao dịch với các sở ngành, ông Huỳnh Tấn Quyền, Phó TGĐ Công ty CP dây và cáp điện Thượng Đình khẳng định, DN không thể tiếp cận được gói hỗ trợ này, bởi có vô vàn các quy định ràng buộc.

Đặc biệt, để người lao động nhận được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/tháng, DN phải ra quyết định tạm hoãn HĐLĐ hoặc nghỉ việc không lương đối với người lao động từ 1 tháng trở lên. Đồng thời, DN phải chứng nh thời gian cho người lao động nghỉ việc không phát sinh doanh thu và không đủ năng lực tài chính. 

 

Với điều kiện này rất khó vì NLĐ không phải nghỉ 1 tháng, có khi nghỉ 20 ngày... Khi bị ảnh hưởng bởi covid doanh số vẫn có, nhưng mà sụt giảm, nếu chứng nh DN không phát sinh doanh thu thì không bao giờ chứng nh được, bởi DN vẫn phải tồn tại. Chứng nh DN không đủ năng lực tài chính cũng khó...DN mà không đủ khả năng chi trả cho NLĐ thì chỉ có phá sản thôi”.

Cũng theo ông Huỳnh Tấn Quyền, nếu người lao động phải ngừng việc 1 tháng trở lên họ sẽ phải lo tìm kiếm công việc khác chứ không chờ đợi quay trở lại DN cũ làm việc. Bởi vậy, trong những tháng cao điểm dịch Covid 19 bùng phát, doanh thu của đơn vị sụt giảm từ 35-60%, nhưng để giữ chân lao động, công ty đã phải tự xoay sở, cân đối các nguồn lực trả lương cho hàng trăm lao động.  

Để gỡ khó cho DN và người lao động, cuối tháng 10 vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 154 và Quyết định 32, trong đó bổ sung một số đối tượng được thụ hưởng và nới lỏng các điều kiện đối với các doanh nghiệp vay để trả lương cho người lao động. Ông Nguyễn Tiến Trứ, PGĐ Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Thanh Hóa cho biết, đơn vị đã bám sát chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Chính sách xã hội, giao cụ thể đến từng cán bộ nắm bắt nhu cầu vay vốn của DN, phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền, hướng dẫn các thủ tục vay vốn cho DN.  

 

Trên địa bàn tỉnh Thành Hóa hiện có DN may Trường Thắng ở huyện Nông Cống, với hơn 700 lao động cũng đã tiếp cận và làm thủ tục vay vốn. Về phía ngân hàng yêu cầu NHCS huyện đấu mối với DN để hướng dẫn thủ tục đầy đủ, triển khai cho vay kịp thời, để cho người sử dụng lao động trả lương cho người lao động bị nghỉ việc, ngừng việc do đại dịch covid 19 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng CP và TGĐ Ngân hàng CSXH.

Cán bộ phường 1, quận 3 (TP. Hồ Chí Minh) chi trả hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN

Cùng với việc điều chỉnh chính sách gói hỗ trợ lần một, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang tiếp tục trình Chính phủ gói hỗ trợ lần hai dành cho doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19, với tổng kinh phí khoảng 18.600 tỷ đồng. Gói hỗ trợ lần hai hướng tới mục tiêu hỗ trợ DN vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh. 

Chuyên gia kinh tế PGS.TS Ngô Trí Long - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, ở gói hỗ trợ trước lần 1, các tiêu chí khá khắt khe khiến quá trình thực thi gặp khó, trong khi tình hình dịch bệnh phức tạp, dòng tiền đối với DN là vô cùng quan trọng. Theo ông Ngô Trí Long gói hỗ trợ lần 2 phải xác định rõ 3 vấn đề là mục tiêu, đối tượng và tính kịp thời. 

 

Phải xác định không thể cào bằng, không phân biệt các thành phần kinh tế, không phân biệt quy mô lớn nhỏ. Bây giờ đối tượng nào chịu thiệt nhất thì sẽ có biện pháp, nghiên cứu xem những nhu cầu gì cần hỗ trợ chứ không phải chung chung. Và có thanh tra kiểm tra, kiểm soát làm sao đảm bảo tính kịp thời và hiệu quả.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khẳng định, gói hỗ trợ vừa qua chưa đi vào cuộc sống. Để gói hỗ trợ lần 2 không còn nằm trên giấy, cần phải cắt giảm các thủ tục “làm khó” DN.  

 

Vấn đề đặt ra là nhìn vào thực chất để làm sao để cứu DN và cứu người lao động. DN muốn giữ chân người lao động mà họ không có việc, không có thu nhập thì họ sẽ đi tìm phương trời mới và khi tình hình khá lên thì chắc chắn sẽ thiếu hụt lao động một cách nghiêm trọng. 

Dưới góc nhìn của đại diện DN trẻ, ông Nguyễn Hồng Phong, Phó chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam cho rằng: Trong lúc cộng đồng DN đang gặp vô vàn khó khăn, việc Chính phủ tiếp tục bơm nguồn lực để khích lệ DN và người lao động vượt qua “cơn bĩ cực” là chủ trương đúng. Thế nhưng, để hỗ trợ “đúng” và “trúng” cần có sự tương tác nhiều hơn giữa Chính phủ và DN. 

 

Mỗi DN có một khó khăn cụ thể, vì vậy DN cũng phải kêu rõ ràng mình đang khó khăn gì để Chính phủ hỗ trợ và Chính phủ cũng nên lắng nghe DN, hai bên phải tương tác với nhau nhiều hơn. Bản thân là chủ DN tôi thấy rằng không có DN nào không muốn bảo vệ lợi ích cho người lao động của mình. Có điều không lo được nên phải rơi nước mắt trong việc sa thải lao động hoặc không có việc làm cho lao động.  

Theo ông Phong trước hết Chính phủ nên tập trung hỗ trợ DN đóng BHXH và BH thất nghiệp cho người lao động. Bởi đây là 2 chính sách an sinh cốt lõi, đảm bảo quyền lợi lâu dài cho người lao động. 

Sau 6 tháng triển khai có tới 80% doanh nghiệp không nhận được gói hỗ trợ lần 1 của Chính phủ, do không đáp ứng được các điều kiện đặt ra. Trong khi đó Chính phủ sắp tung ra gói hỗ trợ thứ 2 dành riêng cho DN và người lao động. Dưới góc nhìn của VOVGT, để gói hỗ trợ lần 2 được triển khai đúng và trúng các chính sách đi kèm cần phải đảm bảo tính khả thi và linh hoạt. 

Gói hỗ trợ lần 1 theo Nghị quyết 42 của Chính phủ là chủ trương, chính sách rất nhân văn và có ý nghĩa sâu sắc của Đảng, Nhà nước nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khắc phục khó khăn, vượt qua đại dịch, ổn định sản xuất, đời sống. Trong đó, có gói hỗ trợ 16 nghìn tỷ đồng cho vay ưu đãi 0% hỗ trợ doanh nghiệp trả lương ngừng việc cho người lao động. Tuy nhiên, thực tế chưa có một khoản vay nào được giải ngân do gặp những vướng mắc về thủ tục khi tiếp cận vốn.

Để giải cứu DN kịp thời trong tình hình mới, Chính phủ đang xem xét ban hành gói hỗ trợ lần hai với kinh phí khoảng 18.600 tỷ đồng, với mục tiêu hướng tới DN vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh. Trong đó, ưu tiên DN nhỏ và siêu nhỏ (dưới 10 lao động), hợp tác xã và hộ kinh, người lao động tại khu vực nông thôn. Dự kiến, nguồn lực này hỗ trợ cho 10 nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh với mức vay bình quân một tỷ đồng/cơ sở, và 100 nghìn lao động với mức vay bình quân khoảng 50 triệu đồng/lao động.

Để gói hỗ trợ thật sự mang lại hiệu quả, đúng mục đích “giải cứu”, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu và đề xuất các tiêu chí, điều kiện sát với thực tế để người lao động và DN tiếp cận được gói hỗ trợ. Đồng thời, gói hỗ trợ lần này cần phải có độ phủ rộng hơn, nới lỏng hơn các điều kiện xác nh và xét duyệt. Một vấn đề nữa là cần tập trung hỗ trợ DN nhằm ngăn chặn và giảm tình trạng mất thanh khoản, phá sản, giải thể, tạo điều kiện để khu vực DN phục hồi nhanh khi dịch COVID-19 suy giảm và chấm dứt. 

Các chuyên gia cũng cho rằng, Chính phủ cần có các hình thức hỗ trợ phù hợp với các doanh nghiệp ở từng ngành, lĩnh vực và từng giai đoạn. Bên cạnh đó, cần ưu tiên các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa bởi khả năng chống chịu kém. Chính phủ cũng cần kéo dài thời gian các gói hỗ trợ để doanh nghiệp có đủ thời gian phục hồi; các chính sách hỗ trợ cần rõ ràng, nh bạch về thủ tục cũng như đối tượng được hưởng, giảm thiểu những phiền hà về quy trình tiếp cận các gói hỗ trợ, đặc biệt là thủ tục chứng nh về tài chính.

Và điều quan trọng là các chính sách hỗ trợ phải đến “đúng” và “trúng” là điều vô cùng cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp trên toàn cầu và tại Việt Nam.