Giải pháp khắc phục bất cập luồng tuyến vận tải thủy

VOVGT - Hệ thống luồng thủy nội địa được khảo sát từ rất lâu về trước, đến nay đã không còn phù hợp với tình hình thực tế, nảy sinh các nguy cơ TNGT đường thủy.

Nghe nội dung chương trình tại đây:

 

Các ý kiến đánh giá, hệ thống luồng thủy nội địa của nước ta đã thay đổi rất nhiều trong những năm qua, mà nguyên nhân có một phần bắt nguồn từ hiện trạng khai thác cát bừa bãi, cũng như sự biến đổi khí hậu, thời tiết, mưa lớn, dẫn tới sự thay đổi của dòng chảy. Điều này cũng kéo theo sự xuất hiện của các khu vực có độ sâu lớn hoặc khúc cong cua nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sự an toàn tính mạng và tài sản của người dân và tàu thuyền lưu thông trên tuyến.

Bất cập luồng tuyến vận tải thủy tiềm ẩn nguy cơ TNGT đường thủy tại các khúc cong cua, độ sâu lớn. Ảnh: Pháp luật giao thông

 

Để làm rõ hơn về tình hình này, phóng viên Kênh VOVGTQG đã có cuộc trao đổi với Thượng tá Phí Văn Tuyến, Phó Trưởng phòng CSGT đường thủy, Công an tỉnh Thái Bình.

Nội dung cuộc trao đổi tại đây:

 

Như vậy, theo ý kiến của lực lượng CSGT đường thủy, thực tế đã cho thấy, phần lớn các vụ TNGT đường thủy mà lực lượng CSGT địa phương giải quyết thì đều rơi vào tình trạng phương tiện tránh vượt ở luồng cong cua, khúc khuỷu hoặc luồng hẹp. Đây là thực tế đáng lo ngại cần có sự vào cuộc rà soát của cơ quan quản lý.

Trước tình hình này, lãnh đạo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, cơ quan này sẽ tập trung chỉ đạo các đơn vị tiến hành khảo sát tổng thể, đánh giá lại hệ thống luồng tuyến trên toàn quốc.

Ông Hoàng Hồng Giang, Cục Trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam nhấn mạnh:

 

Về phía Bộ GTVT, tại Hội nghị triển khai công tác phối hợp liên ngành bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa năm 2017 tổ chức ngày 1/3 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cũng nhấn mạnh sự quan tâm chỉ đạo của Bộ đối với vấn đề đảm bảo an toàn giao thông đường thủy.

 

Do đó, Thứ trưởng Nguyễn Nhật chỉ đạo, trong bối cảnh ngân sách dành cho lĩnh vực giao thông đường thủy rất ít hiện nay, chỉ chiếm 1,7% trong tổng số ngân sách của cả ngành giao thông vận tải, các cơ quan quản lý về lĩnh vực giao thông thủy nội địa cần làm điểm, làm tập trung tại những điểm nguy cấp. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phải tính toán để đảm bảo an toàn tại các tuyến giao thông trọng yếu, đặc biệt là khu vực Tây Nam Bộ khu vực ền Trung.

Bên cạnh đó, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2017 của toàn ngành sẽ là rà soát hệ thống luồng lạch, phao tiêu, biển báo hiệu, các điểm đen, tắc nghẽn, tai nạn giao thông để có hướng dẫn tới các lực lượng chức năng tại các địa phương, nhằm thực hiện các biện pháp tổ chức giao thông cho thật phù hợp trong thời gian tới.