Đừng biến CSGT thành cảnh sát điều tra

Để xử phạt nguội được một trường hợp, lực lượng chức năng mất nhiều thời gian xác minh, tìm chủ phương tiện, gửi giấy mời lên trụ sở làm việc, nhiều trường hợp gần như...bất khả thi.

Để xử phạt nguội một trường hợp vi phạm, lực lượng chức năng mất nhiều thời gian xác nh xem ảnh có cắt ghép không, tìm chủ phương tiện rồi gửi giấy mời đến trụ sở làm việc.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Mạng xã hội là kênh tương tác giữa mọi người với nhau và cũng là kênh để mọi người dân có thể góp ý, cung cấp thông tin hoặc đưa ra những giải pháp giúp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phản ánh các bất cập về tổ chức giao thông, hành vi vi phạm an toàn giao thông tới cơ quan chức năng. Một số người dân Thủ đô bày tỏ quan điểm: 

 

“Mình rất sẵn sàng chụp và quay lại những hành vi vi phạm giao thông và gửi tới công an để lực lượng chức năng xử lý nguội”

“Mình nghĩ là việc tố cáo hay chụp ảnh người vi phạm giao thông có ích khi tố cáo các hành vi vi phạm giao thông gây ảnh hưởng, gây tổn thương tới người khác như tai nạn hay va chạm giao thông” 

“Mình thấy một số người quay phim, chụp ảnh lại hình vi phạm nhưng không gửi cho cơ quan chức năng mà đăng ngay lên Facebook thì không được hay cho lắm”. 

Mới đây, vào trưa ngày 21-8, trang fanpage Công an thành phố Hà Nội nhận được tin báo của người dân về việc nhiều xe ô tô dừng đỗ vào điểm dừng xe bus tại phố Lý Thường Kiệt. Sau khi tiếp nhận tin báo của Công an Thành phố Hà Nội, Phòng CSGT đã chỉ đạo Đội CSGT số 1 khẩn trương cử một tổ công tác cùng phương tiện cẩu, kéo đến khu vực trên để kiểm tra, xử lý vi phạm. Qua kiểm tra, CSGT đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với 6 trường hợp lái xe ô tô vi phạm với các lỗi như đỗ xe tại điểm dừng đón, trả khách của xe bus; đỗ xe tại nơi có biển cấm đỗ.

Thiếu tá Đinh Ngọc Đạo, Phó đội trưởng Đội CSGT số 1, Phòng CSGT Hà Nội cho biết về quy trình tiếp nhận thông tin và xử lý vi phạm:

 

“Qua trang fanpage, công an Thành phố tiếp nhận thông tin, sau đó chỉ đạo các tổ tuần tra trên các tuyến nhận được phán ánh của người dân về vi phạm giao thông để các tổ tuần tra địa bàn sẽ triển khai một cách nhanh nhất tới để ghi nhận và xử lý các trường hợp vi phạm, nếu có theo quy định của pháp luật”.

Theo lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội, qua gần 2 tháng thí điểm, lực lượng chức năng đã xác nh, xử lý hàng chục trường hợp tài xế ôtô, xe máy vi phạm trên các tuyến đường ở trung tâm thủ đô. Bước đầu việc xử lý vi phạm qua hình ảnh người dân cung cấp đã mang lại hiệu quả nhất định. 

Về quy trình xử lý, hằng ngày, trang Facebook của Công an TP Hà Nội tiếp nhận thông tin, hình ảnh của người dân về tất cả lĩnh vực, trong đó có các hình ảnh vi phạm giao thông. Cán bộ trực sẽ phân loại và gửi cho Phòng CSGT xử lý. Tuy nhiên, để xử phạt nguội một trường hợp vi phạm, lực lượng chức năng mất nhiều thời gian xác nh xem ảnh có cắt ghép không, tìm chủ phương tiện rồi gửi giấy mời đến trụ sở làm việc.  

Luật sư Nguyễn Danh Huế, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng, việc Cảnh sát giao thông tiếp nhận và xử lý phản ánh của người dân qua facebook là tín hiệu tích cực bởi huy động được sự quan sát thông tin của xã hội trong việc nâng cao ý thức đảm bảo an toàn giao thông. Tuy nhiên, trong quá trình này, lực lượng chức năng sẽ không tránh được nhiều khó khăn. 

 

“Số lượng thông tin chuyển về có thể nói là quá nhiều trong khi số lượng cán bộ theo dõi, phân tích, xử lý thì hạn chế. Thứ hai là chủ phương tiện giao thông thì khó xác định danh tính và địa chỉ nơi cư trú. Thứ nữa là khó khăn trong việc xác định nguồn tin báo về cho công an bởi có tin giả hoặc tin không chính xác gây mất thời gian trong việc xác nh của cơ quan công an”.

Không chỉ riêng Hà Nội, trong thời gian qua, đã có một số địa phương phạt nguội đối với những trường hợp vi phạm do người dân cung cấp. Việc người dân quay phim, chụp ảnh các hành vi vi phạm an toàn giao thông ngoài đường đã được lực lượng CSGT các địa phương quan tâm xử lý kịp thời. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm từ cách làm này, ông Ngô Dương, Trưởng phòng Pháp luật Kinh tế, Viện Nhà nước và Pháp luật nêu đóng góp: 

 

“Chắc chắn hoạt động của adn của trang phải trực thường xuyên, phải có trình độ xác nh tài liệu gốc, hình ảnh tránh làm lộ các hình ảnh riêng tư không cần thiết; cần đặt ra các nguyên tắc hình ảnh nào thì được đăng và hình ảnh nào không được đăng và cần có một khoảng thời gian trễ, không tức thời để đảm bảo thông tin chính xác”.

Hà Nội thí điểm xử phạt người vi phạm luật giao thông từ hình ảnh do người dân cung cấp là hành động tích cực, đáng ghi nhận ở khía cạnh răn đe, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của cộng đồng

Các thông tin trên mạng xã hội Facebook như clip, hình ảnh… chỉ được xem là nguồn phản ánh hành vi vi phạm chứ chưa dùng ngay được để làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Nguồn tin này nên được sử dụng ra sao cho hiệu quả? 

 

“Đừng biến cảnh sát giao thông thành cảnh sát điều tra” (Bình luận của Nhà báo Phạm Trung Tuyến – Phó Giám đốc Kênh VOV Giao thông)

Vi phạm luật giao thông là một hình thức phạm lỗi hành chính của công dân. Những hành vi vi phạm luật giao thông một mặt phản ánh ý thức tuân thủ pháp luật của người dân, một mặt phản ánh những bất cập của hạ tầng giao thông. 

Nếu chỉ thuần túy dựa vào một hình ảnh được ghi nhận từ người dân để xác định đó có phải hành vi vi phạm hay không sẽ rất khó khăn. Bởi, có thể nếu nhìn qua camera, chúng ta có thể thấy công dân đang băng qua ngã tư khi đèn đỏ, thậm chí đi vào đường ngược chiều. 

Song, có thể, thời điểm đó, do hoàn cảnh thực tế, người lái xe đã nhận được tín hiệu cho phép từ cảnh sát giao thông đang thực hiện phân luồng, điều khiển giao thông tại hiện trường. Đó chỉ là một trong vô vàn ví dụ phản ánh tình trạng “nhìn vậy mà không phải vậy” từ thực tế giao thông.

Ví dụ trên cho thấy, rõ ràng là để tiến hành xử phạt một người vi phạm luật giao thông từ hình ảnh do người dân cung cấp là không dễ dàng. Cảnh sát giao thông sau khi tiếp nhận hình ảnh vẫn phải tiến hành điều tra xác nh, thậm chí đấu tranh với chủ phương tiện, để lập biên bản xử phạt. Đó là một quá trình nghiệp vụ phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều so với việc xử lý trực tiếp các hành vi vi phạm pháp luật bị bắt quả tang.

Người dân báo tin tố giác tội phạm là việc bình thường bởi những hành vi vi phạm pháp luật hình sự thường có mức độ nguy hiểm cần trừng trị thích đáng. Nhưng người vi phạm luật giao thông không phải tội phạm, và hành vi mách lỗi hành chính, điều xảy ra thường xuyên, và mức xử phạt không lớn, sẽ khiến lực lượng cảnh sát giao thông quá tải, không đủ năng lực để xử lý toàn diện.

Hà Nội thí điểm xử phạt người vi phạm luật giao thông từ hình ảnh do người dân cung cấp là hành động tích cực, đáng ghi nhận ở khía cạnh răn đe, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của cộng đồng. Tuy nhiên, việc làm này nên được sớm xác định chỉ là hình thức mang tính chất giáo dục hơn là coi là một công cụ thực thi pháp luật.

Các hình ảnh người dân cung cấp, mách lỗi vi phạm,vì thế, có thể được công khai sử dụng với mục đích truyền thông, giáo dục. Chỉ những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, có khả năng gây nguy hiểm, hoặc tác động mạnh tới tâm lý xã hội, mới tiến hành điều tra, xác nh nhằm xử lý. 

Lực lượng cảnh sát giao thông cần tập trung xử lý tốt những tình huống vi phạm quả tang tại hiện trường, thay vì mất quá nhiều thời gian để thực thi nhiệm vụ điều tra vi phạm hành chính như điều tra tội phạm.