Đột phá về hạ tầng giao thông để thành phố trong thành phố phát triển

TP. Thủ Đức (thuộc TP.HCM) được đánh giá cao về tiềm năng phát triển, kỳ vọng trở thành đô thị thông minh. Tuy nhiên đến nay, hạ tầng giao thông dường như đang có dấu hiệu quá tải với kẹt xe, ngập nước, tai nạn...

 Do đó, để trở thành đô thị thông nh, TP. Thủ Đức còn rất nhiều việc phải làm.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Bước sang năm 2021, cột mốc đánh dấu cho một trang sử mới của vùng đất phía Đông khi mô hình thành phố trong thành phố đi vào thực tiễn với quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức "về chung một nhà”; đảm nhiệm trọng trách làm đầu tàu kinh tế, là khu đô thị thông nh và sáng tạo bậc nhất của TP.HCM.

Tuy nhiên để làm được điều này, câu chuyện đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông tại TP. Thủ Đức được nhắc đến khá nhiều.

Tình trạng ùn tắc xảy ra trên nhiều tuyến đường ở TP. Thủ Đức. Ảnh: Báo Giao thông

Theo Sở GTVT TP.HCM, tình hình ùn tắc giao thông có chiều hướng gia tăng trở lại từ tháng 3. Liên tiếp các ngày giữa tháng 4 năm nay, nhiều tuyến đường ở khắp các cửa ngõ thành phố bị ùn tắc, trong đó có các khu vực ở TP. Thủ Đức.

Các khu vực như cảng Cát Lái, vòng xoay Mỹ Thủy, đường Võ Chí Công, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, đường Nguyễn Duy Trinh, xa lộ Hà Nội, ngã tư Linh Xuân… trở thành những địa điểm khiến người đi đường ngán ngẩm về tình trạng kẹt xe.

 

"Sáng sớm 6 giờ mấy đã bắt đầu kẹt rồi, thường ngày luôn, gần như là ngày nào cũng gặp kẹt xe".

"Nó vào cảng đông quá đi cho nên cứ kẹt xe, đường thì nhỏ".

"Đường xe quá chừng luôn, xe mà lấn tuyến thì xe Honda hết chạy luôn".

"Kẹt như vậy không đi chuyển được xe bị mất thu nhập cao lắm. Giao chậm trễ, có khi em đi bộ sớm em về sớm em chạy được chuyến nữa, còn bị kẹt chỗ đó mất hết một chuyến rồi". 

Lý giải về tình trạng kẹt xe, Trung tá Nguyễn Đình Dương, Trưởng Phòng Cảnh sát Giao thông (CSGT) – Công an TP.HCM cho rằng, lượng phương tiện vận chuyển từ đường thủy qua cụm cảng ở TP. Thủ Đức rất nhiều, nhất là các ngày lễ, tết.

Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông lại chậm phát triển so với nhu cầu ngày càng tăng của việc vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra, sự phối hợp giữa các ban, ngành lại chưa thực sự đồng nhất và nhịp nhàng trong việc giải quyết ùn tắc giao thông.

 

“Lượng vận chuyển hàng hóa qua cảng tăng, năm sau tăng hơn năm trước do đó phương tiện di chuyển càng ngày càng tăng. Nhưng mà hạ tầng giao thông chúng ta lại còn cố định, thì như vậy cũng không đảm bảo”

Chính sách đền bù giải phóng mặt bằng cũng là một nguyên nhân gây cản trở phát triển hạ tầng giao thông, khiến hàng loạt công trình trên địa bàn TP. Thủ Đức bị “đắp chiếu” trong nhiều năm qua.

Đơn cử như dự án xây dựng cầu Tăng Long, cầu Nam Lý, dự án nâng cấp và mở rộng đường Lê Văn Việt, Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Duy Trinh, Dự án vanh đai 2 và 3…..đã ngừng hoặc chưa thể triển khai thi công.

Ông Lưu Trọng Nghĩa (Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị TP. Thủ Đức) cho biết, trong thời gian tới, phòng Quản lý đô thị sẽ tiếp tục kiến nghị đến các đơn vị chức năng, nhằm nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc.

 

"Thành phố cũng đã có các văn bản kiến nghị các sở ngành TP.HCM để có hỗ trợ giải quyết. Phòng quản lý đô thị cũng đề nghị các sở như Sở GTVT, Sở Kiến trúc cũng hỗ trợ thêm cho thành phố Thủ Đức, trong việc giải quyết các vướng mắc đối với các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố.”.

Nhiều tuyến đường tại TP Thủ Đức, TP.HCM ngập nước sau cơn mưa lớn. Ảnh: Pháp luật

Tai nạn giao thông trên địa bàn TP. Thủ Đức cũng diễn ra khá phức tạp. Theo thống kê trong quý I năm nay, số vụ tai nạn là 22 vụ, làm chết 20 người, bị thương 02 người; tăng 13 vụ so với cùng kỳ, tăng 11 người chết, tăng 02 người bị thương. Riêng trong 15 ngày đầu của tháng 4, số vụ tai nạn là 07 vụ, làm chết 03 người, bị thương 04 người; so với thời gian liền kề tăng 06 vụ, tăng 02 người chết, tăng 04 người bị thương.

Ngoài ra, tình trạng ngập nước, mất an toàn giao thông đường thủy, khai thác cát và tổ chức đua xe trái phép cũng đang là vấn đề  khiến TP. Thủ Đức “đau đầu”.

Ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó trưởng Ban Chuyên trách Ban ATGT TP.HCM yêu cầu Ban ngành TP. Thủ Đức cần xác định, phân tích rõ nguyên nhân, để có giải pháp phù hợp và từng bước tháo gỡ khó khăn trong thời gian tới.

 

Tổ chức giao thông, bố trí giao thông lại như thế nào cho phù hợp. Đặc biệt hơn nữa là công nghệ thông tin, xây dựng 1 số group, một số tổ nhóm\để chúng ta giải quyết nhanh. Rồi cần thiết nữa là quy chế, thống nhất cách nào đó để chúng ta xử lý nhanh.”

Theo kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, để Thành phố Thủ Đức trở thành hạt nhân, trở thành một đô thị đáng sống, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của TP.HCM thì  còn nhiều việc phải làm. Trong đó, cần giải pháp, cơ chế riêng để thu hút các nguồn vốn đầu từ nhằm thúc đẩy hạ tầng giao thông nhanh, mạnh hơn nữa.

 

“Mình sẽ cần đến nguồn vốn khổng lồ, có thể lên đến hàng trăm tỷ đô la. Và nếu mình ngồi mình chờ ngân sách thì không biết chắc cả trăm năm mới làm được. Chỉ có cách là phải làm sao, mình vừa chi vừa tạo nguồn thu, xoay vòng và thu hút đầu từ thì mới làm được cái chuyện này trong vòng vài chục năm”.

Để trở thành đô thị thông nh, TP. Thủ Đức còn rất nhiều việc phải làm và lộ trình ấy cần thiết phải bắt đầu từ hạ tầng giao thông.

Góc nhìn của VOVGT qua bài bình luận: “Đột phá về hạ tầng giao thông để thành phố trong thành phố phát triển”.

 

Đúng như dự đoán, khi t Thủ Đức chính thức đi vào hoạt động theo mô hình”thành phố trong thành phố”, thành phố mới này phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách; trong đó nhất là điều kiện cơ sở hạ tầng. Điều này khẳng định, cho dù sáp nhập theo các quyết  định hành chính thì các hạn chế, bất cập nội tại vẫn là những trở ngại mà thành phố bắt buộc phải vượt qua.

Thành phố Thủ Đức cùng với việc phải thoát ra, giải quyết được các yếu kém này phải hình thành cho mình những cơ chế chính sách mang tính đột phá mới tạo ra các bước ngoặt cho sự thay đổi. Tuy vậy, trước khi chuyển mình sang giai đoạn mới, các yêu cầu về đường sá, cầu cống, đường đi lối lại phải được mở rộng, kết nối, thông suốt.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Thủ Đức hiện đang đảm nhiệm vai trò của đủ loại hình giao thông từ đường bộ, đến đường sắt, đường hàng không và cả đường thủy.

Nhưng các nút thắt như đường ra vào cảng Cát Lái; vòng xoay Mỹ Thủy, quốc lộ 1 A vẫn chưa được tháo gỡ. Đường vàng đai 2 làm cả chục năm mà còn vài đoạn với vài cây số làm mãi vẫn không xong.

Đường vành đai 3 quy hoạch từ lâu nhưng vẫn còn nằm trên giấy ở đoạn vào thành phố. Vành đai 4 thì chưa nghiên cứu tiền khả thi. Nhiều dự án cầu, đường “ treo” cả chục năm chưa được giải quyết, còn rất ngổn ngang.

Theo tính toán sơ bộ, để phát triển hạ tầng giao thông, Thủ Đức cần tới 50 ngàn tỷ đồng trong nhiều năm tới. Đây là số vốn rất lớn với một thành phố mới được thành lập như Thủ Đức; trong khi ngân sách của TP.HCM cũng ngày càng hạn hẹp.

Thủ Đức mang trong mình sứ mạng là trở thành thành phố thông nh, sáng tạo, có tính tương tác cao ở phía Đông. Ở đây sẽ hình thành nên trung tâm tài chính thương mại tầm cỡ châu lục và nơi phát triển khoa học công nghệ bậc nhất của cả nước.

Để đạt được các mục tiều này, cơ sở hạ tầng vẫn phải là việc mà cả thành phố phải quan tâm giải quyết. Vấn đề đề lúc này là các khó khăn, ách tắc đã được nhận diện, thành phố phải làm gì để tháo gỡ?

Đã có nhiều ý kiến, đề xuất kiến nghị nhưng triển khai trong thực tế còn là một khoảng cách cần lấp đầy. Trong đó vai trò của các đơn vị của thành phố là kiến tạo và thúc đẩy cho sự chuyển động rất quan trọng.

Đội ngũ cán bộ công chức của thành phố phải thực sự xắn tay vào cuộc quyết liệt, giải quyết từ những việc nhỏ nhất của người dân và doanh nghiệp liên quan đến hạ tầng giao thông mới giúp làm xoay chuyển những kế hoạch còn dang dở.

Mặt khác, trong tháo gỡ khó khăn về cơ sở hạ tầng là các giải pháp phi công trình như tuyên truyền, vận động người dân tham giam giao thông một cách có ý thức; chấp hành nghiêm pháp luật sẽ tạo tiền đề cho văn nh giao thông được đề cao và thực thi. Một yêu cầu nữa là bản thân ngân sách nhà nước không đủ để bù chi cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông mà phải xã hội hóa từng phần; nhiều nơi kêu gọi 100% vốn đầu tư tư nhân.

Do vậy, thành phố Thủ Đức phải xây dựng được các phương án cụ thể, chi tiết và hết sức cầu thị để thu hút các doanh nghiệp bỏ vốn xây dựng.

Chính quyền TP.HCM cùng với việc giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc nổi lên của Thủ Đức, cần khẩn trương cùng với thành phố xây dựng các cơ chế mới, đặc thù phù hợp với thành phố trong thành phố; kiến nghị với Trung ương mạnh dạn cho áp dụng.

Chỉ có giải pháp đột phá trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông mới giúp cho mô hình thành phố trong thành phố của Thủ Đức phát triển như kỳ vọng.