Đơn giản hóa thủ tục giải quyết xe vi phạm (Bài 2): Khi chủ bỏ của chạy lấy người

VOVGT - Dù vì lý do gì thì số phương tiện bị bỏ lại tại các điểm trông giữ xe cũng đã và đang là những "quả bom nổ chậm", tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Nguy cơ từ những bãi trông giữ xe vi phạm giao thông là điều đã được cảnh báo từ lâu nay. Những chiếc xe nằm phơi mưa phơi nắng từ năm này qua tháng nọ không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của đơn vị trông giữ. Đáng lo ngại nhất là nguy cơ cháy nổ từ những bãi trông giữ xe này là hoàn toàn có thật.

Vì sao những khối tài sản ấy lại bị bỏ quên để rồi sau một thời gian lại không khác gì phế liệu?

>>> Đơn giản hóa thủ tục giải quyết xe vi phạm (Bài 1): Những bãi xe hàng trăm triệu đồng biến thành sắt vụn

Hàng ngàn xe máy, ô tô nằm giữa trời tại bãi xe vi phạm. Ảnh: Tri thức trẻ

Có mặt tại các điểm trông giữ xe dân sự tại các bến xe, bệnh viện hay các bãi trông giữ xe vi phạm của lực lượng công an thì điều dễ nhận thấy nhất là luôn có một khu vực dành cho những chiếc xe “vô chủ”.

Đây là một trong những khu vực nhạy cảm nhất bãi trông giữ xe, nó được ví như những "quả bom nổ chậm" khiến không chỉ đơn vị quản lý đau đầu mà cả những người dân xung quanh cũng hoang mang lo sợ.

Tại các bãi giữ xe dân sự tại các bến xe, sân bay hay bệnh viện…thì đa số là do khách bị thất lạc giấy tờ, gửi xe quá lâu dẫn đến chi phí giữ xe quá cao thậm chí cao hơn giá trị chiếc xe.

Bà Nguyễn Thị Thanh Dung - Phó giám đốc Bến Xe Miền Đông cho biết dù một số chủ xe có đến nhận nhưng vì không đủ giấy tờ chứng nh sở hữu nên không thể giao xe cho họ. Trong khi đó, tại sân bay Tân Sơn Nhất thì đơn vị quản lý bãi xe này cho rằng, nhiều khách hàng đi nước ngoài nhiều năm quay lại nhận xe thì tá hỏa vì tiền giữ xe cao hơn giá trị chiếc xe. Ngoài ra, những chiếc xe vô chủ này còn là xe tang vật của nhiều vụ án, các đối tượng sau khi thực hiện hành vi phạm pháp đã mang đến gửi rồi cố tình bỏ lại nhằm phi tang vật chứng.

Còn tại các điểm trông giữ xe của lực lượng công an, nguyên nhân dẫn đến tình trạng xe vô chủ cũng muôn hình vạn trạng. Đó có thể là xe đã quá cũ nát, không có giấy tờ chứng nh sở hữu, không xác định được nguồn gốc phương tiện hoặc có thể là xe tang vật của các vụ án hình sự…

Đại úy Trần Thị Hồng Nhung - Phó đội trưởng Đội tuyên truyền điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông đường bộ đường sắt, Công an TpHCM cho biết thêm:

 

"Thực tế là do số phương tiện này phần lớn đã quá cũ nát, hư hỏng, giá trị phương tiện không cao trong khi mức phạt cao dẫn đến tâm lý muốn từ bỏ phương tiện là khá phổ biến. Một số nguyên nhân khác là do phương tiện mua bán qua nhiều chủ không xác định được nguồn gốc, phương tiện bị mất giấy tờ, phương tiện là xe gian, xe tang vật của các vụ án hình sự, tranh chấp dân sự nên người vi phạm từ bỏ phương tiện".

Theo một cán bộ chỉ huy một Đội Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội thì một số phương tiện bị tạm giữ do chủ xe vi phạm nồng độ cồn có mức xử phạt cao nên chủ xe cố tình bỏ lại phương tiện. Ngoài ra, do để lâu ngày nên các phương tiện xuống cấp hư hỏng nặng làm giảm giá trị, việc đóng phạt với số tiền lớn cộng thêm chi phí di dời, sửa chữa quá cao đã khiến không ít người chấp nhận bỏ xe, mua xe mới.

Theo anh Đỗ Xuân Khoa - cán bộ Đội cảnh sát giao thông số 6 (Thành phố Hà Nội) thì đa phần những chiếc xe bị bỏ lại rơi vào tình trạng không chính chủ hoặc được mua bán rất nhiều lần nhưng không tiến hành sang tên đổi chủ. Khi xảy ra vi phạm, việc phải chứng nh nguồn gốc khá phức tạp và tốn thời gian nên nhiều người đành…mặc kệ. Một số lượng lớn xe bị bỏ lại là xe gian, xe tang vật của các vụ án hình sự mà các đối tượng khi vi phạm giao thông đã cố tình bỏ lại để tránh phiền phức.

Do phơi mưa phơi nắng trong nhiều năm hiện nhiều chiếc xe trong bãi này đã hư hỏng, nguy cơ trở thành đống sắt vụn. Ảnh: Tri thức trẻ

Chia sẻ thêm về một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng xe vô chủ ngày một nhiều tại các bãi trông giữ xe trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, anh Đỗ Xuân Khoa nói:

 

"Người vi phạm sau khi bị tạm giữ phương tiện thì không khai tên tuổi địa chỉ, bỏ về lấy giấy tờ, đến khi quay lại thì tổ công tác đã đi về, họ không biết đơn vị tạm giữ ở đâu, nhất là với lực lượng 141 hoạt động chồng chéo nhiều địa bàn. Một số người cũng cố gắng đi tìm nhưng sau một thời gian không tìm được thì đành bỏ luôn, nhất là với những trường hợp không chính chủ".

Cũng có một số trường hợp vì lý do khách quan của người vi phạm dẫn đến thời gian tạm giữ xe kéo dài khiến tiền lưu giữ kho bãi tăng cao, cộng với tiền phạt cao khiến cho tổng số tiền thanh toán cao hơn cả giá trị chiếc xe. Anh Đỗ Xuân Khoa cho biết thêm:

 

"Có một số trường hợp hi hữu sau khi bị tạm giữ phương tiện, chủ xe có việc phải đi vào Nam, đi nước ngoài hoặc đi chữa bệnh thời gian dài vài tháng lại không ủy quyền cho ai đến giải quyết phương tiện. Quá trình xác nh cũng không thể xác nh vì họ đã rời khỏi nơi cư trú. Sau khoảng thời gian dài 5, 6 tháng, thậm chí 7, 8 tháng thì họ quay lại thì tiền lưu kho bãi lại quá lớn cộng thêm tiền phạt lại cao hơn giá trị chiếc xe nên họ không lấy xe nữa".

Dù vì lý do gì thì số phương tiện bị bỏ lại tại các điểm trông giữ xe cũng đã và đang là những quả bom nổ chậm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn phòng cháy chữa cháy. Chính vì thế rất cần có những chính sách phù hợp hơn để xử lý tình trạng này.

Có thể thấy, để xử lý những chiếc xe bị bỏ lại tại các điểm trông giữ xe là không hề đơn giản. Vì xe không chính chủ; số tiền vi phạm lưu giữ cao hơn giá trị xe hay vì các thủ tục xác nh phức tạp?

Quy trình xử lý các phương tiện vi phạm bị bỏ lại hiện nay được triển khai ra sao và có hay không những bất cập trong quy trình giải quyết này? Nội dung này sẽ được đề cập trong bài viết tiếp theo.