Để bảo vệ môi trường, hút khách đi xe buýt: Indonesia cho đổi chai nhựa lấy vé

VOVGT - Để giảm thiểu việc xả rác thải nhựa ra môi trường, thành phố Surabaya khuyến khích người dân đổi chai nhựa lấy vé xe buýt miễn phí...

Your browser doesn't support video.
Please download the file: video/mp4
Mua vé đi xe buýt bằng vỏ chai nhựa ở Indonesia 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Các sản phẩm nhựa ra đời mang lại không ít tiện ích cho cuộc sống, nhưng việc sử dụng những sản phẩm này đã và đang để lại những hậu quả khôn lường đối với môi trường, sức khỏe con người và hệ sinh vật.

Để giải quyết vấn đề này, Surabaya - thành phố lớn thứ 2 của Indonesia khuyến khích người dân đổi chai nhựa để lấy vé xe buýt ễn phí.

 

"Chai nhựa chồng chất trong khu phố, vì vậy tôi mang nó đến đổi lấy vé xe buýt, để môi trường không chỉ sạch hơn mà còn giúp giảm bớt khối lượng công việc của những người thu gom rác”.

“Chúng tôi có thể giảm lượng rác thải để không bị chồng chất ở nhà hay bày bừa trên các con phố vì chúng tôi có thể mang chúng đi tái chế và tận dụng lại. Đó là một điều tốt."

Đó là ý kiến của người dân thành phố Surabaya hưởng ứng với kế hoạch đổi chai nhựa lấy vé xe buýt của chính quyền, với mục tiêu không chất thải nhựa vào năm 2020.

Kế hoạch được triển khai từ tháng 4/2018. Cụ thể, hành khách đi xe buýt có thể thả chai nhựa tại các thiết bị thu gom, hoặc dùng vỏ chai nhựa thay tiền mua vé xe buýt. Cụ thể, với một vé xe buýt lộ trình 2 giờ, hành khách phải trả 10 ly nhựa hoặc 5 chai nhựa, tùy thuộc vào kích thước của chúng.

Dự án trên có thể không sinh lợi nhuận nhưng đây là cách làm hiệu quả để hạn chế rác thải nhựa và thu hút mọi người di chuyển bằng giao thông công cộng 

Theo thống kê từ cơ quan chức năng, các loại chất thải nhựa hàng ngày chiếm 15% tổng lượng rác thải của thành phố (tương đương khoảng 400 tấn rác thải). Thông qua hoạt động đổi vỏ chai nhựa lấy vé xe buýt, mỗi chiếc xe buýt có thể thu nhập tới 250kg chai nhựa mỗi ngày hoặc 7,5 tấn trong vòng 1 tháng.

Sau khi thu hồi, rác nhựa sẽ đang mang bán cho các công ty tái chế. Một phần tiền thu được sẽ dành để hỗ trợ cho hệ thống xe buýt, phần còn lại được tập trung cho các hoạt động xây dựng, nâng cấp không gian xanh trong thành phố. Mặc dù dự án có thể không sinh lời nhưng mang lại nhiều lợi ích to lớn cho môi trường, xã hội, và nhất là thu hút được thêm người đi xe buýt.

Trước đó, một khảo sát cho thấy, mỗi năm Indonesia thải ra 187,2 triệu tấn rác thải nhựa; khiến nước này trở thành nguồn ô nhiễm biển lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Trung Quốc.

Ông Irvan Wahyu Drajad – Người đứng đầu Sở Giao thông Vận tải Surabaya chia sẻ:

 

“Indonesia là một trong những nước thải ra chất thải nhựa nhiều nhất thế giới và thông qua chiến dịch này, chúng tôi hy vọng nâng cao nhận thức của công chúng về môi trường, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến rác thải".

Ngoài mục tiêu không chất thải nhựa vào năm 2020, chính quyền thành phố Surabaya tin rằng, kế hoạch thu gom chai nhựa này sẽ thu hút người dân sử dụng phương tiện giao thông cộng, giảm thiểu tình trạng ùn tắc. Chính quyền đang tìm cách giảm tỉ lệ phương tiện cá nhân lưu thông trên đường, hiện đang ở mức 75%; ngang bằng với phương tiện giao thông công cộng.

Đồng thời, vào tháng 8/2018, thành phố Surabaya, cho ra mắt dòng xe buýt Suroboyo đời mới, tiện nghi, dễ sử dụng cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, điều hấp dẫn ở chỗ, hành khách có thể thanh toán vé xe bằng chai nhựa; họ chỉ việc rẽ vào những trạm dừng xe buýt và trạm tái chế được chỉ định quanh thành phố để đổi lấy vé.

Nói về việc đổi chai nhựa lấy vé xe buýt, bà Rismaharini - Thị trưởng thành phố Surabaya nói:

 

“Hành khách có thể đi lại khắp thành phố Surabaya ễn phí trong 2 giờ đồng hồ”.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng tiến hành chiến dịch theo cách đổi chai, ly nhựa vào máy bán hàng tự động nhận được một khoản tiền đem đổi lấy vé đi xe điện

Trong khi đó, ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, các máy bán hàng tự động sẽ được đặt ở trạm xe điện ngầm. Hành khách đến bỏ chai, ly nhựa vào sẽ nhận được một khoản tiền tùy theo kích thước của món đồ đó. Tiền thu được sẽ đem đổi lấy vé đi xe điện.

Tại Việt Nam, chỉ riêng 2 thành phố lớn là TP. Hà Nội và Hồ Chí Minh, trung bình một ngày, thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon. Mặt khác, theo các nghiên cứu khoa học, tùy vào từng loại nhựa, thời gian phân hủy rơi vào khoảng 70 cho đến 450 năm.

Ngoài ra, các chai nhựa cũng là nguyên nhân gây ngập lụt ở các thành phố, khi những người sử dụng không có ý thức vứt bừa bãi gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước.

Có thể thấy, với cách làm như Indonesia, chúng ta hoàn toàn có thể tăng được nhận thức của mọi người trong việc nâng cao ý thức, tránh thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường. Đồng thời, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng nhằm giảm ùn tắc giao thông.