Cống hóa mương, nguy cơ đất công hóa thành nhà hàng, quán xá

Mặc dù đã có những quy định chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà nước nhưng những công trình vi phạm tại các dự án cống hóa mương như Nghĩa Đô, Phan Kế Bính, Hà Nội vẫn diễn ra. Việc xử lý, tháo dỡ công trình vi phạm sau đó rất khó khăn và thời gian kéo dài..

Vậy, làm sao để những vi phạm về đất đai và xây dựng như vậy không lặp lại; để đất công không bị “hô biến” thành nhà hàng, quán ăn?

Nhà hàng Hải Sản Phố được coi là sai phạm khủng trên dự án cống hóa mương Phan Kế Bính (Ảnh: CLO)

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Các doanh nghiệp được thuê đất mương thoát nước để “cống hóa” làm bãi đỗ xe và công trình phụ trợ nhưng phần lớn diện tích đất mương sau khi “cống hóa” đã được cho thuê xây dựng showroom, văn phòng, nhà hàng; một phần diện tích thì bị chuyển nhượng, phần đất dành cho trồng cây xanh lại sử dụng làm sân bê tông.

Vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đất đai và xây dựng đã được kết luận từ nhiều năm trước, nhưng đến nay Hà Nội vẫn chưa hoàn thành việc xử lý.

Nguyên nhân khiến hàng nghìn mét vuông đất thuộc 2 dự án cống hóa mương bị sử dụng sai mục đích, chia lô cho thuê mở nhà hàng, quán ăn, theo GS Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là bởi nguồn lợi "khủng" từ chênh lệch giá trị đất đai:

 

"Nó xảy ra bởi khi làm nhà hàng thì lợi nhuận cho thuê đất cao hơn làm bãi đỗ xe dẫn tới việc quy hoạch không được thực hiện bởi chủ sử dụng đất không thực hiện quy hoạch, để thời gian kéo dài ra và trong thời gian đó, người ta cho thuê làm nhà hàng để thu được nhiều hơn. Đây là trách nhiệm của những người đang nắm giữ đất đai".

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc đất công nói chung, trong đó có những phần diện tích tại các dự án cống hóa mương như vừa nêu rơi vào tình trạng bị chuyển nhượng, bị cho thuê sai mục đích trong suốt một thời gian dài tất yếu sẽ để lại nhiều hệ lụy.

Mà hệ lụy đầu tiên, theo Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, là tiền của nhà nước bị thất thoát, giá trị của đất đai không được đảm bảo:

 

"Nó dẫn tới việc không có bãi đỗ xe, gây khó khăn, cản trở tới hoạt động đô thị, giao thông. Nó thể hiện kỷ cương, phép nước không được nghiêm nên dẫn tới bị lấn chiếm vào những mục đích khác không đúng quy hoạch, không đúng quy định nên tác động lớn tới đời sống, giao thông và môi trường".

Tình trạng diện tích đất công cộng bị sử dụng sai mục đích là một “chiêu” không hề mới của các nhà đầu tư nhằm thu lợi, nhưng vấn đề giám sát và quản lý vẫn còn khá nhiều kẽ hở.

Điều đó dẫn đến quy hoạch đất đai và trật tự đô thị không được tôn trọng, quyền lợi của người dân và cộng đồng bị ảnh hưởng trực tiếp. 

Luật sư Nguyễn Danh Huế, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng, các quy định pháp luật trong lĩnh vực này đã tương đối đầy đủ, vấn đề nằm ở việc thực thi:

 

"Để hạn chế tình trạng này, chúng ta phải nhận diện được rất rõ những sai phạm và trách nhiệm của ai để chúng ta quy được trách nhiệm. Bởi vì doanh nghiệp, họ hoạt động với mục đích lợi nhuận; đôi khi vì lợi nhuận mà họ có thể vi phạm pháp luật nhưng để cho họ không thể vi phạm pháp luật và không dám vi phạm pháp luật thì đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước thì phải thực thi nghiêm nh và hết trách nhiệm".

Để ngăn những sai phạm vì lợi ích doanh nghiệp mà bỏ qua lợi ích cộng đồng, xã hội, một giải pháp hữu hiệu được nhiều người chia sẻ là các đô thị cần tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện đúng quy hoạch, hơn nữa đề cao vai trò của người dân và xã hội trong việc tham gia vào quá trình quản lý, sử dụng đất đai.

PGS.TS Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội Đoàn Hà Nội khẳng định, cần phải công khai, nh bạch thông tin để Nhân dân biết, giám sát, góp phần đảm bảo dự án thực hiện theo đúng quy định của pháp luật:

 

"Chúng ta một mặt nâng cao trách nhiệm của chính quyền, mặt khác có những thanh tra, kiểm tra xử lý những người có trách nhiệm. Chúng ta cần công khai thông tin công khai, nh bạch để người dân có tiếng nói. Đối với các đơn vị cố tình sử dụng đất sai mục đích, ngoài thu hồi cần có biện xử lý về mặt kinh tế bởi các đơn vị này sau một thời gian sai phạm đã thu được khoản lợi lớn".

Ngoài ra, với những sai phạm đang tồn tại, dư luận mong muốn cần tổ chức kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm nh, đúng quy định đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm gương, ngăn ngừa vi phạm tương tự tái diễn ở những dự án sắp tới.

Khu vực dự án cống hóa mương thoát nước Nghĩa Đô có nhiều vi phạm về trật tự xây dựng từ nhiều năm trước (Ảnh: CLO)

Trong khi nhiều đô thị đang thiếu chỗ đỗ xe thì một số dự án được bố trí để giải quyết nhu cầu này lại biến tướng thành nơi kinh doanh nhà hàng, quán ăn.

Vi phạm này tồn tại ngay giữa trung tâm thành phố trong thời gian dài với cách làm ăn mập mờ của các doanh nghiệp được giao đất. Đã đến lúc phải chấm dứt những vi phạm, trả lại diện tích đất cho những mục đích công cộng.

Mời quý vị và các bạn đến với góc nhìn của VOVGT về vấn đề này qua bài bình luận với nhan đề: Đừng để "đánh bùn sang... mương”

 

Phần đất sau khi cống hóa mương là một trong nhiều diện tích đất công được Thành phố Hà Nội giao cho các doanh nghiệp thực hiện dự án công cộng như làm bãi trông giữ xe, nhằm giải quyết một phần quỹ đất dành cho giao thông tĩnh đang rất thiếu. 

Đất công có thể hiểu là đất được quy hoạch cho những mục tiêu chung của toàn xã hội, sử dụng cho những mục đích công cộng, thường được giao cho một đơn vị thống nhất quản lý, vận hành nhằm đảm bảo đất được sử dụng đúng mục đích như quy hoạch ban đầu.

Tuy nhiên, ngoài sai phạm tại hai dự án hai dự án cống hóa Phan Kế Bính và Nghĩa Đô thì trên địa bàn TP. Hà Nội, không hiếm những vụ “xẻ thịt” đất công gây xôn xao dư luận, với những sai phạm rõ như ban ngày.

Dự án khu liên hợp thể thao bị biến tướng thành một “trung tâm thương mại” với hàng chục ki ốt cho thuê.

Dự án công viên thể thao cây xanh bị xẻ nhỏ cho thuê thành loạt kho bãi, ki ốt, nhà hàng kiên cố, thậm chí cả sân golf hiện đại.

Dự án bãi đỗ xe kết hợp dịch vụ lại mọc lên một công trình nhà hàng tiệc cưới nguy nga.

Bởi đây là “ếng mồi” béo bở nên những sai phạm này có xu hướng nở rộ, đặc biệt ở các đô thị lớn. Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thất thoát tài sản công, ảnh hưởng đến việc đáp ứng những nhu cầu thiết yếu, chính đáng của người dân như giải trí, thể dục, thể thao… Mặt khác, việc không tuân thủ quy hoạch khiến bộ mặt đô thị trở lên nhếch nhác, lộn xộn, thiếu đồng bộ.

Câu hỏi đặt ra là, trong hàng loạt những sai phạm đã được cơ quan chức năng điểm mặt chỉ tên, đã có trường hợp nào bị xử lý một cách triệt để? Vì đâu mà những sai phạm vẫn tiếp diễn và chưa thể xử lý dứt điểm? Vấn đề cốt lõi có lẽ nằm ở “bài toán trách nhiệm” vẫn chưa được “làm tròn”.

Mà để những người có chức trách phải làm tròn vai thì việc công khai thông tin về quy hoạch những dự án đất công có ý nghĩa rất quan trọng. 

Quỹ đất công vốn là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, liên quan trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Do đó, các cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm công bố, công khai thông tin quy hoạch; khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tham gia phản biện đối với việc thực hiện quy hoạch, quản lý, sử dụng đất công.

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào người dân cũng có thể tiếp cận thông tin này. Vì thế, đã đến lúc các nhà quản lý, cơ quan chức năng phải tăng cường thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách công khai, nh bạch; tạo đồng thuận trong nhân dân, tăng cường sự giám sát từ nhân dân, góp phần đẩy lùi và ngăn chặn tình trạng sử dụng đất công sai mục đích nhằm trục lợi nói chung, và ở các dự án sử dụng đất công ở đô thị nói riêng, quyết không để các dự án cống hóa mương diễn ra theo kiểu mập mờ "đánh bùn sang... mương".