Có nên nghiên cứu xử lý xe dù bằng thiết bị giám sát hành trình?

VOVGT- Từ đầu năm đến nay, dù các lực lượng chức năng liên tục ra quân xử lý các trường hợp xe dù, bến cóc, song tình trạng này chẳng khác nào "bắt cóc bỏ đĩa".

Nghe nội dung chương trình tại đây:

 

Theo thống kê của lực lượng thanh tra GTVT Hà Nội, năm 2016, các lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra, xử lý với gần 9.000 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực vận tải hành khách. Trong số này, xe khách tuyến cố định có số lần bị xử lý nhiều nhất với trên 4.100 lượt. Xe taxi và xe hợp đồng, du lịch cũng là loại hình phương tiện vận tải thường xuyên vi phạm với lần lượt là 3.600 lượt và 1.100 lượt vi phạm bị xử lý.

Lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý xe khách vi phạm (Ảnh nh họa)

Từ đầu năm 2017 đến nay, các lực lượng chức năng cũng liên tục ra quân, xử lý vi phạm của các cá nhân, doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải hành khách. Cụ thể, 3 tháng đầu năm, lực lượng thanh tra giao thông Hà Nội đã xử lý trên 1.200 trường hợp vi phạm, trong đó, chủ yếu là xe khách tuyến cố định, xe hợp đồng, xe du lịch. Riêng tại khu vực bến xe Mỹ Đình cũng có 60 trường hợp vi phạm bị lực lượng chức năng lập biên bản xử lý, trong đó, có 5 trường hợp xe khách tuyền cố định bị lập biên bản xử lý vì hoạt động xe dù.

Đặc biệt, chỉ trong gần 2 tuần từ 21/2 đến 3/3, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố xử lý 87 trường hợp xe ôtô vận tải hành khách theo tuyến cố định và hợp đồng vi phạm trật tự ATGT và điều kiện kinh doanh, phạt tiền trên 190 triệu đồng, tạm giữ 5 phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe với 41 trường hợp đối với các phương tiện vi phạm trong lĩnh vực vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe hợp đồng.

Ông Trần Đăng Hải, Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cũng cho rằng, trước đây, các xe hợp đồng từ 16 chỗ trở lên vào phố mới phải xin cấp giấy phép vào phố. Tuy nhiên, lợi dụng điều này, một số doanh nghiệp vận tải hành khách tuyến cố định sử dụng xe 7 chỗ, 9 chỗ vào phố để gom khách, tạo ra sự bức xúc của các doanh nghiệp vận tải hành khách tuyến cố định. Từ thực tế này, ông Hải cho rằng, cần quy định chặt chẽ hơn đối với loại hình xe vận tải hành khách bằng hợp đồng:

 

Bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng, việc xử lý tình trạng xe dù bến cóc đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp vận tải. Tuy nhiên, việc xử lý của các lực lượng chức năng sẽ khó đem lại hiệu quả lâu dài nếu không xử lý từ gốc.

Theo bà Hiền, hầu hết doanh nghiệp vận tải đều lắp thiết bị giám sát hành trình trên xe, nên cơ quan chức năng tại các địa phương hoàn toàn có thể sử dụng dữ liệu này để xử lý các trường hợp vi phạm. Bà Phan Thị Thu Hiền nói:

 

Cơ quan chức năng tại các địa phương có thể sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình để xử lý các trường hợp vi phạm

Để làm rõ khả năng ngăn chặn tình trạng xe dù, bến cóc, phóng viên Kênh VOVGTQG đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam.

Nội dung cuộc trao đổi tại đây: