Chế tài quản lý tài xế taxi công nghệ tại Singapore

VOVGT - Từ giữa năm 2017, Bộ Giao thông vận tải Đường bộ Singapore chính thức áp dụng quy định mới nhằm quản lý tài xế taxi công nghệ.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 

Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô đang được lấy ý kiến để hoàn thiện.

Một trong những điểm mới của Dự thảo là các tài xế taxi sử dụng dụng phần mềm như Uber, Grab sẽ phải đăng ký hoạt động với Bộ Giao thông Vận tải và chịu nhiều sự quản lý hơn.

Taxi công nghệ sẽ phải chịu nhiều sự quản lý hơn trong thời gian tới

Tại Singapore cũng đã áp dụng những quy định tương tự. Theo đó, các tài xế nếu muốn tham gia Uber, Grab phải trải qua các khóa đào tạo và kỳ kiểm tra bắt buộc để lấy chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, để có thể tham gia các khóa đào tạo này, họ phải đáp ứng một số tiêu chuẩn như: Có bằng lái xe hạng 3 hoặc bằng 3A dành riêng cho xe số tự động. Đồng thời, người đăng ký phải là thành viên của một công ty cung cấp dịch vụ vận tải hành khách; đồng nghĩa với việc phải là tài xế taxi mới có thể làm việc cho Uber hay Grab.

Ngoài ra, sau khi đạt được chứng chỉ hành nghề, cứ mỗi 6 năm, các tài xế taxi công nghệ sẽ phải làm một bài thi “cấp lại bằng” kéo dài 3 tiếng.

Ông Ng Chee Meng, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Singapore cho biết:

“Cùng với sự phát triển của Uber và Grab, chúng ta cần có những chế tài mới để quản lý loại hình taxi mới này. Đó là lí do cho sự ra đời của chứng chỉ hành nghề taxi công nghệ. Chứng chỉ này sẽ đảm bảo được tất cả các tài xế taxi công nghệ đều được phổ cập kiến thức và đào tạo bài bản để mang đến chất lượng phục vụ tốt nhất”

Bên cạnh những quy định dành riêng, tài xế taxi công nghệ cũng phải tuân thủ những quy định chung áp dụng cho toàn bộ tài xế vận tải hành khách. Trong đó nổi bật nhất là hệ thống điểm phạt, được áp dụng từ năm 2003.

Hệ thống này giúp việc điều tra khiếu nại từ khách hành và kiểm soát hành vi tài xế nh bạch; đồng thời giúp công ty cung cấp dịch vụ vận tải nắm được tình hình để giáo dục, điều chỉnh các tài xế nhằm mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho các hành khách.

Cụ thể, mỗi khi tài xế vi phạm, sẽ phải nhận số điểm phạt nhất định. Cao nhất là 21 điểm phạt - đồng nghĩa với việc bị tước bằng hành nghề.

Tuy nhiên, để khuyến khích việc thay đổi hành vi, giới chức đưa ra một số chính sách giúp “xóa bỏ” điểm phạt. Theo đó, nếu trong vòng 24 tháng kể từ lần vi phạm gần nhất, tài xế không vi phạm bất cứ quy định nào thì điểm phạt sẽ được xoá. Đồng thời, tài xế tuân thủ tốt các quy định, điều luật sẽ được ễn bài thi cấp lại bằng.

Vì lẽ đó, các tài xế taxi công nghệ luôn phải tuân thủ mọi quy định, đồng thời cố gắng làm hành khách của mình cảm thấy thoải mái nhất có thể nếu như không muốn họ phàn nàn với chủ quản của mình. Một tài xế Uber cho biết:

“Làm tài xế Uber nhiều lúc còn khó hơn cả tài xế taxi truyền thống. Chỉ cần khách hàng phàn nàn, tôi có thể bị tạm ngưng hoạt động. Không chỉ có thế, sau đó tôi còn phải tới trụ sở Uber, mang theo căn cước để giải thích mọi chuyện với hy vọng họ không sẽ không đuổi việc tôi.”

Có thể thấy, tài xế taxi công nghệ tại Singapore chịu sự quản lý rất chặt tới từ các cơ quan chức năng. Còn tại Việt Nam, Các quy định hiện hành tại Nghị định 86/2014 còn rất nhiều kẽ hở, khiến việc quản lý các công ty cung cấp ứng dụng taxi như Uber, Grab trở nên khó khăn. Sự ra đời của Nghị định thay thế Nghị định 86/2014 là cần thiết để tạo nên môi trường cạnh tranh công bằng giữa taxi công nghệ và taxi truyền thống.