Chặn “tệ quà Tết” từ việc đổi mới đánh giá, cất nhắc cán bộ

Dù hàng năm, người đứng đầu Chính phủ và các địa phương, các cơ quan đơn vị đều rốt ráo chỉ đạo nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết, nhưng việc tặng quà Tết vẫn diễn ra với nhiều hình thức, cách thức mới.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là những lo ngại về sợ mất việc hay mong muốn được đề bạt lên những vị trí cao hơn.

Do vậy, chỉ khi người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có ý thức tự giác và mạnh dạn từ chối nhận quà thì “tệ tặng quà” mới có hy vọng được giải quyết.

Ảnh nh họa: Ndiep

Cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, nhiều cán bộ công chức, viên chức lại canh cánh nỗi lo mang tên “quà tặng”. Dù Thủ tướng Chính phủ hàng năm đều ban hành Chỉ thị nghiêm cấm tặng quà lãnh đạo bằng nhiều hình thức nhưng tình hình không mấy cải thiện.

Bởi việc tặng quà đã bị biến tướng của việc chạy chức, chạy quyền và nhận hối lộ.

Điều này cũng dễ hiểu vì lâu nay, trong nhiều cơ quan, đơn vị, các khâu đánh giá cán bộ công chức, viên chức, cất nhắc cán bộ còn nhiều bất cập. Từ tháng 11 hàng năm, nhiều cơ quan, đơn vị đã rục rịch tổ chức các buổi bình bầu, đánh giá  cuối năm, nhưng kết quả bình bầu như thế nào đã  được “định hướng” hay xác định từ trước cuộc họp.

Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cũng chỉ nắm được năng lực, phẩm chất cán bộ trên các bản báo cáo giấy của các phòng, ban đã được “hợp lý hóa” số liệu. Không ít trường hợp, việc đánh giá cán bộ còn cảm tính, thiên lệch, có yếu tố tình cảm cá nhân và những lý do “ngầm”.

Việc cất nhắc lên các vị trí quản lý đôi khi còn mang tính chủ quan của lãnh đạo hay vì các mối quan hệ xã hội.

Biếu, tặng quà lãnh đạo dịp Tết vốn là một nét văn hóa đẹp thể hiện sự biết ơn lẫn nhau, lối sống trọng tình nghĩa của người Á Đông. Tuy nhiên, văn hóa tặng quà lại dễ dàng biến tướng thành “tệ tặng quà” vì những lỗi lo của người lao động sợ mất việc, sợ đối xử không công bằng hay vì những mục đích, động cơ để chạy chức, chạy quyền, để thăng tiến.

Bởi vậy, để  “tệ tặng quà” lãnh đạo dịp Tết không còn là nỗi niềm canh cánh của người lao động, cán bộ công chức, viên chức mỗi dịp Tết đến thì cần phải đổi mới và thực hiện công tác đánh giá, cất nhắc cán bộ nh bạch, công bằng.

Đây là khâu quan trọng để khuyến khích người lao động làm việc với thái độ tích cực, là tiền để để xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất và uy tín làm công tác quản lý.

Để làm được điều này, trước hết xây dựng được bộ công cụ đánh giá năng lực cán bộ công chức, viên chức và người lao động.

Tùy từng lĩnh vực, vị trí công tác khác nhau, mỗi cơ quan, đơn vị cần xây dựng những tiêu chí đánh giá phù hợp, đảm bảo sự đa dạng, toàn diện các năng lực, phẩm chất và trình độ của người lao động nên tập trung vào chất lượng, hiệu quả công việc, ý thức học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng sự linh hoạt, sẵn sàng và hướng đến sự nỗ lực phát triển.

Hiện nay quy trình 5 bước bổ nhiệm cán bộ và các nguyên tắc đang áp dụng đã phát huy hiệu quả trong việc lựa chọn các cán bộ có đủ năng lực, có tâm, có tầm.

Tuy nhiên, trong quá trình thực thi, việc đánh giá, cất nhắc cán bộ lên các vị trí cao hơn đôi khi còn bị tác động bởi những mối quan hệ xã hội, hay ý kiến chủ quan của người lãnh đạo, chưa đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng.

Bởi vậy, cần có sự đổi mới trong việc đánh giá, lựa chọn nhân lực cho các vị trí quản lý. Bên cạnh đó, phương thức đo lường, đánh giá cán bộ theo hướng xuyên suốt, liên tục, đa chiều. Việc xây dựng khung đánh giá năng lực là điều cần thiếtđể làm cơ sở  cho quá trình xây dựng chương trình quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý  và là yếu tố quan trọng để lựa chọn cán bộ cho chính xác.

Về thể chế, cần bổ sung thêm các quy định để đảm bảo công tác đánh giá cán bộ công nhân viên chức chính xác, công khai, nh bạch. Các buổi bình bầu, đánh giá cán bộ cần có thêm sự giám sát của các bên nhân sự, công tác cán bộ của các đơn vị.

Điều này cũng góp phần ngăn chặn tâm lý “chạy quyền, chạy chức” núp bóng dưới những món quà tặng Tết mỗi dịp Tết đến Xuân Về.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 22 nghiêm cấm biếu, tặng quà trong dịp Tết Nguyên đán 2023.

Để Chỉ thị này đi vào cuộc sống và “tệ tặng quà” ngày Tết không còn nỗi niềm trăn trở của người lao động, thì cần phát huy vai trò của các tổ chức bảo vệ người lao động tại các cơ quan, đơn vị trong việc đảm bảo sự khách quan, nh bạch, công bằng trong công tác đánh giá người lao động.

Điều quan trọng, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị ngoài việc thực hiện nghiêm các quy định hiện hành về đánh giá cán bộ, cũng  cần có tinh thần tự giác, thái độ rõ ràng khi được tặng quà và cần xây dựng năng lực.