Cần tính sớm việc liên thông dữ liệu giữa các đô thị thông minh

Việt Nam đang có hàng chục thành phố thực hiện kế hoạch xây dựng và phát triển thành phố thông minh. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện kinh tế cụ thể, mỗi địa phương, mỗi lĩnh vực lại do các đơn vị viễn thông cung cấp các nền tảng công nghệ khác nhau.

Điều này ảnh hưởng như thế nào đến sự liên thông, liên vùng của hệ thống dữ liệu? Cần làm gì để có thể khắc phục điều này tạo điều kiện cho xây dựng thành phố thông nh hiệu quả?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Việt Nam coi phát triển đô thị thông nh là 1 trong 3 nhiệm vụ cốt lõi trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia cách mạng công nghệ 4.0 (Ảnh: baotintuc)

Từ năm 2014 đến nay, để thực hiện Đề án xây dựng thành phố thông nh hơn, Đà Nẵng đã phối hợp với hàng loạt các doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu tư như Viettel, VNPT, FPT, MICROSOFT, Intel,… triển khai thí điểm các ứng dụng thông nh trong một số lĩnh vực chuyên ngành.

Tuy nhiên, những đơn vị công nghệ thông tin cung cấp những giải pháp cho một số lĩnh vực: giáo dục, Y tế, Giao thông, Môi trường…chưa có chung tiêu chuẩn, quy chuẩn dữ liệu.

Trong khi đó, một số địa phương phụ thuộc quá nhiều và khoán trắng cho các đối tác tư vấn, các doanh nghiệp cung cấp giải pháp nên xảy ra tình trạng chưa có sự kết nối dữ liệu đồng bộ giữa các lĩnh vực khác nhau trong cùng một địa phương.

Ngay cả việc kết nối dữ liệu giữa các địa phương cũng gặp một số vướng mắc khi mỗi địa phương sử dụng những giải pháp công nghệ khác nhau, ông Lê Đình Nhân, Giám đốc đào tạo công ty công nghệ Athena cho biết:

 

"Định dạng dữ liệu của 2 dạng đó cũng khác nhau. Muốn làm liên thông dữ liệu giữa 2 địa phương thì phải liên thông 2 cái đó qua một định dạng, qua một cấu trúc".

Ông Vũ Thế Bình- Tổng thư ký Hiệp hội internet Việt Nam cho biết, tháng 5/2019, Bộ Thông tin và truyền thông đã ban hành Khung tham chiếu hạ tầng, nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) phát triển đô thị thông nh.

Nếu các địa phương tuân thủ theo các tiêu chuẩn theo khung này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc kết nối dữ liệu trong tương lai:

 

"Chính phủ và các Bộ ngành đã đưa ra những cái chuẩn về mặt kiến trúc có cập nhật theo thời gian. Và có những định hướng chuẩn về dữ liệu. Cho nên chúng tôi cho rằng có nhiều đơn vị cung cấp các nền tảng công nghệ khác nhau nhưng không ảnh hưởng đến việc tích hợp dữ liệu hay chia sẻ dữ liệu, phần còn lại là sự thực thi và cái mong muốn, ý chí quyết tâm của từng địa phương".

Ngoài việc ban hành Khung kiến trúc chung về đô thị thông nh, thời gian qua, các Bộ, ngành cũng đã ban hành những Khung kiến trúc chung cho từng lĩnh vực cụ thể như chính phủ điện tử, giao thông thông thông nh.

Cụ thể, đầu năm 2020, Bộ Thông tin và truyền thông đã ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam  phiên bản 2.0.

Đối với lĩnh vực giao thông thông nh, Bộ Khoa học và công nghệ cũng đã ban hành  iêu chuẩn Việt Nam 12836: Hệ thống giao thông thông nh - Kiến trúc mô hình tham chiếu cho hệ thống giao thông thông nh (ITS). 

Bởi vậy, ông Lê Văn Dương- Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghêm Bộ Giao thông vận tải cho rằng quá trình liên thông dữ liệu sẽ không bị ảnh hưởng

 

"Chúng ta có nhiều công ty, nhiều công nghệ nhưng vẫn có một nguyên lý chung vẫn có chuẩn kết nối là chung. Trên đường bao như thế, các doanh nghiệp, các công ty có thể thực hiện các dự án được, không ảnh hưởng".

Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel hiện đang xúc tiến và triển khai cung cấp hạ tầng, nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) phát triển thành phố thông nh cho một số địa phương như Huế, Phú Thọ…

Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, những bài học thành công của các quốc gia trên thế giới, Viettel đã xây dựng lên một hệ sinh thái và khung kiến trúc thông nh riêng của mình, tuy nhiên, khi triển khai tại mỗi địa phương, đơn vị đã có những sự điều chỉnh cho phù hợp. 

Ông Trần Trí Thành- Trưởng phòng Tư vấn giải pháp Trung tâm kinh doanh khách hàng Chính phủ của Tập đoàn Viettel chia sẻ bên lề Diễn đàn đô thị thông nh ASEAN: 

 

"Đối với Viettel khi tiếp cận mỗi địa phương sẽ tiếp cận theo hình thức My Door. Khi mang đi triển khai ở mỗi địa phương sẽ phải tùy theo đặc thù của địa phương, có những địa phương sẽ nhức nhối về mặt giao thông, có địa phương nhức nhối về an ninh, giáo dục.

Đối với mỗi địa phương như vậy, Viettel sẽ dựa trên tình hình thực tế của mỗi địa phương và định hướng của chính quyền địa phương và quyết tâm, định hướng của địa phương để đưa ra những phương án phù hợp với từng địa phương".

Với nhiều sản phẩm, giải pháp thông nh, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT đang hợp tác triển khai đô thị thông nh cho gần 30 tỉnh, thành phố.

Trong đó 3 thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng - cà 3 thành phố đều tham gia vào mạng lưới thành phố thông nh của ASEAN.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để phát triển thành công mô hình  thành phố thông nh, ngoài yếu tố đầu tư về hạ tầng công nghệ thông tin, cần đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, đa dạng nhiều lĩnh vực, có kết nối liên thông giữa các lĩnh vực và giữa các địa phương với nhau, làm cơ sở để thực hiện phân tích dữ liệu, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định đúng đắn. 

Mỗi đô thị cần phải lựa chọn các nền tảng công nghệ phù hợp với khung kiến trúc chung về đô thị thông nh của quốc gia và có nhiều khả năng phát triển, mở rộng trong tương lai

Việt Nam coi phát triển đô thị thông nh là 1 trong 3 nhiệm vụ cốt lõi trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia cách mạng công nghệ 4.0.

Ngay trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng và phát triển theo mô hình đô thị thông nh, khi lựa chọn các nền tảng công nghệ, các đô thị Việt Nam cần phải bám sát các Khung kiến trúc chung của đô thị thông nh để đảm bảo sự liên thông dữ liệu giữa các địa phương.

Đây cũng là góc nhìn của Kênh VOVGT qua bài bình luận có nhan đề: "Khó đi xa nếu đi một mình"

 

Với gần 40 tỉnh, thành phố đang triển khai theo mô hình thành phố thông nh, trong đó có 3 thành phố tham gia mạng lưới giao thông thông nh ASEAN từ năm 2018, Việt Nam đang là một trong những quốc gia tích cực trong phát triển thành phố thông nh. 

Thời gian qua, nhiều đô thị đã dành nguồn ngân sách lớn cho đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, cung cấp những giải pháp công nghệ nhằm chuyển đổi nhiều lĩnh vực sang sử dụng công nghệ số từ giáo dục, y tế, đến giao thông…

Tuy nhiên, với sự xuất hiện ồ ạt của nhiều những công nghệ mới, nhiều đơn vị cung cấp công nghệ trong và ngoài nước với những tiêu chuẩn khác nhau, không ít địa phương đã rơi vào cảnh dữ liệu ngành nào sử dụng riêng ngành đó mà không thể kết nối với nhau.

Đó là chưa nói đến tình trạng cơ sở dữ liệu của mỗi đô thị, Bộ ngành… hiện được tổng hợp và lưu trữ bởi các cơ quan quản lý nhà nước khác nhau. Ngay trong mỗi đô thị, những dữ liệu này cũng chưa được chia sẻ công khai, thậm chí bị “cát cứ”.

Còn nhớ, khi Bộ Y tế đề xuất trẻ học mầm non phải có chứng nhận tiệm chủng, thực hiện thí điểm đầu năm học 2019-2020 tại Hà Nội, ngành giáo dục Thủ đô đã rất lúng túng, bởi không có hệ thống cơ sở dữ liệu tiêm chủng của trẻ trên địa bàn Thành phố. 

Không chỉ thiếu sự chia sẻ, kết nối, mà sự khác biệt về công nghệ cũng gây khó cho việc khai thác, sử dụng vì mục tiêu chung. Mới đây nhất, chia sẻ tại cuộc họp tổng kết năm 2020, đại diện lãnh đạo Cục CSGT, Bộ Công an cũng thừa nhận, dù hệ thống camera dọc Quốc lộ đã được nhiều địa phương đầu tư, song đến thời điểm này, việc tích hợp dữ liệu thu được từ hệ thống camera này đã không thể thực hiện do hệ thống phần mềm khác nhau.

Theo các chyên gia, hệ thống cơ sở dữ liệu đã và đang được nhiều Bộ, ngành, địa phương thực hiện phục vụ việc quản lý chuyên ngành và xây dựng thành phố thông nh.

Nếu dữ liệu lớn được chia sẻ, sẽ giúp cho khu vực tư nhân, doanh nghiệp có thể khai thác, đưa ra những ứng dụng công nghệ để giải quyết chính những vấn đề bức xúc của thành phố, đô thị đó.

Cũng từ đó, doanh nghiệp có thể trở thành nhà cung cấp dịch vụ, phát triển một ứng dụng, phần mềm độc lập cho người dân sử dụng, tạo ra những giá trị công quay lại phục vụ cho Chính phủ, đô thị và người dân.

Hãy thử tưởng tượng, nếu xảy ra một vụ tai nạn giao thông ở một thành phố thông nh, người dân chỉ cần thông báo lên trung tâm điều hành qua ứng dụng (qua app), trung tâm sẽ xác định được ngay vị trí, phương tiện, người bị thương để báo cảnh sát, xe cứu thương...

Nếu phương tiện gây tai nạn bỏ chạy, trung tâm sẽ thông báo đến tất cả các bộ phận như giám sát, ứng cứu, điều phối giao thông, cảnh sát giao thông để truy đuổi và bắt giữ.

Đó chính là sự kết nối giữa các ngành để xử lý một vấn đề xảy ra tại thành phố. Ở một quy mô rộng hơn, nó có thể được kết nối giữa các thành phố với nhau và ở mức cao hơn, có thể gọi là quốc gia thông nh.

Để đạt được mục tiêu đó, mỗi đô thị cần phải lựa chọn các nền tảng công nghệ phù hợp với khung kiến trúc chung về đô thị thông nh của quốc gia và có nhiều khả năng phát triển, mở rộng trong tương lai. 

Tận dụng những ưu thế của các giải pháp công nghệ từ những nhà cung cấp lớn là điều cần thiết, nhưng cần đáp ứng một quy chuẩn chung để có hệ  thống hạ tầng kỹ thuật linh hoạt, hiệu quả và có khả năng kết nối, liên thông lẫn nhau. 

Ngay trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực cũng cần sớm xây dựng và hoàn thiện xây dựng những bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn riêng cho từng ngành của mình 

Chỉ khi các địa phương cùng xác định mục tiêu xây dựng đô thị thông nh vì muc tiêu chung của cả hệ thống đô thị thông nh vì mục tiêu hướng tới người dân, khi đó, hệ thống công nghệ mới có khả năng kết nối, chia sẻ.

Đặc biệt, việc chia sẻ dữ liệu cần được coi là nhiệm vụ, được thực hiện vì cộng đồng chứ không phải đặc quyền của ngành mình.

Có như vậy, những dữ liệu mới được khai thác dùng chung, phát huy hiệu quả không chỉ với lĩnh vực quản lý ngành, mà còn cho cả mục tiêu chung vì hệ thống đô thị thông nh theo nguyên lý “muốn đi xa hãy đi cùng nhau…”./.