Cần sớm có quy chuẩn để thống nhất áp dụng

Dù sự quan tâm của phụ huynh đối với an toàn của trẻ em khi ngồi trên ô tô đã được cải thiện rõ, nhưng việc thiếu một quy chuẩn để áp dụng cũng khiến phụ huynh lúng túng. Điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu, ban hành quy chuẩn đối với thiết bị này.

Ảnh nh họa

Không ai có thể phủ nhận vai trò của ghế an toàn cho trẻ khi ngồi trên ô tô. Nó cũng giống như dây đai 3 điểm của xe và chỉ hữu ích khi xe có va chạm trên đường.

Tuy vậy, các báo cáo từ những vụ tai nạn tại Mỹ cho thấy rằng “Nếu con bạn sử dụng ghế chuyên dụng khi ngồi ô tô thì có thể giảm đến 95% trường hợp tử vong và nếu gắn ghế chuyên dụng đúng cách trên ô tô thì có thể giảm 65% số ca chấn thương nặng”.

Đó là lý do, hơn 100 quốc gia trên thế giới quy định rõ ràng trong luật là bắt buộc phải sử dụng ghế ngồi trên ô tô cho trẻ em khi đi xe hơi riêng.

Ở Việt Nam, việc sử dụng ghế ô tô cho trẻ em đã dần trở nên quen thuộc với các bậc cha mẹ khi cho trẻ em ra ngoài bằng ô tô. Tuy nhiên, không phải 100% các gia đình đều sử dụng dù biết rủi ro trẻ có thể gặp phải nếu không may xảy ra va chạm.

Từ thực tế đó, khi tách luật Giao thông đường bộ thành 2 dự thảo luật, các chuyên gia đều tán thành việc đưa vào các quy định bắt buộc trẻ em dưới 10 tuổi, cao dưới 1,35m phải có ghế an toàn dành riêng; quy định trẻ em dưới 12 tuổi không được ngồi ghế trước; tiêu chuẩn kỹ thuật ghế, chất lượng ghế trên xe….

Tuy vậy, trong khi Luật chưa được ban hành, chưa có quy định bắt buộc áp dụng, cơ quan quản lý hoàn toàn có thể ban hành Quy chuẩn với thiết bị ghế an toàn dành cho trẻ em khi ngồi trên ô tô. Bởi thực tế hầu hết phụ huynh không biết rõ loại ghế ô tô nào đạt chuẩn và phù hợp với độ tuổi của con ̀nh.

Tìm trên mạng – việc được hầu hết cha mẹ nghĩ đến khi muốn tìm mua chiếc ghế an toàn cho trẻ em, nhưng chỉ một cú nhấp chuột, trong vòng 55 giây đã cho ra 18 triệu kết quả. Với ma trận thông tin về thiết bị ghế an toàn cho trẻ em, chắc chắn không phải bố mẹ nào cũng có thể chọn được một thiết bị đạt chuẩn, chưa nói đến yếu tố phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Do vậy, một số chuyên gia cho rằng, đây là nội dung cần sớm được quy định, bởi tình hình kinh tế xã hội và thực tiễn giao thông của nước ta hiện đã phát triển khác rất nhiều so với các đây 14 năm, khi mà Luật Giao thông đường bộ 2008 ban hành.

Tốc độ tăng trưởng phương tiện ô tô tăng trung bình 10%/ năm, nhu cầu và khả năng sở hữu ô tô ngày càng tăng, đòi hỏi có quy chuẩn thiết bị ghế an toàn càng bức thiết. Khi có quy chuẩn, cùng với những hướng dẫn cụ thể về quy chuẩn của thiết bị an toàn trên phương tiện phụ huynh sẽ dễ dàng chọn lựa được thiết bị đạt chuẩn cho con em mình.

Ngoài ra, trong khi chờ Luật được ban hành, các cơ quan chuyên môn, từ UBATGTQG đến các địa phương cần sớm ban hành các cẩm nang hướng dẫn để trang bị kiến thức cho cha mẹ khi chở con trên ô tô, nhất là trẻ dưới 10 tuổi hoặc cao dưới 1,35m.

Việc thắt dây an toàn cho trẻ cũng tránh được việc thay đổi trọng lực của xe, qua đó hạn chế ảnh hưởng đến an toàn khi vận hành phương tiện.

Về phía cơ quan chức năng, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, giám sát việc thực hiện thắt dây an toàn với người lớn, với trẻ lớn tuổi. Chỉ khi người lớn chấp hành quy định về thắt dây an toàn mới có thể có ý thức đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ khi ngồi trên ô tô.

Về lâu dài, việc nhanh chóng luật hóa những quy định cần thiết này trong tình hình hiện nay là yêu cầu cấp thiết để đáp ứng được thực tiễn phát triển của xã hội. Đặc biệt là khi TNGT đường bộ là nguyên hàng đầu gây ra tử vong ở nhóm trẻ từ 5-9 tuổi tại Việt Nam. Trong đó, số lượng trẻ tử vong do tai nạn ô tô ngày càng tăng qua các năm.

Do vậy, những quy định này sớm đi vào thực tiễn ngày nào thì những nguy cơ gây tổn hại cho trẻ nhỏ được kiếm chế ngày đó./.