Cần có cam kết cụ thể khi thu phí vào trung tâm

VOVGT- Khi triển khai thu phí, chính quyền đô thị cần có sự cam kết về việc kéo giảm tình trạng ùn tắc để tạo sự công bằng cho người phải trả phí

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Diện tích lòng đường bị chiếm dụng để dành cho việc đỗ xe ô tô (Ảnh: Thanh niên)

Nói về hiệu quả của giải pháp thu phí phương tiện vào trung tâm thành phố nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, ông Lê Đỗ Mười, Phó Viện trưởng Viện chiến lược và phát triển GTVT, Bộ GTVT cho rằng hầu hết các đô thị trên thế giới đã và đang thực hiện thu phí đều giảm rõ rệt tình trạng ùn tắc.

Cụ thể, tại Singapore, Bắc Kinh, Luân Đôn, NewYork… cũng giảm thiểu được tình trạng ùn tắc, trong đó có đóng góp không nhỏ từ việc thu phí phương tiện vào trung tâm thành phố. Do vậy, ở Hà Nội và TP. HCM, khi triển khai việc thu phí phương tiện vào trung tâm thành phố, tình trạng ùn tắc có thể được cải thiện.

Ông Mười nói: “Nếu khẳng định hết ùn tắc hay không thì không một chuyên gia nào cũng như không có một nghiên cứu nào khẳng định được. Mặc dù các đô thị cực kỳ hiện đại, các nước phát triển thu phí trong đô thị vẫn ùn tắc.

Mà cái ùn tắc đó nói một cách khoa học là không tránh khỏi tại các đô thị phát triển và đô thị đang phát triển thì càng bị. Chúng ta thu phí ở đây là để giảm thiểu ùn tắc ở nội đô chứ không phải giải quyết dứt điểm ùn tắc trong khu vực nội đô.”

 

Chuyên gia giao thông Phạm Sanh cho rằng, ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn phần lớn là do mất cân đối cung cầu, hạ tầng quá yếu, giao thông công cộng chưa phát triển. Do vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm tác động, thay đổi thói quen sử dụng phương tiện cá nhân của người dân cũng cần chứng nh được hiệu quả của những giải pháp này.

Lượng phương tiện quá lớn sẽ gây ra ô nhiễm môi trường (Ảnh: Tiền phong)

Dẫn chứng một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới về hậu quả của việc ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TP. HCM, TS Trần Hữu Minh, Phó chánh văn phòng UBATGTQG cho biết, thiệt hại có thể đem lại có thể lên tới 600 triệu USD/năm. Thiệt hại này được tính đến cả về kinh tế, ô nhiễm môi trường, chi phí khám, chữa bệnh do ô nhiễm môi trường đem lại.

Tuy nhiên, ông nh cho rằng, những thiệt hại này không ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của người dân nên tác động của việc ùn tắc đôi lúc chưa được nhìn nhận đúng với tầm quy mô của nó. Do vậy, hầu hết các chuyên gia đều ủng hộ những giải pháp, những chủ trương nhằm kéo giảm ùn tắc giao thông.

Ông Minh nói: “Trên thế giới họ có nhiều giải pháp, vừa tuyên truyền giáo dục, vừa là giải pháp hành chính, kinh tế trong đó giải pháp về kinh tế được áp dụng rất triệt để và gần như được tìm thấy ở hầu hết các độ thị đã và đang phát triển trên thế giới.”

 

Cũng theo ông Minh, quan trọng là khi triển khai một giải pháp nhất định, chẳng hạn như việc thu phí phương tiện vào trung tâm các thành phố lớn, chúng ta có sự chuẩn bị một cách công phu, bài bản để đo lường tất cả những tác động tiêu cực và tích cực.

Hiệu quả của mỗi giải pháp cần được đánh giá một cách chi tiết, cụ thể. Đây cũng là cách làm của các nước trên thế giới, thông qua đó thể hiện cam kết về việc giảm ùn tắc đối với người trả phí. Để thực hiện được điều này cần một quá trình nghiên cứu rất công phu để đảm bảo rằng lợi ích mà giải pháp này khi triển khai vượt trội so với chi phí, mà lợi ích và chi phí được phân tích trên quan điểm tổng thể về kinh tế, xã hội, môi trường.

Ông Minh cho biết thêm: “Khi có lợi ích tổng thể vượt trội đó rồi và chúng ta chứng nh một cách thuyết phục và chuyển tải thông điệp đó một cách sâu rộng đến mọi tầng lớp dân cư thì tôi tin chắc rằng người dân rất ủng hộ chính sách đó vì nó tốt cho cộng đồng, tốt cho người dân. Vấn đề là chúng ta có chứng nh được lợi ích đó hay không. Khi chúng ta chứng nh được lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường thì lợi ích đó sẽ có sức sống.”

 

Cũng theo đại diện của UBATGTQG, kinh nghiệm trên thế giới khi quy đổi lợi ích so với chi phí về mặt kinh tế, xã hội, môi trường, nếu lợi ích lớn hơn chi phí từ 2 lần trở lên thì đó là lựa chọn được nhiều nước đánh giá là giải pháp đáng xem xét. Nếu lợi ích chỉ lớn hơn chi phí nhưng không nhiều thì phải cân nhắc thêm những yếu tố khác.