BlaBlaCar: Chia sẻ chuyến đi, không hướng tới lợi nhuận

Khác với Uber, BlabaCar cố gắng duy trì mô hình kinh doanh “tránh va chạm” với các cơ quan quản lý nhờ vậy dịch vụ chia sẻ xe này không gặp quá nhiều cản trở khi mở rộng hoạt động và hiện đã có mặt tại 22 quốc gia trên thế giới với hơn 100 triệu thành viên.

BlaBlaCar là một ví dụ điển hình về một công ty kinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ, cho phép bạn trả tiền để tận dụng tài sản mà người khác không sử dụng.

Không giống như Uber và Lyft, BlaBlaCar không hoạt động trong các thành phố, mà di chuyển từ thành phố này đến thành phố khác, hạn chế xung đột “địa bàn” với tài xế taxi.

90% các chuyến đi của BlaBlaCar có khoảng cách từ 80 đến 580 km.

BlaBlaCar cũng rút ra bài học từ những khó khăn mà Uber và Lyft gặp phải. Tại nhiều thành phố, các tài xế taxi tức giận, diễu hành phản đối các ứng dụng vì cho rằng chúng đang đe dọa sinh kế của họ. Điều này khiến giao thông ở các thành phố trên khắp châu Âu bị đình trệ.

Trong khi các tài xế Uber và Lyft kiếm được lợi nhuận từ công việc lái xe của họ, thì người dùng BlaBlaCar không được phép. Số tiền hành khách phải trả - trung bình khoảng 25 đô la cho một hành trình 322 km - được sử dụng để bù đắp chi phí nhiên liệu và phí cầu đường.

Nicolas Brusson, đồng sáng lập BlaBlaCar cho biết: "Nếu đi Uber, bạn sẽ phải trả tiền cho sức lao động của người lái xe, còn sử dụng Blablacar thì rẻ hơn rất nhiều. Đây là hai mô hình rất khác nhau. Một bên là chuyến đi do một lái xe chuyên nghiệp đưa đón, cần được cơ quan giao thông quản lý còn một bên là một người cùng chia sẻ chuyến đi với bạn”.

Giá các chuyến đi cũng được cố định, tài xế không được tính phí nhiều hơn mức giá tối đa mà BlaBlaCar đưa ra. Điều này có lợi cho cả đôi bên: Các chuyến đi vẫn có giá cả phải chăng ngay cả vào những thời điểm nhu cầu cao.

Còn việc các tài xế BlaBlaCar không thu được lợi nhuận cũng giúp công ty tránh khỏi những phức tạp về quy định pháp lý và đảm bảo tài xế của họ được bảo hiểm theo các chính sách bảo hiểm thông thường. Đây không phải là một dịch vụ thương mại.

Số tiền lái xe kiếm được từ dịch vụ này chỉ được coi là một khoản chia sẻ chi phí hành trình, và không phải là lợi nhuận phải kê khai thuế.

Cũng bởi mô hình kinh doanh “tránh va chạm” với các cơ quan quản lý mà Blablacar không gặp quá nhiều cản trở khi mở rộng hoạt động và hiện đã có mặt tại 22 quốc gia trên thế giới.

Nicolas Brusson, đồng sáng lập BlaBlaCar cho biết thêm: "Chúng tôi kiểm soát giá thị trường, đưa ra hạn tối đa cho mỗi chuyến đi, để đảm bảo tài xế sẽ không kiếm được lợi nhuận.

Về cơ bản, việc này giúp hoạt động của dịch vụ đi đúng hướng để chúng tôi không bao giờ gặp bất kỳ vấn đề nào về quy định ở châu Âu; và giải quyết vấn đề về thuế vì tài xế của bạn không cần kê khai thuế, họ chỉ bù đắp một khoản chi phí và quan trọng là bạn giải quyết được vấn đề bảo hiểm, bảo hiểm của tài xế sẽ bảo hiểm cho cả những hành khách mà chúng tôi không cần bảo hiểm đặc biệt.

Một trong những lý do mà chúng tôi có thể mở rộng quy mô là vẫn hoạt động trong khuôn khổ quy định của châu Âu và các nơi khác trên thế giới”.

 

Bên cạnh đó, để tạo ra một môi trường an toàn, BlaBlaCar xác nh địa chỉ email, số điện thoại, chi tiết ngân hàng và hồ sơ Facebook của người dùng. Khi một chuyến đi được đăng, người lái xe phải khai báo rằng họ có giấy phép lái xe và bảo hiểm, nhưng BlaBlaCar không xác nh bảo hiểm hoặc hồ sơ của người lái xe.

Thay vào đó, dựa vào ý kiến đóng góp từ cộng đồng BlaBlaCar, khuyến khích các thành viên đóng vai trò tích cực trong việc xếp hạng lẫn nhau.

Để có trải nghiệm an toàn nhất có thể, nên kết nối với những tài xế có xếp hạng “chuyên gia” (sáu tháng kinh nghiệm và xếp hạng tích cực từ 80% trở lên) hoặc xếp hạng “đại sứ” (12 tháng kinh nghiệm với 90% xếp hạng tích cực trở lên).

Bằng cách sử dụng thông tin đăng nhập Facebook, dịch vụ BlablaCar cố gắng tăng tính an toàn cho người dùng. Để được hoàn tiền, hành khách phải cung cấp mã xác nhận cho tài xế để đảm bảo chuyến đi được hoàn thành an toàn.

Ông FrédéricMazzella, Người sáng lập và CEO của BlablaCar chia sẻ: "Chúng tôi đang xây dựng một mạng lưới tin cậy mà ở đó mọi người đều biết người mà mình đi cùng là ai. Điều này thực sự có ích cho xã hội bởi bạn có thể đi du lịch cùng với những người mà bạn chưa gặp bao giờ nhưng bạn vẫn có thể tin tưởng nhờ vào các công cụ kỹ thuật số mới mà chúng tôi xây dựng”.

Sự tăng trưởng của BlaBlaCar không phải là kết quả của một chiến dịch lan truyền hay tiếp thị thông nh trên mạng xã hội, mà là một chiến lược kinh tế rất cũ: kêu gọi đầu tư sau đó mua lại các đối thủ cạnh tranh ở các quốc gia. Điều đó đã cho phép nó mở rộng mạng lưới các chuyến đi nhanh chóng và thu hút hàng triệu thành viên mới đăng ký.

Carol Coletta, một chuyên gia về sự phát triển của các thành phố tại John S. và James L. Knight Foundation ở Mia cho rằng: “BlaBlaCar là một ví dụ về nền kinh tế chia sẻ đang bùng nổ, nơi trọng tâm đang chuyển từ sở hữu sang 'cho thuê'.

Đó là một thử nghiệm lớn đang thách thức các chính phủ bởi vì họ đang phát nh ra các quy tắc mới cho nền kinh tế mới này".