Bến xe miền Đông mới, giải quyết các nút thắt để hành khách chấp nhận

Việc TP.HCM di dời vị trí cũ ra bến xe miền đông mới là phù hợp với chiến lược. Tuy nhiên, để phát huy tối đa công năng của bến mới, bên cạnh các giải pháp đa ngành cũng cần có sự đồng lòng, thống nhất từ người dân.

Việc bến xe ền Đông mới đi vào hoạt động nhưng vẫn vắng khách suốt những ngày qua chủ yếu do xa, đi lại khó khăn, không thuận tiện. Nhiều người không chịu được cảnh chờ đợi, rồi chi phí thêm tiền tắc xi, xe ôm có khi còn bằng cả tiền vé đi từ bến xe về quê.

Hành khách không đi mà tìm mọi cách để đến các xe không chính thống, bắt khách dọc đường. Nhưng đúng là chỉ ngồi trên những chuyến xe này một lần sẽ rất ngán ngẩm vì đi lại lòng vòng, cả tiếng đồng hồ cũng chưa ra khỏi trung tâm.

Cũng vì phục vụ hành khách, nhiều hãng xe, nhà xe, bất chấp lệnh cấm, sẵn sàng bỏ bến ền Đông mới, chạy vào các bến xe An Sương, bến xe Ngã Tư Ga để bắt khách. Có hãng còn lập ra các bến nhỏ lẻ rước đại; khi bị lực lượng chức năng xử phạt thì cam chịu.

Cũng vì quyết định di dời nhiều tuyến xe từ bến xe cũ sang bến mới nên nạn xe dù bến cóc ở thành phố Hồ Chí Minh những ngày này xuất hiện nhan nhản, tung hoành; nhiều nơi bát nháo.

Việc xây dựng bến xe ền Đông mới với số vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, khang trang, hiện đại với tầm nhìn cho vài chục năm là đúng đắn. Về lâu dài giúp giảm tải cho khu vực trung tâm khi không còn bến xe cũ nằm ngay nội đô.

Nhất là khi tuyến Metro Bến Thành- Suối Tiên đi vào hoạt động, bến xe mới sẽ kết hợp với khu nhà ga lên xuống của Metro tạo thành một khu phức hợp đi lại kết nối đồng bộ giữa các loại hình vận tải liên hoàn, nhịp nhàng.

Chắc chắn sẽ tạo thuận lợi cho người dân có nhu cầu từ thành phố đi các tỉnh ền Trung, Tây nguyên và phía Bắc.

Việc xây dựng bến xe ền Đông mới với số vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, khang trang, hiện đại với tầm nhìn cho vài chục năm là đúng đắn. Về lâu dài giúp giảm tải cho khu vực trung tâm khi không còn bến xe cũ nằm ngay nội đô

Vấn đề còn lại lúc này chính là tính “quá độ” của bến xe mới đã không được tính đúng, tính đủ để đưa ra các biện pháp trước mắt, hướng vào phục vụ nhu cầu đi lại bức thiết hàng ngày của người dân.

Đáng ra việc đóng cửa các chuyến xe ở bến cũ dời sang bến mới thì ngành chức năng của thành phố phải tính toán chi li đến khả năng người dân không mặn mà để có hướng xử lý cho các nhà xe.

Tránh tình trạng cấm một cách cực đoan, áp đặt; trong khi việc bố trí xe công cộng, xe trung chuyển ra bến mới còn quá ít, không đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.

Đó là chưa kể, bản thân bến xe mới vẫn chưa hoàn thiện các điều kiện về nơi đón tiếp khách; nơi gửi xe gắn máy qua đêm và nhiều tiện ích khác.

Rõ ràng xây dựng một bến xe to đẹp, đàng hoàng mà đưa vào sử dụng kém hiệu quả thì là một sự lãng phí. Nhưng nếu đưa vào sử dụng có quá nhiều bất cập, khiến hành khách khó khăn thì cũng cần phải xem xét thấu đáo để giải quyết ngay bức xúc.

Đã đến lúc, các cơ quan của thành phố mà cụ thể ở đây là ngành giao thông vận tải cần tổ chức ngày một nhiều các luồng, tuyến xe buýt công cộng từ nội đô đi ngang qua bến xe ền Đông mới. Cho phép các hãng xe hình thành các điểm, chốt ở quận nội thành để đón khách đi xe trung chuyển ra bến mới.

Kinh nghiệm từ sự thành công của bến xe ền Tây dù nằm ở rìa phía Tây của thành phố nhưng nhiều người ở phía Đông vẫn chấp nhận dùng xe buýt công cộng để ra bến là một bài học cần áp dụng ngay.

Bên cạnh đó là kiên quyết dẹp nạn xe dù, bến cóc đang hoành hành, khiến nhiều hãng xe chân chính điêu đứng, hành khách thì ê chề.

Các chủ phương tiện cũng cần chia sẻ trách nhiệm với tình hình giao thông của thành phố để có hướng khắc phục khó khăn; thực hiện việc đón, trả khách tại bến xe mới. Người đi lại cũng đồng tâm ủng hộ, chấp nhận đi lại xa một chút để góp phần giảm tải xe ra vào bến xe khách cũ nằm giữa nội đô.

Chính sách, tầm nhìn và giải pháp cụ thể giải quyết ngay các nút thắt của bến xe ền Đông mới hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh là rất cần thiết; đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực của cả thành phố và các bên liên quan.