10 năm thực hiện đội MBH: Còn nhiều trường hợp đội mũ chỉ để đối phó

VOVGT- Sau 10 năm, người dân chấp hành đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy đã đạt hơn 90%, góp phần đáng kể vào việc giảm số người chết vì TNGT còn 9.000..

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

10 năm qua, lực lượng CSGT cả nước đã xử phạt gần 7 triệu trường hợp không đội mũ bảo hiểm (Ảnh: Người lao động)

Đề cập công tác cưỡng chế, xử lý hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy, thiếu tướng Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Cục trưởng Cục CSGT, Bộ Công an cho biết, 10 năm qua, lực lượng CSGT cả nước đã xử phạt gần 7 triệu trường hợp vi phạm. Điều này đã góp phần đáng kể làm thay đổi ý thức của người tham gia giao thông. Theo ông Tuấn, trước năm 2007, tỷ lệ người dân đội mũ bảo hiểm chỉ đạt khoảng 6%, nhưng sau 10 năm, đến nay, tỷ lệ người tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy đội mũ bảo hiểm đã đạt trên 90%.

Ông Tuấn nói: “Số chấp hành đội mũ bảo hiểm hiện nay ở đô thị đạt trên 90%. Số còn lại thường là dịp nghỉ lễ, nghỉ Tết, ở một số vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa rồi một số người tham gia giao thông họ đi ở đoạn đường gần, việc chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm chưa được triệt để

 

Ông Greig Craft, Chủ tịch quỹ thương vong châu Á cho biết, câu chuyện bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy ở Việt Nam là một nh chứng cho việc mọi vấn đề đều có thể thực hiện được nếu có sự quyết tâm từ phía chính quyền, đoàn thể và nhân dân vì những mục tiêu chung.

Tuy vậy, ông Greig Craft cũng bày tỏ lo ngại trước tình trạng người dân chỉ độ mũ với tâm lý đối phó. Một khảo sát của Quỹ thương vong châu Á tiến hành tại bệnh viện Việt Đức năm 2015 cho thấy, những ca chấn thương sọ não nhẹ có chi phí bình quân khoảng 849 USD và với những ca nặng thì chỉ có 12% gia đình đủ điều kiện chi trả.

Việc tồn tại một số lượng không nhỏ người dân đội mũ bảo hiểm chỉ để đối phó là thách thức của các cơ quan liên quan trong thời gian tới (Ảnh: thanhniennews)

Thừa nhận thực trạng này, ông Trần Hùng, Phó cục trưởng Cục quản lý thị trường cho rằng, ai cũng biết mũ đó làm từ nhựa tái sinh, không có tác dụng bảo vệ nếu không may xảy ra tai nạn. Tuy vậy, để xử lý các trường hợp sản xuất, lưu hành mũ bảo hiểm giả, lực lượng chức năng phải đi giám định chất lượng sản phẩm, trong khi chi phí này không nhỏ. Do vậy, ông Hùng kiến nghị, nên xã hội hóa công tác này với sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm làm ăn chân chính.

Ông Hùng nói: “Tôi đề nghị là những doanh nghiệp làm ăn chân chính họ sẵn sàng đóng góp vào quỹ của UBATGT, hỗ trợ cho việc kiểm tra để xử lý các doanh nghiệp làm ăn gian dối.”

 

Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường cũng đề nghị lực lượng CSGT cọi hành vi đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng như là hành vi không đội mũ bảo hiểm và có hình thức xử phạt tương đương hành vi không đội mũ bảo hiểm.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng, quy định bắt buộc người tham gia giao thông bằng mô tô xe máy đã góp phần quan trọng vào việc kéo giảm số người chết vì TNGT xuống dưới con số 9.000 người mỗi năm như hiện nay, đồng thời cũng giúp hạn chế những thương tích nặng, đặc biệt là những ca chấn thương sọ não do TNGT gây ra đối với người đi mô tô, xe gắn máy.

>>>Thí điểm một số điểm dừng của taxi trên phố nội đô: Đừng để taxi có tiếng mà không có ếng

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc tồn tại một số lượng không nhỏ người dân đội mũ bảo hiểm chỉ để đối phó là thách thức của các cơ quan liên quan trong thời gian tới. Do vậy, một trong hững nhiệm vụ trong thơi gian tới, các ngành, các đơn vị liên quan, đặc biệt là lực lượng quản lý thị trường, CSGT cần đề xuất các biện pháp kiểm tra, kiểm soát, xử lý tình trạng sản xuất, kinh doanh, lưu hành mũ bảo hiểm kém chất lượng.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói: “Tôi đề nghị công an các cấp, các Bộ, ngành, kể cả quản lý thị trường tăng cường tuần tra, kiểm soát, chấn chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm để góp phần giúp người dân được tốt. Khi chúng ta tổ chức tăng cường tuần tra kiểm soát thì suy nghĩ của một bộ phận người dân sẽ thay đổi.”

 

Bộ trưởng Bộ GTVT cũng cho biết, đơn vị này đang soạn thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp đảm bảo TTATGT trong giai đoạn tới. Do vậy, các đơn vị liên quan, đặc biệt là quản lý thị trường, CSGT cần đề xuất các biện pháp có hiệu quả để việc xử lsy hành vi sản xuất, kinh doanh, lưu hành mũ bảo hiểm giả, không đảm bảo chất lượng sát với thực tiễn, khắc phục những tồn tại vướng mắc từ trước đến nay.

>>>Đừng để cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ trở thành cung đường đen