Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Mỗi ngày có khoảng 4.400 lượt hành khách qua sân bay Nội Bài

Phóng viên - 26/10/2021 | 16:01 (GTM + 7)

Sản lượng hành khách nội địa đi qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tăng trung bình 1.254 lượt khách/ngày (giai đoạn 10/10 – 20/10/2021) lên 4.400 lượt khách/ngày (giai đoạn từ 21/10 – 25/10/2021)

Từ 21/10/2021 khi đường bay Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội - Đà Nẵng và ngược lại được tăng tần suất bay theo quyết định của Bộ GTVT, sản lượng vận chuyển nội địa qua. Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã tăng trưởng đáng kể. Sản lượng cất hạ cánh nội địa từ trung bình giai đoạn 1 (10/10 – 20/10/2021) chỉ có 26 lượt chuyến/ngày nay tăng lên trung bình 69 lượt chuyến/ngày (tính từ 21/10 – 25/10/2021); Sản lượng hành khách nội địa từ trung bình 1.254 lượt khách/ngày lên 4.400 lượt khách/ngày. Tại một một số thời điểm trong ngày, sản lượng chuyến bay và hành khách tăng cao (từ 12h00-14h00 ngày hôm nay 26/10 có 11 chuyến bay đi Nội địa với khoảng 1.500-1.800 khách).

Theo văn bản số 11212/BGTVT-CYT ngày 25/10/2021 và văn bản số 11244/BGTVT-CYT ngày 26/10/202, Bộ GTVT chỉ đạo “dừng yêu cầu hành khách đi máy bay và đi tàu kê khai Bản cam kết phòng, chống dịch Covid-19”. Theo đó, từ 12h trưa nay (26/10), Hành khách không còn phải kê khai Bản cam kết phòng, chống dịch Covid-19 khi đi tàu bay mà chỉ cần cung cấp thông tin chuyến bay, nơi đi và nơi đến, số điện thoại. Mẫu được đăng tải trên Website/App của các hãng hàng không hoặc kê khai tại quầy làm thủ tục hàng không . 

Nhằm tạo thuận tiện cho hành khách khi di chuyển bằng máy bay vẫn đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch, Đại diện Cảng hàng không quốc tế Nội Bài khuyến nghị hành khách chủ động hoàn thiện tại nhà đầy đủ và chính xác các giấy tờ theo quy định.

Để đảm bảo nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục hàng không, hành khách cần lưu ý:

Trước khi thực hiện chuyến bay:

Chuẩn bị giấy tờ tùy thân theo quy định; Chuẩn bị giấy chứng nhận tiêm chủng/giấy chứng nhận khỏi Covid-19 hoặc kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 còn hiệu lực.

Khai báo y tế trên ứng dụng PC-Covid (Mục di chuyển nội địa trên ứng dụng PC-COVID) hoặc bằng hình thức phù hợp khác theo hướng dẫn của nhân viên hàng không tại cảng hàng không.

In và hoàn thiện Mẫu phiếu thông tin hành khách và chuyển cho đại diện hãng hàng không khi làm thủ tục hàng không (check-in).

Đo nhiệt độ trước khi khởi hành. Hành khách không được tham gia chuyến bay khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng, mất vị giác...

Làm thủ tục check-in online hoặc sử dụng hệ thống Kiosk check-in tại Nhà ga để hạn chế tiếp xúc.

Trong quá trình làm thủ tục và thực hiện chuyến bay:

Tại cửa ra/vào nhà ga hành khách T1, Cảng bố trí máy đo thân nhiệt tự động và triển khai lực lượng ANHK trực kiểm soát hành khách vào nhà ga tại các vị trí này. Trường hợp máy thân nhiệt cảnh báo nhiệt độ trên 37,5 độ, nhân viên ANHK yêu cầu hành khách/nhân viên thực hiện đo lại 2 lần (giãn cách sau 5 phút) kết quả lần cuối vẫn trên 37,5 độ thì sẽ bị từ chối làm thủ tục và được nhân viên ANHK phối hợp với trực Y tế khẩn nguy để xử lý theo quy định phòng dịch hiện hành.

Tại quầy check-in: nhân viên phục vụ mặt đất, hãng hàng không sẽ kiểm tra: giấy tờ tùy thân, giấy chứng nhận tiêm chủng/giấy chứng nhận khỏi Covid-19 hoặc kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2, bản cam kết phòng chống dịch Covid-19 và mã đặt chỗ chuyến bay.

Tại các điểm kiểm tra an ninh soi chiếu và cửa ra tàu bay, Cảng bố trí máy đo nhiệt độ hồng ngoại kết hợp với khử khuẩn tay, đảm bảo hạn chế tiếp xúc trực tiếp.

Hành khách lưu ý giữ khoảng cách an toàn, luôn đeo khẩu trang, thực hiện sát khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc trong suốt hành trình chuyến bay.

Sau khi thực hiện chuyến bay:

Trong quá trình di chuyển từ cảng hàng không về nơi cư trú, lưu trú, hành khách phải luôn thực hiện 5K, sử dụng ứng dụng PC-COVID, hạn chế dừng và không tiếp xúc nơi đông người. Chủ động thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú, lưu trú. Tự theo dõi sức khoẻ và thực hiện theo quy định cụ thể của từng địa phương về các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 kể từ ngày về địa phương. Trường hợp có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác... thì thông báo ngay cho cơ quan y tế để theo dõi và triển khai quy trình xử lý dịch bệnh theo quy định.

Tags:
Ý kiến của bạn
Cao tốc chưa bàn giao xong, trách nhiệm thuộc về ai?

Cao tốc chưa bàn giao xong, trách nhiệm thuộc về ai?

Vụ việc cắt điện tối 12/4 tại một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đã khiến cho tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, nguy cơ mất toàn cho người và phương tiện. Nguyên nhân được cho là đơn vị mua điện đã chậm thanh toán tiền điện.

Liên tiếp tai nạn lao động: Ngăn chặn cách nào?

Liên tiếp tai nạn lao động: Ngăn chặn cách nào?

Liên tiếp các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã xảy ra tại Đồng Nai, Yên Bái, Hà Nội ngay khi cả nước đồng loạt triển khai Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động năm 2024 cho thấy những khoảng trống rất lớn về an toàn lao động.

Đồng phục che áo lỗi

Đồng phục che áo lỗi

Những tín hiệu về khả năng thất bại nếu làm đường sắt đô thị trên làn BRT hiện nay đã được chỉ rõ. Vậy có cần thiết và lãng phí không khi chúng ta tiếp tục nghiên cứu để triển khai vấn đề này.

Sài Gòn sống và yêu: Phố Lương Hữu Khánh, nơi lưu giữ nghề làm biển hiệu

Sài Gòn sống và yêu: Phố Lương Hữu Khánh, nơi lưu giữ nghề làm biển hiệu

Đường Lương Hữu Khánh (quận 1, TP.HCM) được mệnh danh là “cái nôi” biển hiệu ở Sài Gòn - TP.HCM. Trải qua hơn 3 thập kỷ, những người thợ đã “chế tác” hàng nghìn biển hiệu, lưu giữ lại 1 phần ký‎ ức của Sài Gòn xưa và giữ gìn cái nghề một thời, từng được xem là biểu tượng của đất Sài thành.

Có nên tiếp tục giảm lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước

Có nên tiếp tục giảm lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước

Trong Chỉ thị 12 ngày 21/4/2024, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng trong tháng 5 về gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước. Chính sách này đã từng phát huy tác dụng.

TP.HCM: Cần hành động quyết liệt trước những vụ ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra

TP.HCM: Cần hành động quyết liệt trước những vụ ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra

Như thường lệ hàng năm, TP.HCM luôn lấy thời điểm giao mùa từ 15/4 -15/5 làm tháng hành động vì an toàn thực phẩm nhằm tuyên truyền người dân cảnh giác trước nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây ngộ độc thực phẩm hàng loạt.

3 năm vận hành, đường Vành đai 2 trên cao không ai dọn rác?

3 năm vận hành, đường Vành đai 2 trên cao không ai dọn rác?

Trận mưa đầu tháng 5 vừa qua đã khiến một đoạn dài trên Vành đai 2 trên cao (Hà Nội) đoạn từ Ngã Tư Sở – cầu Vĩnh Tuy bị ngập úng. Nguyên nhân được cho là bị ùn ứ rác thải.

// //