Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Hơn 56.000 chứng chỉ IELTS cấp sai quy định có còn giá trị?

Nguyễn Yên : Thứ năm 09/05/2024, 20:26 (GMT+7)

Trong ngày hôm qua và hôm nay, rất nhiều phụ huynh và thí sinh đang hoang mang, lo lắng trước thông tin: hơn 56 nghìn chứng chỉ IELTS bị Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo kết luận là sai quy định.

Theo quy định, các chứng chỉ ngoại ngữ cấp sai quy định sẽ không có giá trị khi xét tốt nghiệp THPT hoặc xét tuyển đại học, thậm chí có nguy cơ bị hủy kết quả.

Điều băn khoăn nhất hiện nay là liệu các chứng chỉ IELTS bị cấp sai quy định có ảnh hưởng thế nào đến giá trị của nó? Tính pháp lý và việc xử lý ra sao với những chứng chỉ này?

Nguyễn Phúc Duy Khang, sinh viên năm nhất Trường ĐH RMIT (TP.HCM) đã thi IELTS hồi tháng 4.2022 và dùng chứng chỉ IELTS do Công ty TNHH Giáo dục IDP Việt Nam để xét tuyển vào trường năm 2023. Nếu bây giờ nhà trường hoặc Bộ GD-ĐT cho rằng chứng chỉ IELTS này không có giá trị thì Khang lo lắng, liệu mình có bị hủy kết quả trúng tuyển và bị loại khỏi trường: "Hiện tại em đã vào trường và học tập được một thời gian, cái bằng này đang được xem xét vì nó không hợp lệ thì có thể hủy kết quả vào trường đại học. Em không biết vì sao nó không hợp lệ, em không muốn đi thi và học lại, nó làm ảnh hưởng đến việc học của các bạn đã thi vào năm đó"

Trong ngày hôm qua và hôm nay, rất nhiều phụ huynh và thí sinh đang hoang mang, lo lắng trước thông tin: hơn 56 nghìn chứng chỉ IELTS bị Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo kết luận là sai quy định  (Ảnh minh họa: baochinhphu)

Trong ngày hôm qua và hôm nay, rất nhiều phụ huynh và thí sinh đang hoang mang, lo lắng trước thông tin: hơn 56 nghìn chứng chỉ IELTS bị Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo kết luận là sai quy định  (Ảnh minh họa: baochinhphu)

Chứng chỉ IELTS của Duy Khang nằm trong 56.200 chứng chỉ do IDP cấp từ 1/1 đến 16/11/2022, bị Bộ Giáo dục và Đào tạo kết luận là sai quy định. Trong khi nhiều người như Khang lo bị hủy kết quả thì nhiều người khác lại lo chứng chỉ này không có hiệu lực khi đăng ký xét tuyển vào đại học năm nay.  

Anh Vũ Duy Long, Đại học Quốc gia Hà Nội phân tích về những nguy cơ với người đã có chứng chỉ IELTS do IDP cấp trong năm 2022: "Các bạn đã thi có thể phải thi lại nếu các trường bắt nộp bổ sung chứng chỉ, làm tốn thêm chi phí rồi kết quả có thể khó đạt được như các bạn từng đạt được cách đây 2 năm trước. Còn nếu trường không cho nộp bổ sung thì có thể sẽ bị buộc thôi học hoặc phải thi lại vào năm 2024 này"

Theo Thanh tra Bộ GD-ĐT, hơn 56 nghìn chứng chỉ IELTS đã bị cấp sai quy định trong năm 2022. Bởi, từ ngày 17.11.2022, Bộ GD-ĐT mới cho phép IDP liên kết tổ chức thi và cấp chứng chỉ, nhưng trước đó đơn vị này đã tổ chức 555 đợt thi tại hơn 30 tỉnh, thành Việt Nam. Với vi phạm này, nhiều người đặt câu hỏi về trách nhiệm khi để sai phạm xảy ra và hướng xử lý với những chứng chỉ đã được sử dụng để miễn thi tốt nghiệp THPT môn Ngoại ngữ hoặc xét tuyển đại học.

Luật sư Nguyễn Danh Huế, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, sau 2 năm mà Bộ GD-ĐT mới phát hiện ra những chứng chỉ này không có căn cứ pháp lý là quá muộn bởi những đơn vị này đều do Bộ quản lý. Nếu được phát hiện kịp thời thì thời gian và số lượng chứng chỉ bị cấp sai sẽ không lớn như vậy. Về nguyên tắc, những chứng chỉ không có căn cứ pháp lý để công nhận sẽ không có giá trị và trong trường hợp đó sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của hàng chục ngàn em học sinh.

"Trong vụ việc này cần xem xét, trách nhiệm của các bên liên quan để xảy ra tình trạng này, đồng thời quyền lợi của học sinh và cha mẹ học sinh làm sao phải đảm bảo được bởi họ không có lỗi. Phải đưa ra giải pháp phù hợp với quy định của pháp luật nhưng phải đảm bảo quyền lợi cho các em bằng cách có thể tổ chức cuộc thi hoặc hình thức nào đó để bổ sung", Luật sư Nguyễn Danh Huế nói.

Ảnh minh họa SHUTTERSTOCK

Ảnh minh họa SHUTTERSTOCK

Trong khi đó, ông Đinh Quang Tùng, Giám đốc học thuật của một đơn vị là đối tác của IDP cung cấp thêm thông tin, về nguyên tắc, các bài thi của IDP vẫn đảm bảo được chất lượng, được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Vấn đề cấp sai quy định là câu chuyện giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và IDP, thế nên các thí sinh dùng điểm thi IELTS để nộp đơn xin học ở các trường nước ngoài và cơ quan xét duyệt thị thực sẽ không bị ảnh hưởng.

Ông Đinh Quang Tùng đề nghị có biện pháp hợp tình, hợp lý cho những thí sinh đã thi lấy chứng chỉ này để có thể dùng cho mục đích học tập hoặc làm việc: "Trong thời gian này, các bạn mà nộp hồ sơ kèm chứng chỉ từ IDP được cấp từ tháng 5 đến tháng 8/2022 thì các trường có thể từ chối, còn những bạn đã nộp hồ sơ xong từ 2022 hoặc 2023 thì mình nghĩ không cần thiết phải quay ngược lại để từ chối hồ sơ, vì nó không chỉ thiệt thòi cho học sinh, sinh viên mà nó còn gây phiền hà cho các nhà trường và tổ chức đã tiếp nhận hồ sơ".

Nhiều ý kiến cho rằng, việc hơn 56.200 chứng chỉ IELTS bị cấp sai quy định chỉ liên quan đến các thủ tục hành chính giữa đơn vị tổ chức thi và cơ quan quản lý, không tác động đến chất lượng.

Liên quan đến vụ việc này, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa cho biết, sai phạm này được chỉ ra khi Bộ GD-ĐT tổ chức thanh tra đối với một số đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam. Bộ GD-ĐT khẳng định, các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài do các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp, khi đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng, sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường theo quy định của Bộ GD-ĐT về thi, tuyển sinh và đào tạo, không ảnh hưởng tới quyền lợi của người được cấp chứng chỉ.

Nguyễn Yên /vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cao tốc chưa bàn giao xong, trách nhiệm thuộc về ai?

Cao tốc chưa bàn giao xong, trách nhiệm thuộc về ai?

Vụ việc cắt điện tối 12/4 tại một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đã khiến cho tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, nguy cơ mất toàn cho người và phương tiện. Nguyên nhân được cho là đơn vị mua điện đã chậm thanh toán tiền điện.

Liên tiếp tai nạn lao động: Ngăn chặn cách nào?

Liên tiếp tai nạn lao động: Ngăn chặn cách nào?

Liên tiếp các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã xảy ra tại Đồng Nai, Yên Bái, Hà Nội ngay khi cả nước đồng loạt triển khai Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động năm 2024 cho thấy những khoảng trống rất lớn về an toàn lao động.

Đồng phục che áo lỗi

Đồng phục che áo lỗi

Những tín hiệu về khả năng thất bại nếu làm đường sắt đô thị trên làn BRT hiện nay đã được chỉ rõ. Vậy có cần thiết và lãng phí không khi chúng ta tiếp tục nghiên cứu để triển khai vấn đề này.

Sài Gòn sống và yêu: Phố Lương Hữu Khánh, nơi lưu giữ nghề làm biển hiệu

Sài Gòn sống và yêu: Phố Lương Hữu Khánh, nơi lưu giữ nghề làm biển hiệu

Đường Lương Hữu Khánh (quận 1, TP.HCM) được mệnh danh là “cái nôi” biển hiệu ở Sài Gòn - TP.HCM. Trải qua hơn 3 thập kỷ, những người thợ đã “chế tác” hàng nghìn biển hiệu, lưu giữ lại 1 phần ký‎ ức của Sài Gòn xưa và giữ gìn cái nghề một thời, từng được xem là biểu tượng của đất Sài thành.

Có nên tiếp tục giảm lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước

Có nên tiếp tục giảm lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước

Trong Chỉ thị 12 ngày 21/4/2024, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng trong tháng 5 về gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước. Chính sách này đã từng phát huy tác dụng.

TP.HCM: Cần hành động quyết liệt trước những vụ ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra

TP.HCM: Cần hành động quyết liệt trước những vụ ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra

Như thường lệ hàng năm, TP.HCM luôn lấy thời điểm giao mùa từ 15/4 -15/5 làm tháng hành động vì an toàn thực phẩm nhằm tuyên truyền người dân cảnh giác trước nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây ngộ độc thực phẩm hàng loạt.

3 năm vận hành, đường Vành đai 2 trên cao không ai dọn rác?

3 năm vận hành, đường Vành đai 2 trên cao không ai dọn rác?

Trận mưa đầu tháng 5 vừa qua đã khiến một đoạn dài trên Vành đai 2 trên cao (Hà Nội) đoạn từ Ngã Tư Sở – cầu Vĩnh Tuy bị ngập úng. Nguyên nhân được cho là bị ùn ứ rác thải.