Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Loại bỏ nhựa sử dụng một lần: Cần có chính sách gây áp lực

Phóng viên - 17/06/2020 | 14:54 (GTM + 7)

Chính phủ cần có những biện pháp, chính sách gây áp lực, buộc các doanh nghiệp chuyển đổi sang sản xuất những sản phẩm bao bì, đồ dùng thân thiện với môi trường hay có kế hoạch thu gom bao bì, chai nhựa của mình khi đưa ra sản phẩm ra ngoài thị trường.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa - SGGP

Số liệu thống kê cho thấy, mỗi ngày tại các đô thị lớn như Hà Nội và Tp.HCM phát sính tới 80 tấn rác thải nhựa. Trung bình mỗi năm tại Việt Nam có hơn 1,8 triệu tấn rác thải nhựa nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế. Do vậy, một số chuyên gia cho rằng, để thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần thì trước hết, cần phải có nguồn cung những sản phẩm thay thế với giá thành thấp tương đương với giá của túi ni lông, sản phẩm nhựa.

Việc đóng cửa các nhà máy sản xuất nhựa sẽ bất khả thi, mà cần phải có những chính sách khuyến khích doanh nghiệp chuyển sang sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường.

TS Trần Văn Miều- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và môi trường Việt Nam đề xuất: "Phải có chính sách của Nhà nước bù lỗ cho những đơn vị nghiên cứu ra những loại thân thiện với môi trường, sản xuất cung cấp xã hội. Chính sách khuyến khích người ta đưa ra sản phẩm có giá thành rẻ. Người dân tiêu dùng túi hữu cơ thì túi ni lông tự chết".

Ông Vương Trọng Bình- Cán bộ Dự án giảm rác thải nhựa của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) cho biết, Quỹ này hiện đang thực hiện một số biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về những tác hại của thói quen sử dụng sản phẩm dùng một lần thông qua các nhóm cộng đồng, lan tỏa thông điệp tiết chế thói quen sử dụng các sản phẩm dùng một lầnnói chung và sản phẩm nhựa dùng một lần nói riêng. Đồng thời có những hướng dẫn, ứng dụng thực tế cho người dân mang theo những hộp, những bao bì sử dụng nhiều lần.

Bên cạnh đó, WWF  Việt Nam cho rằng vai trò của chính quyền địa phương đặc biệt quan trọng trong việc thay đổi thói quen, hành vi của người tiêu dùng. Ông Bình cho biết: "Chúng tôi đang tiếp cận với các địa phương của các khu vực  để cam kết kế hoạch hành động chính thức của địa phương trong việc đưa ra những quy định hạn chế sử dụng sản phẩm dùng một lần bao gồm tăng giá, tăng phế và cấm luôn".   

Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng, Chính phủ cũng cần có những biện pháp, chính sách gây áp lực, buộc các doanh nghiệp chuyển đổi sang sản xuất những sản phẩm bao bì, đồ dùng thân thiện với môi trường hay có kế hoạch thu gom bao bì, chai nhựa của mình khi đưa ra sản phẩm ra ngoài thị trường.

Việt Nam có thể học gì từ kinh nghiệm quốc tế?

Phóng viên VOV Giao thông trao đổi Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam - bà Ann Mawe về kinh nghiệm của Thụy Điển trong việc thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng 1 lần.

PV: Thưa bà, Thụy Điển đã có những biện pháp như thế nào để  thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần của người dân?

Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Ann Mawe: Kinh nghiệm của Thụy Điển trong việc thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa dùng một lần là chúng tôi đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân và toàn xã hội trong việc thay đổi thói tiêu dùng hàng ngày. Công tác truyền thông, tuyên truyền được thực hiện dần dần từng chút một nhưng liên tục trong nhiều năm. Điều này chỉ có thể đạt hiệu quả nếu có sự cam kết mạnh mẽ, sự phối hợp của các nhóm khác nhau trong xã hội, từ Chính phủ, khối tư nhân và người dân.

Nếu chúng ta bắt đầu sớm, chúng ta sẽ đến đích sớm. Từ những năm 70, Thụy Điển đã thực hiện những chương trình nâng cao nhận thức xã hội về bảo vệ môi trường, đưa vấn đề này vào trong trường học để giáo dục cho các em ngay từ khi còn rất nhỏ. Chúng tôi cũng có những diễn đàn để cùng nhau trao đổi thảo luận tìm ra những giải pháp tốt nhất cho vấn đề này.

Tôi cho rằng, việc thay đổi hành vi không phải chỉ một cá nhân, mà cần làm thế nào để chúng ta kết nối, thay đổi hành vi trong gia đình và trong cộng đồng.

PV: Ngoài việc nâng cao nhận thức của người dân, Thụy Điển đã có những chính sách như thế nào để thúc đẩy sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường?

Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Ann Mawe: Đối với các doanh nghiệp trong nước. Chúng tôi thực hiện song song nhiều biện pháp. Chính phủ có những chính sách hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thay thế, thân thiện với môi trường. Những doanh nghiệp này cũng sẽ được  Nhà nước ghi nhận, tôn vinh. Điều này khuyến khích doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm sáng tạo, những sản phẩm tái sử dụng từ rác .

Bên cạnh đó, chúng tôi đánh thuế rất nặng đối với những DN gây hại, gây ô nhiễm với môi trường. Những doanh nghiệp phát thải sẽ là người phải nộp thuế cao nhất, để trả tiền khắc phục ô nhiễm môi trường do doanh nghiệp hay sản phẩm gây ra.

PV: Vâng, xin cám ơn bà!

----

Để tìm hiểu thêm, quý thính giả có thể lắng nghe trao đổi giữa phóng viên VOVGT với các vị khách mời là  PGS.TS Nguyễn Thế Chinh – Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường và bà Đỗ Vân Nguyệt, Giám đốc Trung tâm Sống và học tập vì môi trường và cộng đồng Live & Learn  trong chương trình Diễn đàn 91, với chủ đề: Thay đổi thói quen sử dụng nhựa một lần: Người dân muốn nhưng không thể.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

// //