Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Làm gì để dập dịch hiệu quả?

Phóng viên - 14/07/2021 | 6:09 (GTM + 7)

TP.HCM đã và đang đứng trước một thách thức chưa từng có, vì vậy cũng cần có những cách làm mới hoàn toàn để có thể vượt lên trong cuộc đua với virus Sars-CoV-2.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Theo quan sát của phóng viên VOV Giao thông tại chốt kiểm soát liên quận đóng trên đường Đinh Bộ Lĩnh (quận Bình Thạnh, TP.HCM), một trong số gần 300 trạm kiểm soát mà các quận huyện, phường xã tổ chức khi thực hiện giản cách theo Chỉ thị 16; lượng người xe qua chốt để  giảm mạnh so với trước.

Lực lượng chức năng vừa làm công tác kiểm tra các giấy tờ cần thiết vừa khuyến cáo người dân trở về nhà khi không quá cần thiết.

 Lực lượng chức năng TP.HCM đã xử phạt nhiều trường hợp vi phạm Chỉ thị 16

Đa số người dân trên địa bàn đều chấp hành nghiêm túc những yêu cầu của lực lượng chức năng cũng như các khuyến cáo từ chính quyền thành phố:

Đang chạy tới bến xe Miền Đông mà phải dừng lại, có giấy tờ mới đi qua được. Tôi về nhà luôn để chờ khi nào hết dịch, tôi đi làm trở lại. Mong sao cho hết dịch sớm để mọi người, bà con đi làm trở lại bình thường

Giãn cách 2 tuần như vậy thì người dân cũng bớt ra đường, bớt lây lan bệnh nên mình ráng chịu khó trong vòng 15 ngày. 

Cũng còn 1 số ít người dân chưa thực sự nghiêm túc trong việc chấp hành. Tôi hi vọng tất cả người dân sẽ cùng đồng lòng, quyết tâm và tự giác mỗi người ai ở yên nấy, nhà nào ở yên nhà nấy, phường cách ly phường xã cách ly xã thì tình hình dịch bệnh sẽ được kiểm soát tốt hơn và TP.HCM mau chóng dẹp được dịch.

Sau rất nhiều trăn trở và cân nhắc, ngày 8/7/2021 lãnh đạo TP.HCM đã phải ban hành công văn khẩn số 2279 về việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, có hiệu lực kể từ 0h ngày 9/7.

Theo ông Dương Anh Đức - phó chủ tịch UBND TP.HCM thì quyết định này dựa trên cơ sở Chỉ thị 16 của Thủ tướng “có kế thừa, có đổi mới; vừa làm vừa rút kinh nghiệm, hoàn thiện mở rộng dần; không cầu toàn, không nóng vội. 

Chúng ta đang ở giai đoạn khó khăn, mỗi người cần hi sinh 1 chút, không có quyết định nào là toàn vẹn, mỗi loại hình hoạt động phải dừng là sự đắn đo cân nhắc của lãnh đạo thành phố.

Nhưng vì mục tiêu chống dịch thì cần có những biện pháp thực sự quyết liệt nên cần sự chia sẻ, đồng cảm, ủng hộ của người dâ, bà con con cô bác chung tay với thành phố.

Chốt kiểm dịch tại Quốc lộ 1A (G4), TP.HCM

PGS-TS Tăng Chí Thượng - Phó Giám đốc Sở y tế TP.HCM cho biết thành phố đã huy động toàn ngành y, trực tiếp và gián tiếp đều tham gia công tác chống dịch, đặc biệt, chưa bao giờ có trong tiền lệ về khối điều trị tham gia công tác chống dịch nhiều như lần này.

Về khả năng đáp ứng trang thiết bị y tế phục vụ công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, đặc biệt đối với các bệnh nhân diễn biến nặng, PGS-TS Tăng Chí Thượng cho biết, hiện lượng oxy của thành phố đang rất lớn, có thể đáp ứng tốt, song thành phố vẫn không chủ quan:

3 tình huống khi Chỉ thị 16 kết thúc

Chiều 13/7, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết:  Thành phố đã chuẩn bị cho 3 tình huống ứng phó trước tình hình dịch bệnh COVID đang diễn biến khó lường.

'Tình huống thứ nhất, ngăn chặn được, kiểm soát được COVID-19. Có thể lúc đó sẽ là 16-, hay là 15, hay là 19. 

Tình huống thứ 2, chưa kiểm soát được và dịch vẫn gia tăng thì lúc đó chúng ta phải tiếp tục thực hiện chỉ thị 16 thêm một khoảng thời gian nữa hoặc thậm trí là chúng ta phải tăng cường 16+ ở một số địa bàn. 

Và tình huống thứ 3, là tình huống xấu là dịch gia tăng mạnh mẽ, mất kiểm soát thì chúng ta phải phải phong toả với những biện pháp mạnh hơn để ứng phó.” 

Ông Phan Văn Mãi cũng nhấn mạnh, để chủ động trong 3 tình huống trên sau 15 ngày; quan trọng nhất vẫn là ở mỗi người dân phải thực hiện nghiêm chỉ thị 16. 

                                     Trọng Nhân

'Chúng tôi yêu cầu nơi sản xuất oxy cung cấp cho các bệnh viện chủ động có kế hoạch để nâng công suất sản xuất oxy để đáp ứng nhu cầu nếu có nhiều ca mắc hơn. Tình trạng thiếu oxy chắc chắn không xảy ra ở thành phố. Trong thời gian qua, chúng ta cũng đã được nhiều sự hỗ trợ nên sẽ không lo thiếu máy thở trong công tác điều trị'.  

Nhằm phục vụ cho tình huống có 50.000 ca bệnh, Sở y tế đã phối hợp với Sở xây dựng huy động các dự án chung cư chưa đưa vào sử dụng để nâng công suất số giường điều trị.

Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM Trần Hoàng Quân cho biết đến thời điểm này đã đóng góp gần 33.000 giường, và trong thời gian tới sẽ chuẩn bị nguồn dự phòng lên đến khoảng 40.000 giường để điều trị cho các F0. 

Sở Công thương TP.HCM cho biết dù trong bối cảnh 3 chợ đầu mối lớn là Bình Điền, Hóc Môn, Thủ Đức và 148/234 chợ truyền thống phải đóng cửa; nhưng thành phố đã chỉ đạo Sở Công thương phải kịp thời kết nối với các địa phương, doanh nghiệp và các kênh phân phối lớn lên phương án nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ tốt nhất nhu cầu nhu cầu lương thực thực phẩm, hàng hóa thiết yếu cho người dân trong thời gian thực hiện giãn cách.

Sở GTVT TP.HCM cũng đã chủ động làm việc với Tổng cục đường bộ và các địa phương trong khu vực để tạo “luồng xanh” ưu tiên cho các phương tiện ra vào thành phố phục vụ cho việc cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân.

Chủ trương này cũng góp phần giúp cho hàng hóa được luân chuyển đến các cảng thuận tiện, nhanh chóng, qua đó duy trì kim ngạch xuất nhập khẩu cho toàn thành phố.

Đồng tình với những phương án mà TP.HCM đã và đang triển khai, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh rằng dù phải thực hiện giãn cách xã hội nhưng không để cuộc sống của nhân dân bị đảo lộn, phải đảm bảo an ninh trật tự, đặt sức khỏe và tính mạng của người dân lên trên hết:

Càng khó khăn, phức tạp, nhạy cảm, càng phải đoàn kết, thống nhất, giữ vững nguyên tắc, phát huy trí tuệ tập thể, khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe ý kiến, chọn giải pháp tốt nhất để tổ chức thực hiện, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân để chống dịch, ổn định tình hình.

Xem khó khăn, thách thức là động lực để vươn lên, phấn đấu, khẳng định và trưởng thành. Phải bình tĩnh, kiên trì, bản lĩnh để thực hiện bằng được các mục tiêu, giải pháp đã đề ra nhưng linh hoạt, sáng tạo, căn cứ tình hình cụ thể.

Việc chống dịch lần này ở TP.HCM là chưa có tiền lệ, phải bám sát tình hình thực tế, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

Mọi phương án tại các chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 đều được chuẩn bị sẵn sàng

Dưới góc nhìn của các chuyên gia thì 15 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 được xem là “thời gian vàng” để TPHCM có thể chặn đứng chuỗi lây lan của COVID-19. Để làm được điều đó thì không chỉ cần quyết tâm của chính quyền, nỗ lực của ngành y tế mà phải có sự đồng lòng, hợp tác của hơn 10 triệu người dân tại đây.

TP.HCM đã và đang đứng trước một thách thức chưa từng có, vì vậy cũng: Cần có những cách làm mới hoàn toàn để có thể vượt lên trong cuộc đua với virus Sars-CoV-2. 

TP.HCM đã bước vào những ngày đầu thực hiện chỉ thị 16. Hầu hết người dân đều đồng thuận và chấp hành vì đều hiểu rằng chỉ có cách ly xã hội nghiêm ngặt mới mong chặn đứng được lây lan của dịch bệnh.

Nói như người đứng đầu Chính phủ thì việc chống dịch của TP.HCM là chưa từng có trong tiền lệ song có thể khẳng định đây là một quyết định đúng đắn.

Không ít những vấn đề đã phát sinh liên quan đến ứng xử với đời sống, thói quen và lợi ích của người dân khi TP.HCM áp dụng giãn cách theo chỉ thị 16 trong những ngày qua. Hầu hết người dân đã phải hy sinh các nhu cầu cá nhân để bảo vệ sức khỏe bản thân và góp phần bảo vệ  cộng đồng.

Các cấp chính quyền của thành phố những ngày qua cũng đã rất cầu thị và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân để đưa ra những điều chỉnh phù hợp.

Đây sẽ là yêu cầu để cả hệ thống chính trị của TP.HCM với sự chi viện của Trung ương và các địa phương đang vào cuộc; chủ động thực hiện và tuyên truyền để chủ trương và chính sách đến được với từng gia đình, từng cá nhân cụ thể.

Bên cạnh việc tận dụng thời gian vàng để ngăn chặn dịch, TP.HCM cũng đang cố gắng đảm bảo việc chăm lo, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân; đặt sức khỏe, tính mạng của nhân dân lên trên hết, trước hết. Không để ai thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu các nhu yếu phẩm thiết yếu, nỗ lực không để xáo trộn lớn trong đời sống nhân dân.

Thách thức này là quá mới, rất lớn, đòi hỏi chính quyền thành phố cần có cách ứng xử hoàn toàn mới, kể cả trong chiến lược chống dịch lẫn đảm bảo an sinh xã hội.

Một yêu cầu tất yếu nữa là việc giãn cách theo chỉ thị 16 của TP.HCM lần này có thành công hay không lại phụ thuộc rất lớn vào ý thức chấp hành và sự hợp tác của người dân.

Nếu người dân không thể hoặc không muốn hi sinh 1 phần lợi ích cá nhân mình mà vẫn tiếp tục ra đường, gặp gỡ, tụ tập theo thói quen thì dù có quyết tâm, nỗ lực cách mấy cũng đổ sông đổ biển. Vấn đề lúc này, là mỗi người dân, bằng trách nhiệm với sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội, cần thực hiện đúng các yêu cầu mà chỉ thị 16 nêu ra cũng như hướng dẫn của thành phố.

Từ đó động viên các thành viên gia đình cùng chịu khổ, chịu thiệt, nghiêm chỉnh chấp hành các biện pháp phòng chống dịch

Sự cộng hưởng của mỗi người dân, sự nỗ lực của các cấp, các ngành lúc này chính là lá chắn thép chặn đứng được đà lây lan mà dịch covid đang hoành hành.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.

// //