Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Không để kết quả điều tra dân số nằm trong kho

Phóng viên - 20/12/2021 | 6:28 (GTM + 7)

Từ nhiều năm trước, Chính phủ đã đề nghị các cơ quan và địa phương tập trung phân tích chuyên sâu những dữ liệu từ cuộc tổng điều tra dân số, tránh tình trạng "để số liệu nằm trong kho". Đồng thời phổ biến dữ liệu dân số với người dân, tổ chức, đối tác ph

Vậy, tới nay nhiệm vụ này được triển khai tới đâu? còn những khó khăn, vướng mắc gì trong quá trình thực hiện? 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng - LIGHT là một tổ chức phi lợi nhuận tham gia vào sự phát triển cộng đồng, nâng cao sức khoẻ cho người dân và góp phần hỗ trợ chính phủ trong việc xây dựng và thực thi các chính sách nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Trong các mảng hoạt động chính của mình như an sinh xã hội, bình đẳng giới, các mô hình sinh kế bền vững và sức khỏe cộng đồng thì Viện LIGHT luôn cần những số liệu về thực trạng và dự báo dân số.

Vì thế, những số liệu từ cuộc tổng điều tra dân số được tổ chức này đánh giá là toàn diện, không chỉ đưa đến những con số mà còn cung cấp thông tin về cơ cấu dân số theo độ tuổi, theo giới, theo ngành nghề cùng một số thông tin về nhà ở, việc làm, thu nhập.

Tất cả những thông tin này liên quan chặt chẽ đến các vấn đề về y tế, an sinh xã hội là cơ sở giúp Viện LIGHT có nền tảng cơ bản phục vụ các lĩnh vực đang hoạt động. Tuy vậy, để phát huy tối đa hiệu quả của nguồn dữ liệu này, bà Nguyễn Thu Giang, Phó Giám đốc Viện LIGHT mong muốn:

"Khi đã có các kết quả như vậy thì việc công bố và cho phép sử dụng rộng rãi, cho phép tiếp cận đến nguồn dữ liệu gốc là vô cùng quan trọng bởi với một kho dữ liệu đồ sộ như vậy thì báo cáo của tổng điều tra chỉ thể hiện một cách cơ bản còn lại các đơn vị, nhà nghiên cứu, tổ chức muốn khai thác sâu hơn từng khía cạnh nhỏ có thể tiếp cận và trích xuất ra được con số, tỷ lệ phục vụ cho công việc của mình. Nó phải phổ biến rộng rãi và có cơ thế để được tiếp cận và sử dụng nguồn dữ liệu đó bởi nó là nguồn dữ liệu chung quý giá của cả xã hội"

Từ năm 2019, khi có kết quả tổng điều tra dân số, lãnh đạo Chính phủ khi đó đã yêu cầu các cơ quan chức năng phải phân tích cụ thể để có chính sách kịp thời tận dụng thời kỳ dân số vàng, tránh tình trạng người Việt Nam "chưa giàu đã già"; đồng thời đề ra chính sách quan tâm đến người thu nhập thấp, người yếu thế trong xã hội.

PGS.TS Giang Thanh Long – Viện trưởng Viện Chính sách và Quản lý, ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, điều này hết sức có ý nghĩa, đặc biệt trong việc xây dựng và hoạch định các chính sách xã hội:

"Dữ liệu nên được mở ra cho nhóm quan trọng là nhóm người quan tâm, nghiên cứu như mình đang quan tâm dữ liệu về dân số phát triển thì phải biết là dân số đang phân bố như thế nào, đặc biệt mình quan tâm đến người cao tuổi phân bố ở các tỉnh thế nào, xem đời sống của họ như thế nào từ việc liên kết các nguồn dữ liệu. Các nhà hoạch định chính sách rất cần biết thực trạng mà chỉ cần click chuột là biết con số của người cao tuổi là bao nhiêu".

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và Lao động, Tổng cục Thống kê cho biết, kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở có phạm vi ứng dụng rộng rãi, sử dụng nhiều trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, kinh tế với các cấp độ, hoạt động khác nhau.

Hiện dữ liệu tổng điều tra được phổ biến bằng nhiều hình thức khác nhau, như qua các hội thảo, họp báo, các ấn phẩm phân tích dữ liệu và mới đây, thông tin này được đưa lên không gian mạng, người dùng có thể truy cập được thông tin về dân số tới cấp xã của Việt Nam.

"Hiện nay phạm vi lan tỏa của các sản phẩm phân tích, khả năng phổ biến chưa được như kỳ vọng vì nó chưa đến được hết mọi người cần thông tin.

Trong thời gian tới, ngành Thống kê sẽ nỗ lực đẩy mạnh hơn việc tuyên truyền, phổ biến thông tin để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn dữ liệu tổng điều tra dân số nói riêng và các dữ liệu thống kê nói chung để các nguồn dữ liệu quý giá này đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng tin".

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) là cơ quan hàng đầu của Liên Hợp Quốc cung cấp hỗ trợ cho các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở trên toàn cầu. Theo Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam Naomi Kitahara, việc tiếp cận dữ liệu là rất cần thiết cho tất cả mọi người, bởi nó cung cấp nguồn dữ liệu độc lập, chính xác và đáng tin cậy làm cơ sở cho các hoạt động và đưa ra quyết định:

"Điều quan trọng theo tôi là chúng ta phải phổ biến hệ thống cho tất cả người dân Việt Nam, chứ không chỉ riêng các nhà hoạch định chính sách.

Chúng tôi sẽ nỗ lực phối hợp với Tổng cục Thống kê để giúp triển khai thực hiện hệ thống này 1 cách rộng rãi, nhưng tôi nghĩ một việc cũng rất quan trọng nữa là Tổng cục Thống kê cũng nên cập nhật dữ liệu, đây là điều GSO đã và đang làm và các bạn luôn nhận được sự hỗ trợ tối đa từ chúng tôi để giúp việc sử dụng dữ liệu dễ dàng hơn và đạt hiệu quả cao hơn".

Bà Naomi Kitahara lưu ý rằng, mức sinh, mức chết và tình trạng di cư có thể bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và điều quan trọng là phải đánh giá tác động nhân khẩu học của Covid-19. Vì thế, dữ liệu tổng điều tra dân số và nhà ở cập nhật nhất sẽ là vô cùng quan trọng.

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu, số hóa dữ liệu là nhân tố quan trọng bởi khi làm tốt sẽ nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều Vhành, tạo đà vận hành cho các động lực vì sự phát triển.

Trong xu thế tất yếu đó, các kết quả thu thập thống kê cũng không thể đứng ngoài mà cần trở thành kho dữ liệu mở, dễ tiếp cận và dễ tìm kiếm. Muốn làm được điều này thì Các dữ liệu thống kê cần sớm được "số hóa”

Trong thời kỳ chuyển đổi số, từ các hoạt động thường ngày đến các hoạt động tài chính, kinh doanh; từ giải trí đến chăm sóc sức khỏe, từ giáo dục đến văn hóa, xã hội - mọi thứ xung quanh chúng ta đều đang chuyển đổi thành dữ liệu số. Quá trình này được diễn ra thuận lợi bởi các công nghệ mới hỗ trợ nhập, lưu trữ, xử lý và biểu diễn trực quan hóa dữ liệu.

Ngày càng nhiều tổ chức sử dụng dữ liệu để làm đầu vào trong kế hoạch, hoạt động của mình; kết quả của quá trình đó lại sản sinh ra dữ liệu; rồi lợi ích, kết quả của quá trình này cũng trở thành dữ liệu.

Trong lĩnh vực thống kê, mỗi cuộc điều tra, thu thập, thống kê dữ liệu có quy mô, hình thức và mục đích khác nhau nhằm cung cấp thông tin kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Nhưng để thông tin thống kê phát huy được ý nghĩa trong thực tiễn cần đổi mới trong cả hoạt động thu thập, xử lý, quản trị dữ liệu đồng thời với đẩy nhanh tư liệu hóa, chuyển đổi số trong công tác thống kê.

"Lấy dân làm gốc" nên kết quả các cuộc thống kê như tổng điều tra dân số khi được khai thác hiệu quả, được phân tích kỹ lưỡng sẽ giúp những chương trình, kế hoạch phục vụ đời sống người dân đi sát với nhu cầu thực tế: như ngành xây dựng cần thông tin về người lao động để bố trí xây dựng nhà ở xã hội phù hợp; ngành giao thông cần thông tin về mật độ dân cư để xây dựng mạng lưới giao thông công cộng; ngành Lao động Thương binh xã hội có thể nhanh chóng tra cứu thông tin người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh để kịp thời hỗ trợ...

"Số hóa" dữ liệu hóa không chỉ quan tâm đến dữ liệu thu thập được, mà còn đề cập đến quá trình thu thập dữ liệu, cũng như các công cụ và công nghệ hỗ trợ thu thập dữ liệu. "Số hóa" cần phải được đặt ra từ sớm, ngay từ khâu thiết kế cuộc điều tra để làm căn cứ cho việc sử dụng các công cụ, phương pháp thu thập, phân tích dữ liệu phù hợp giúp kết quả thu thập được xử lý và "số hóa" hiệu quả nhất.

Với xu thế hiện nay, trong một vài năm tới, không tổ chức, đơn vị nào có thể hoạt động nếu không khai thác dữ liệu. Do đó, các dữ liệu thống kê cần được lưu trữ và phân tích để biến dữ liệu thành thông tin có ý nghĩa phục vụ các mục đích khác nhau. Xa hơn, "số hóa" những dữ liệu này còn cần liên kết với các nguồn dữ liệu khác để đảm bảo nó mang lại lợi ích lớn nhất cho người sử dụng.

Nhờ "số hóa" giúp kết quả điều tra dân số không nằm trong kho, các tài liệu được khai thác thuận tiện hơn nhiều so với trước đây; nhờ số hóa mà quá trình chia sẻ thông tin sẽ trở nên dễ dàng hơn, tạo ra cơ hội cho mọi người cùng tiếp cận và sử dụng vì mục tiêu phát triển xã hội.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ tai nạn gây chết người tại hầm chui Kim Liên

Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ tai nạn gây chết người tại hầm chui Kim Liên

Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an Quận Đống Đa (Hà Nội) cần tìm nhân chứng biết về vụ tai nạn giao thông xảy ra tại hầm Kim Liên vào ngày 05/05 vừa qua, khiến người điều khiển xe máy bị chấn thương sọ não, sau đó tử vong.

Đèn giao thông: Muốn thông minh... cũng khó

Đèn giao thông: Muốn thông minh... cũng khó

Như VOVGT đã thông tin, sau một thời gian thí điểm bỏ bộ đèn đếm ngược tại nút giao Võ Chí Công - Xuân La, Võ Chí Công - Nguyễn Hoàng Tôn (Tây Hồ, Hà Nội) để áp dụng hệ thống đèn giao thông thông minh, Hà Nội đã khôi phục lại bộ đèn đếm ngược tại những nút giao này.

Xuyên đêm di dời hạ tầng kỹ thuật, chuẩn bị khởi công tuyến Metro số 2

Xuyên đêm di dời hạ tầng kỹ thuật, chuẩn bị khởi công tuyến Metro số 2

Công tác di dời hạ tầng kỹ thuật của dự án Tuyến Metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) được triển khai đồng loạt từ tháng cuối tháng 3 năm 2024.

Định hướng học sinh lớp 9 không thi THPT: Trò muốn hay thầy muốn?

Định hướng học sinh lớp 9 không thi THPT: Trò muốn hay thầy muốn?

Kỳ thi vào lớp 10 THPT đang tới gần. Đây có thể coi là giai đoạn mang tính bản lề với hành trình trưởng thành của học sinh cuối cấp THCS. Đối thoại hôm nay sẽ tập trung bàn luận về câu chuyện: đâu đó có những học sinh được gợi ý không thi vào THPT, thay bằng những lựa chọn khác.

Từ TP.HCM ra Côn Đảo có thêm lựa chọn đường biển

Từ TP.HCM ra Côn Đảo có thêm lựa chọn đường biển

Sáng 13/5, tại Cảng Sài Gòn Hiệp Phước, tuyến hải trình bằng tàu cao tốc từ TP.HCM chính thức được khai trương và đi vào hoạt động sau một thời gian dài nghiên cứu, chuẩn bị.

Người “điên” trên phố

Người “điên” trên phố

Hà Nội hơn 9 triệu người. Ngược xuôi, hối hả, ào ào lướt qua những con đường đầy xe cộ. Có khi nào tình cờ, bạn gặp một người không bình thường trên phố? Những người mà bác sĩ gọi là triệu chứng của tâm thần kinh, còn dân gian gọi là người “điên”. Những người “điên” trên phố..

Có nên giảm mức phạt tù với người chưa thành niên phạm tội?

Có nên giảm mức phạt tù với người chưa thành niên phạm tội?

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa xem xét, cho ý kiến dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên, do Bộ Tư pháp soạn thảo. Đáng chú ý, tại dự thảo luật này, Bộ Tư pháp đã đề xuất mở rộng trường hợp người chưa thành niên bị phạt tù được cho hưởng án treo, giảm mức hình phạt tù cao nhất.

// //