Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hiệu quả GPMB: Bài học cho dự án Vành đai 3 TP.HCM và các dự án khác

Diễm Thúy - Phan Nhơn - Huy Hoàng - 11/01/2023 | 15:02 (GTM + 7)

Dự án thành phần 1A của Dự án Đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch giai đoạn 1 thuộc đường Vành đai 3 TP.HCM được khởi công vào tháng 9/2022. Sau 3 tháng, thì mới đây, UBND TP Thủ Đức (TP.HCM) đã bàn giao 95,7% mặt bằng cho chủ đầu tư để thực hiện dự án.

Vì sao trong thời gian ngắn TP Thủ Đức có thể bàn giao khối lượng mặt bằng với tiến độ kỷ lục? Những cách làm nào được TP Thủ Đức triển khai trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư và giải phóng mặt bằng dự án thành phần 1A? Bài học kinh nghiệm cho TP.HCM và các địa phương trong công tác GPMB các đoạn còn lại của dự án vành đai 3 và các dự án khác là gì? 

Dự án thành phần 1A (Tân Vạn - Nhơn Trạch) có tổng chiều dài 8,22 km, gồm 6,3 km qua địa bàn Đồng Nai và 1,92 km đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TP.HCM). Theo Ban bồi thường GPMB TP Thủ Đức: có 72 hộ và 1 tổ chức tại phường Long Trường bị ảnh hưởng bởi dự án.

Tổng diện tích đất phải thu hồi là 35,7 ha (trong đó: thu hồi 13,1 ha đất tổ chức nông trường dừa, đất hộ gia đình cá nhân là 20.4 ha, kênh rạch thu hồi 2.1 ha). Hiện, đã chi trả 58/72 hộ với tổng số tiền là 902 tỷ đồng và tiếp tục hoàn thành hồ sơ, chi trả cho những trường hợp còn lại.

Mới đây, TP. Thủ Đức cũng đã bàn giao 34.19 ha đất (tương đương 96% tổng diện tích mặt bằng) cho chủ đầu tư (Ban quản lý Mỹ Thuận) để thi công, khối lượng còn lại sẽ được bàn giao trong quý 1-2023. Nhận bàn giao mặt bằng từ địa phương,

Ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư dự án) đánh giá: Đây là "kiểu mẫu" cho công tác GPMB: “Với một thời gian rất ngắn, kế hoạch thực hiện từ 12/07/2022 đến nay khởi công dự án 9/2022, chúng tôi đã nhận được 30% GPMB, đến nay, sau ba tháng khởi công chúng tôi cơ bản nhận đủ mặt bằng. Đây là cột mốc quan trọng là tiền đề cơ sở để dự án thi công hoàn thành đúng tiến độ vào năm 2025.”

Việc sớm triển khai Dự án thành phần 1A, đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch (giai đoạn 1) sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ Dự án Đường Vành đai 3 TP.HCM. Ảnh: Báo Đấu thầu

Việc sớm triển khai Dự án thành phần 1A, đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch (giai đoạn 1) sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ Dự án Đường Vành đai 3 TP.HCM. Ảnh: Báo Đấu thầu

Chia sẻ về quá trình triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư và giải phóng mặt bằng dự án thành phần 1A (Nhơn Trạch – Tân Vạn), ông Hồ Thanh Phong – Phó Trưởng Ban Bồi Thường GPMB – TP. Thủ Đức cho biết: địa phương triển khai cách thức tổ chức, phương pháp mới mang lại hiệu quả cao như: rà soát, lập và chuẩn bị hồ sơ thu hồi đất trong ranh dự án một cách đầy đủ, đảm bảo không sai sót để đồng loạt ký duyệt hệ số điều chỉnh giá đất, quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư trong một ngày; chuẩn bị tốt quỹ tái định cư phục vụ cho dự án (vị trí bố trí tái định cư, chất lượng quỹ tái định cư…); phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo hình thức đa dạng để người dân có đất bị thu hồi lựa chọn

“Việc phê duyệt bồi thường hỗ trợ tái định cư, ký duyệt các quyết định bồi thường và chi trả sớm cho người dân trong dự án cũng đã góp phần nâng cao sự ttin tưởng của người có đất thu hồi và là điều kiện thuận lợi để tiến hành triển khai các dự án tiếp theo. Việc tạm ứng trước một phần kinh phí trong 2 % kinh phí tổ chức bồi thường để phục vụ công tác khảo sát, kiểm đếm, đo vẽ hiện trạng, thẩm định, xác định hệ số giá đất và 1 số chi phí tác nghiệp khác của dự án là cần thiết để triển khai tốt và đẩy nhanh công tác chuẩn bị thực hiện dự án”, ông Phong cho biết.

Về mặt khách quan, việc GPMB thuận lợi là do tất cả các diện tích thu hồi đều là đất nông nghiệp, đa số đã được cấp giấy chứng nhận quyền sỡ hữu đất. Đặc biệt, là TP Thủ Đức đã có bước “đột phá” trong khâu thẩm định giá, phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất để tính bồi thường hỗ trợ tái định cư sát với giá thị trường nên nhận được sự đồng thuận lớn từ phía người dân (đạt gần 90%)

"Giá cả đền bù thì người dân chúng tôi về phần đất nông nghiệp rất hài lòng với mức giá mà TP Thủ Đức và Ban bồi thường đưa ra".

"Đối với chủ trương chung của nhà nước về dự án Vành đai 3 thì người dân rất là đồng thuận với chính sách của nhà nước".

Phối cảnh dự án 1A gồm có cầu Nhơn Trạch và phần đường dài hơn 8km, điểm đầu giao với đường tỉnh 25B thuộc huyện Nhơn Trạch và điểm cuối giao với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: Hà Anh Chiến

Phối cảnh dự án 1A gồm có cầu Nhơn Trạch và phần đường dài hơn 8km, điểm đầu giao với đường tỉnh 25B thuộc huyện Nhơn Trạch và điểm cuối giao với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: Hà Anh Chiến

Ngoài ra, yếu tố tiên quyết, giúp cho TP. Thủ Đức bàn giao mặt bằng vượt tiến độ đó là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương. Nhất là sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác GPMB của Lãnh đạo TPHCM, TP Thủ Đức; sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các phòng các sở ban ngành liên quan.

Ông Hoàng Tùng – Chủ tịch UBND TP Thủ Đức cho biết: “Nhận thức được tầm quan trọng của dự án ngay từ đầu năm 2022, UBND TP Thủ Đức đã chỉ đạo các phòng ban, đơn vị chuyên môn và UBND các phường có liên quan kịp thời nghiêm túc thực hiện kế hoạch đã đề ra về lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư và GPMB phục vụ dự án TP 1A – dự án vành đai 3. Để tiếp tục phát huy thành quả đạt được cũng như bảo đảm tiến độ bồi thường, GPMB đoạn còn lại, địa phương tiếp tục quan tâm, tham mưu chăm lo tốt đời sống của người dân có đất bị thu hồi, bảo đảm cuộc sống của họ bằng hoặc tốt hơn trước khi thu hồi đất”

Đánh giá cao cách tổ chức, phương pháp làm mới của TP Thủ Đức trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư và giải phóng mặt bằng dự án thành phần 1A (Nhơn Trạch – Tân Vạn), ông Bùi Xuân Cường – Phó Chủ Tịch UBND TPHCM nhận định: “Công tác Bồi thường GPMB hỗ trợ tái định cư là một công tác rất khó khăn. Nhưng qua trường hợp của 1A này, thì đây là một cái kiểu mẫu và kỷ lục trong quá trình triển khai thực hiện. Đây là bài học rất tốt, là động lực là cảm hứng để làm tiếp các đoạn khác, đặc biệt là TP Thủ Đức đang triển khai dự án Vành đai 3 với hơn 14 km đi qua địa bàn".

Quá trình GPMB cho các dự án thành phần thuộc Vành đai 3 TP.HCM gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: Thanh niên

Quá trình GPMB cho các dự án thành phần thuộc Vành đai 3 TP.HCM gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: Thanh niên

Khi triển khai một dự án hạ tầng thì giải phóng mặt bằng là khâu mấu chốt, khó khăn nhất nhưng qua trường hợp của dự án thành phần 1A có thể thấy, với sự vào cuộc khẩn trương, quyết liệt của cả hệ thống chính trị; quyết tâm, sáng tạo, “dám nghĩ, dám làm” của chính quyền các địa phương sẽ là “chìa khóa” đẩy nhanh công tác GPMB. Hiệu quả trong công tác GPMB dự án 1A là “viên gạch đầu tiên” đạt nền móng cho “giấc mơ vành đai 3”; là bài học, kinh nghiệm cho TPHCM và các địa phương khác khi triển khai các dự án.

Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận; Nhìn từ dự án thành phần 1A tuyến Vành đai 3 TP.HCM.

Câu chuyện về đền bù, giải phóng mặt bằng lâu nay được xem là một trong những điểm nghẽn lớn nhất trong đầu tư cơ sở hạ tầng nói chung và các dự án giao thông nói riêng. Trên thực tế, không ít công trình dự án lớn nhỏ, ở nhiều địa phương khác nhau trên cả nước đã và đang trong tình trạng “dậm chân tại chỗ” vì không có mặt bằng.

Trong bối cảnh đó, việc dự án thành phần 1A đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch thuộc tuyến Vành đai 3 TP.HCM lập kỷ lục về tiến độ thu hồi và bàn giao hơn 95% diện tích mặt bằng cho chủ đầu tư không khác gì “chuyện lạ”.

Lạ là vì nó xuất hiện ở TP.HCM - một địa phương vốn không mạnh về công tác giải phóng mặt bằng. Càng lạ hơn là vì các cơ chế đặc thù cho đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư …vẫn chưa được các ngành chức năng cụ thể hóa.

Nói vậy để thấy được nỗ lực vượt khó của chính quyền Tp. Thủ Đức, TP.HCM cũng như sự đồng thuận, tinh thần trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng là đáng được trân trọng.

Việc rút ngắn được tiến độ giải phóng mặt bằng dự án thành phần 1A là tiền đề hết sức quan trọng để dự án Vành đai 3 TP.HCM có thể khởi công vào giữa năm 2023 và về đích đúng tiến độ vào năm 2025.

Nếu tất cả các bên liên quan tiếp tục duy trì được sự hứng khởi, tinh thần trách nhiệm sau sự kiện bàn giao mặt bằng vừa qua thì toàn tuyến Vành đai 3 TP.HCM sẽ trở thành điểm sáng quan trọng trong kết nối giao thông vùng, là động lực phát triển cho cả khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Hơn thế nữa, đây sẽ là một bài học kinh nghiệm quý giá trong công tác đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng giao thông trong tương lai.

Vui mừng, phấn khởi là vậy song Tp.Thủ Đức và TP.HCM cũng cần dành nhiều sự tập trung hơn nữa để hoàn thành khối lượng giải phóng mặt bằng còn lại của các dự án thành phần đường Vành đai 3. Từ kinh nghiệm này, TP.HCM cũng cần chủ động đề xuất với Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành về cơ chế đặc thù trong công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án giao thông trọng điểm khác như đường Vành đai 2, đường nối Trần Quốc Hoàn, Quốc lộ 50, nút giao An Phú hay xa hơn là cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, các tuyến đường sắt đô thị…

Kinh nghiệm cho thấy, chỉ khi tháo gỡ được nút thắt mang tên đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư thì những điểm nghẽn trong công tác đầu tư hạ tầng giao thông mới được xóa bỏ. Để làm được như vậy cần phải có một tư duy mới, một cách làm mới.

 

Ý kiến của bạn
Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền Hỏa Thần là di tích đầu tiên tại Việt Nam thờ Thần Lửa. Cho đến ngày nay, nơi đây vẫn là địa điểm tâm linh đặc biệt thờ Thần Hỏa của người Hà Nội, cũng như du khách thập phương.

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

// //